Liên hợp quốc nhấn mạnh vai trò của Ai Cập trong duy trì an ninh và ổn định khu vực
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi ngày 16/4 đã có cuộc điện đàm với Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres để thảo luận về tình hình xung đột đang diễn ra giữa quân đội và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) ở Sudan.
Khói bốc lên sau các cuộc giao tranh gần sân bay Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn của Tổng thống Ai Cập, ông Ahmed Fahmy cho biết trong cuộc điện đàm, Tổng thống El-Sisi đã chỉ ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định ở Sudan, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế tối đa.
Nhà lãnh đạo Ai Cập cũng bày tỏ quan ngại xung đột có thể leo thang nếu bạo lực không thể chấm dứt nhanh chóng tại quốc gia châu Phi này. Các cuộc giao tranh dữ dội đã diễn ra trong những ngày qua ở thủ đô Khartoum và các nơi khác giữa giữa quân đội và RSF, lực lượng bán quân sự chính ở Sudan.
Video đang HOT
Về phần mình, Tổng thư ký LHQ Guterres đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của Ai Cập trong việc hỗ trợ Sudan và giúp duy trì an ninh và ổn định trong khu vực, đồng thời kêu gọi tất cả các bên của Sudan chấm dứt hành động thù địch và nối lại đàm phán. Người đứng đầu LHQ lưu ý chiến sự leo thang có thể gây ra hậu quả thảm khốc đối với dân thường và tình hình nhân đạo mong manh hiện nay ở Sudan.
Trong khi đó, Đại diện thường trực của Ai Cập tại Liên đoàn Arab (AL), ông Mohamed Mustafa Orfy cùng ngày đã tái khẳng định cam kết của Cairo trong việc hỗ trợ sự ổn định và an ninh của Sudan, đồng thời kêu gọi các nỗ lực chung nhằm giảm leo thang bạo lực tại quốc gia châu Phi này.
Ông Orfy đưa ra phát biểu trên tại cuộc họp khẩn cấp đại diện thường trực của AL để thảo luận về cuộc xung đột vũ trang đang diễn ra ở Sudan, theo yêu cầu của Ai Cập và Saudi Arabia. Quan chức ngoại giao Ai Cập kêu gọi tất cả các bên tham chiến ở Sudan ngừng bắn ngay lập tức, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì an toàn và an ninh của cộng đồng người Ai Cập ở Sudan.
Cũng tại cuộc họp, Đại sứ Sudan tại AL Sadiq Omar Abdallah cáo buộc Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) đã khơi mào xung đột vào lúc 9 giờ sáng 15/4 tại trụ sở Bộ Tổng tư lệnh quân đội, bất chấp cuộc gặp đã lên lịch với Chủ tịch Hội đồng Chủ quyền Sudan Abdel Fattah al-Burhan trong cùng ngày. Nhà ngoại giao Sudan nhấn mạnh “đây là vấn đề nội bộ của Sudan” và đề nghị AL đưa ra tuyên bố ủng hộ Sudan.
Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, cuộc họp khẩn của AL đã thảo luận các biện pháp nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng hiện nay cũng như nỗ lực khôi phục sự ổn định ở Sudan càng sớm càng tốt.
Ai Cập nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác giữa các nước châu Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 25/5, nhân Ngày châu Phi 2022, Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi khẳng định nước này sẽ tiếp tục sát cánh cùng các nước châu Phi anh em để đạt được sự phát triển bền vững và thúc đẩy các nỗ lực chung nhằm tìm ra giải pháp cho các vấn đề, trong đó có các cuộc xung đột mà châu lục này đã phải đối mặt trong nhiều thập kỷ qua.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Qua tài khoản chính thức trên mạng xã hội Facebook, Tổng thống El-Sisi viết: "Tôi chúc mừng tất cả các dân tộc châu Phi anh em nhân Ngày châu Phi. Đây là một thời điểm lịch sử trọng đại thiết lập một kỷ nguyên mới trong việc tăng cường đoàn kết và hợp tác giữa các quốc gia châu Phi". Ông El-Sisi nhấn mạnh: "Ngày nay, chúng ta đang thực hiện những bước đi vững chắc hướng tới việc xây dựng một châu lục ổn định nhằm đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho người dân cũng như truyền bá và lan tỏa văn hóa, văn minh, lòng khoan dung và tình yêu thương tới toàn thế giới".
Ngày châu Phi đánh dấu sự thành lập của Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU) vào ngày 25/5/1963 mà Ai Cập là một trong những thành viên sáng lập. Sau đó, vào ngày 9/7/2002, OAU phát triển thành Liên minh châu Phi (AU) gồm 55 quốc gia thành viên đại diện cho tất cả các nước trong châu lục.
Về hợp tác giữa Ai Cập và châu Phi, trong những năm gần đây, chính phủ nước này đã chú trọng tăng cường hợp tác với các nước châu Phi trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Theo Cơ quan Thống kê trung ương Ai Cập (CAPMAS), trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này với các nước AU đạt 3,9 tỷ USD, tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu của Ai Cập sang thị trường AU giai đoạn này tăng trưởng 37,8%. Bên cạnh đó, Ai Cập mới đây cũng đã đầu tư vào một số dự án phát triển và y tế tại các nước châu Phi. Thủ tướng nước này Mostafa Madbouly gần đây tuyên bố đang hướng tới mục tiêu thúc đẩy trao đổi thương mại với các nước châu Phi, đồng thời nhấn mạnh hợp tác khu vực giữa các khối thương mại là một cơ chế quan trọng để đạt được sự phát triển.
Ai Cập đã ký một số hiệp định thương mại với các nước châu Phi, trong đó có hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA) có hiệu lực từ tháng 1/2021. AfCFTA đang hướng tới mục tiêu thúc đẩy thương mại nội khu vực châu Phi và nâng cao vị thế thương mại của châu lục trên thị trường toàn cầu. Đây sẽ là khu vực thương mại tự do lớn nhất kể từ khi Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) được thành lập, với tổng dân số lên tới 1,2 tỷ người.
AU họp khẩn về diễn biến chính trị và an ninh tại Sudan Ngày 16/4, Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi (AU) đã triệu tập phiên họp khẩn để thảo luận về những diễn biến chính trị và an ninh ở Sudan. Khói bốc lên sau các cuộc giao tranh gần sân bay Khartoum, Sudan, ngày 15/4/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Thông báo trên Twitter, hội đồng trên nhấn mạnh phiên họp...