Liên Hợp Quốc sẽ ra nghị quyết trừng phạt Triều Tiên
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ xem xét lệnh trừng phạt đối với cơ quan không gian của Triều Tiên bằng một nghị quyết lên án cuộc phóng tên lửa hồi tháng trước của Bình Nhưỡng.
Tên lửa Unha-3 mang theo vệ tinh Kwangmyongsong-3 qua màn hình tại trung tâm kiểm soát ở Cholsan, tỉnh Bắc Pyongan của Triều Tiên hôm 12/12/2012. Ảnh: AFP
Nghị quyết nhắm đến các cơ quan chính phủ và các cá nhân có liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, dự kiến sẽ được 15 nước thành viên Hội đồng Bảo an chính thức thông qua vào ngày 23/1 tới.
“Nghị quyết lên án vụ phóng tên lửa và nhắc lại yêu cầu trước đó của Hội đồng Bảo an rằng Triều Tiên cần phải từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình và không phóng thêm tên lửa nữa”, AFP dẫn một nguồn tin ngoại giao của Liên Hợp Quốc cho hay.
Nghị quyết lần này “áp đặt lệnh trừng phạt với các công ty của Triều Tiên, các cơ quan chính phủ, bao gồm cơ quan không gian, nơi chịu trách nhiệm về vụ phóng tên lửa, và nhiều cá nhân có liên quan”, nguồn tin cho biết.
Video đang HOT
Nghị quyết cũng sẽ cập nhật danh sách các công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu vào Triều Tiên. “Nó bao gồm quy định mới nhằm vào việc mua bán trái phép của Triều Tiên, đặc biệt là buôn lậu các mặt hàng nhạy cảm có thể hỗ trợ các chương trình bị cấm”, nhà ngoại giao nói. Cụ thể, lệnh trừng phạt sẽ áp đặt với 5 cá nhân, cấm nhập khẩu công nghệ hạt nhân, tên lửa đạn đạo cũng như các mặt hàng xa xỉ như ôtô của Mercedes và rượu champagne.
Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đàm phán về các biện pháp trừng phát kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành phóng tên lửa ngày 12/12/2012. Washington mong muốn một cuộc bỏ phiếu nhanh để thông qua bản dự thảo của nghị quyết.
“Mỹ đưa ra bản dự thảo hôm 21/1 sau khi Trung Quốc đồng tình. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 23/1″. Hai nước muốn nghị quyết được thông qua trước khi Hàn Quốc tiếp quản chức chủ tịch Hội đồng Bảo an vào tháng 2, nguồn tin cho hay.
Trung Quốc và Mỹ mới đây đã thống nhất lệnh trừng phạt mới sẽ bổ sung cho những nghị quyết đã ban hành trước đó sau khi Triều Tiên thử hạt nhân năm 2006 và 2009. Đến nay, Liên Hợp Quốc đã đóng băng tài sản của 11 ngân hàng, công ty thương mại và các thể chế khác sau các vụ thử hạt nhân. Ba thực thể mới được thêm vào danh sách trừng phạt từ tháng 5 năm ngoái, một tháng sau cuộc phóng tên lửa thất bại của Triều Tiên.
Hồi tháng 4, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng đã thống nhất ban hành một tuyên bố, cấp thấp hơn của nghị quyết ràng buộc, để lên án cuộc phóng tên lửa của Triều Tiên.
Triều Tiên phủ nhận những cáo buộc của Liên Hợp Quốc và các nước lớn cho rằng cuộc phóng tên lửa thực chất là vụ thử tên lửa đạn đạo, mà khẳng định rằng việc phóng đó là nhằm đưa vệ tinh quan sát lên vũ trụ.
Theo VNE
Mỹ-Trung đạt thỏa thuận mở rộng lệnh trừng phạt Triều Tiên
Vào ngày 12.12.2012, Triều Tiên phóng thành công phóng tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh vào quỹ đạo - Ảnh: AFP
Mỹ và Trung Quốc đã đạt được một thảo thuận, theo đó Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ mở rộng lệnh trừng phạt hiện hành đối với CHDCND Triều Tiên.
Thỏa thuận này đạt được sau nhiều tuần đàm phán căng thẳng kể từ cuộc phóng tên lửa ngày 12.12.2012 của Triền Tiên, AFP dẫn lời các phái viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 18.1.
Các cuộc đàm phán này do Đại sứ Mỹ tại LHQ Susan Rice và Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông chủ trì tại New York, với sự tham gia của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Bản nghị quyết mở rộng lệnh trừng phạt Triều Tiên do Hội đồng Bảo an LHQ đề xuất dự kiến được gửi cho tất cả 15 nước ủy viên hội đồng và có thể sẽ được thông qua vào tuần tới, AFP dẫn lời các nhà ngoại giao.
AFP cho biết hiện các quan chức ngoại giao Trung-Mỹ này vẫn chưa đưa ra bình luận nào về các cuộc đàm phán trên.
Lệnh trừng phạt hiện hành đối với Triều Tiên do Hội đồng Bảo an LHQ thông qua trong Nghị quyết 1874 (năm 2009), bao gồm lệnh cấm Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo, đồng thời thi hành lệnh trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Triền Tiên.
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc lên án Bình Nhưỡng thử nghiệm vũ khí hạt nhân, và vụ phóng tên lửa Unha-3 đẩy vệ tinh vào quỹ đạo nhằm để thử nghiệm tên lửa đạn đạo. Trong khi đó, Triều Tiên khẳng định các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này phục vụ mục đích nghiên cứu và dân sự.
Theo AFP, Bình Nhưỡng từng gửi thư đến LHQ cảnh báo rằng chiến lược tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương sẽ làm tăng nguy cơ chiến tranh hạt nhân.
Theo TNO
Iran giúp Triều Tiên phóng thành công tên lửa Việc Triều Tiên phóng thành công tên lửa tầm xa đã biến một giả thuyết thành thực tế đáng sợ đối với phương Tây và cả Israel. Gần đây tình báo Mỹ cảnh báo rằng tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới Alaska và Hawaii. Đáng sợ là Triều Tiên và Iran đang chia sẻ với nhau công nghệ tên lửa đạn...