Liên hợp quốc nỗ lực thúc đẩy thông thương hàng hóa từ Nga và Ukraine
Điều phối viên của Liên hợp quốc (LHQ) về Ukraine, Amin Awad cho rằng cần tiến hành thêm nhiều cuộc thương lượng để đạt được thỏa thuận xuất khẩu hàng hóa từ Nga như một phần trong trong kế hoạch đã được thống nhất nhằm khôi phục xuất khẩu thực phẩm của Ukraine.
Chuyển lúa mì lên xe tải tại làng Bogatoye ở Izmail, Ukraine, ngày 24/3/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva (Thụy Sĩ) ngày 3/6, ông Amin Awad cho biết đã đạt được sự thông nhất trên nguyên tắc từ Nga về vấn đề này, nhưng cần có thêm các cuộc đàm phán để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu của Nga.
Trong tuyên bố một ngày trước đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ hy vọng sớm giải tỏa cuộc khủng hoảng lương thực hiện nay, tuy nhiên ông lưu ý rằng các cuộc thương lượng về bất kỳ thỏa thuận nhằm gỡ bỏ lệnh chặn các lô hàng xuất khẩu như ngũ cốc vẫn chưa có kết quả.
Nga và Ukraine lần lượt là các nước xuất khẩu lúa mỳ lớn nhất và lớn thứ 5 thế giới. Hai nước này đóng góp 19% nguồn cung lúa mạch thế giới, 14% lúa mỳ và 4% ngô, chiếm hơn 30% lượng ngũ cốc xuất khẩu toàn cầu. Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và nhiều loại hàng hóa bị đình trệ, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu với giá ngũ cốc, dầu nấu ăn, nhiên liệu và phân bón tăng vọt.
Trong diễn biến liên quan, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko ngày 3/6 tuyên bố nước này sẵn sàng thảo luận về khả năng nước này trở thành trạm trung chuyển ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine.
Video đang HOT
Trước đó, hãng thông tấn quốc gia Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết nước này cùng với Nga, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) đang chuẩn bị lộ trình mở một hành lang để các tàu vận tải lương thực rời khỏi Ukraine một cách an toàn.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận LHQ đã đề nghị thiết lập nhóm tiếp xúc 4 bên – gồm Nga, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và LHQ – nhằm giải quyết hoạt động di chuyển của các tàu chở ngũ cốc từ các cảng của Ukraine và Ankara đã đồng ý về mặt nguyên tắc với đề nghị của LHQ.
Các bên đang có kế hoạch nhóm họp tại Istanbul trong vài ngày tới để thảo luận chi tiết về lộ trình di chuyển an toàn cho những con tàu chở lương thực. Hội nghị cũng dự định thiết lập một nền tảng tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) nhằm duy trì liên lạc giữa Nga và Ukraine liên quan tới hoạt động di chuyển an toàn của các tàu chở lương thực, với dự kiến khoảng 20 triệu tấn ngũ cốc được xuất khẩu ra các thị trường thế giới.
Thổ Nhĩ Kỳ đổi tên nước
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết họ muốn được các quốc gia và tổ chức nước ngoài gọi là "Trkiye" thay cho "Turkey".
Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên của quốc gia này từ Turkey thành Trkiye. Các quan chức cho rằng sự thay đổi này sẽ cải thiện vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Những dân cầm cờ Thổ Nhĩ Kỳ trong một sự kiện ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 29/5. Ảnh: Getty Images
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã đăng tải một bức ảnh ông ký một bức thư đề nghị Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đổi tên đất nước từ Turkey thành Trkiye.
"Sáng kiến này do Tổng thống Recep Tayyip Erdogan dẫn đầu nhằm củng cố tên tuổi của đất nước", ông Cavusoglu nói.
Người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric xác nhận với hãng thông tấn Anadolu rằng Ngoại trưởng Cavusoglu đã đệ trình đơn lên tổ chức để yêu cầu đổi tên đất nước. Ông Dujarric cho biết đề nghị từ Thổ Nhĩ Kỳ đã có hiệu lực ngay lập tức.
"Chỉ cần bức thư từ Phái bộ thường trực nước này đúng sự thật và không có tranh chấp với quốc gia khác, yêu cầu sẽ được xử lý lập tức", ông Dujarric nói.
"Bức thư đã được gửi tới Liên Hợp Quốc để đề cập đến tên chính thức của quốc gia trong tổ chức", ông Dujarric nói thêm, đồng thời lưu ý rằng Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch sử dụng tên này trong các lĩnh vực khác, song Liên Hợp Quốc sẽ không có bất kỳ ý kiến đóng góp nào.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã kêu gọi sự thay đổi tên gọi của đất nước vào tháng 12/2021, nói rằng tên mới sẽ thể hiện tốt hơn cho văn hóa và giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Tên mới Trkiye có thể được sử dụng trên các sản phẩm xuất khẩu và trên các tài liệu chính thức của Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara đã phát động một chiến dịch quảng bá tên tuổi ở nước ngoài vào tháng 12/2021, với khẩu hiệu "Không phải Turkey mà là Trkiye", theo tờ Hurriyet Daily News.
Năm 2021, văn phòng của Tổng thống Erdogan tuyên bố "tên Trkiye thể hiện văn hóa, nền văn minh và các giá trị của Thổ Nhĩ Kỳ theo cách tốt nhất".
Đầu năm 2022, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã đăng tải một video quảng cáo như một phần trong nỗ lực thay đổi tên đất nước. Đoạn video cho thấy khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới nói "Xin chào Trkiye" tại các địa điểm nổi tiếng.
Các tài khoản Twitter chính thức của chính phủ đã bắt đầu sử dụng tên Trkiye. Theo cơ quan truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, sự thay đổi này sẽ giúp "thúc đẩy hiệu quả hơn việc sử dụng tên Trkiye như tên quốc gia và tên gọi trên trường quốc tế".
Trước đây cũng có một số quốc gia đã thay đổi tên đất nước. Năm 2018, Vương quốc Swaziland, một quốc gia nhỏ bé ở miền Nam châu Phi, đổi tên thành Eswatini. Năm 2019, quốc gia được Liên Hợp Quốc biết đến với tên gọi Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ, chính thức trở thành Cộng hòa Bắc Macedonia.
Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cách viết tên nước trong các văn bản quốc tế Ngày 1/6, Liên hợp quốc (LHQ) đã chấp thuận yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc thay đổi cách viết tên nước cộng hòa trong tất cả các văn bản chính thức. Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cách viết tên nước trong các văn bản quốc tế. Ảnh minh họa: Pravda.ru Người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Stéphane Dujarric cho...