Liên hợp quốc: Một thành phố của Philippines có 10.000 người chết vì bão
Liên hợp quốc ngày 11/11 đã cảnh báo về tổng số người chết đang gia tăng nhanh chóng do bão Haiyan tại Philippines, với khoảng 10.000 người có thể đã chết chỉ riêng tại thành phố Tacloban, một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi siêu bão.
Bão tàn phá một khu ven biển ở tỉnh Samar, miền trung Philippines.
Một quan chức nhân đạo hàng đầu cho hay Liên hợp quốc đã “dự đoán điều tồi tệ nhất” về tổng số người chết cuối cùng, và nhấn mạnh tới nhu cầu khẩn cấp về nước cách và lương thực cho những người sống sót sau thảm họa.
John Ging, giám đốc điều phối hoạt động nhân đạo Liên hợp quốc, cho hay 660.000 người đã phải rời bỏ nhà cửa vì bão Haiyan và Liên hợp quốc sẽ kêu gọi quốc tế viện trợ nhân đạo cho các nạn nhân vào ngày hôm nay 12/11.
“Quy mô thiệt hại rất khủng khiếp và do đó cần huy động sự viện trợ lớn”, ông Ging nói, và khen ngợi sự đối phó của chính phủ Philippines trong thảm họa là “rất ấn tượng”.
Giám đốc cơ quan viện trợ nhân đạo của Liên hợp quốc Valerie Amos, người sẽ tới Philippines, cho biết trong một tuyên bố rằng “giới chức địa phương ước tính khoảng 10.000 người đã thiệt mạng chỉ riêng tại một thành phố”.
Phát ngôn viên của bà Amos xác nhận rằng bà đã nhắc tới thành phố Tacloban, nơi bị bão Haiyan tàn phá nặng nề.
“Các thi thể người chết nằm rải rác ở nhiều khu vực”, ông Ging phát biểu tại một cuộc họp báo ở Liên hợp quốc, xác nhận các ước tính rằng “trên 10.000 người đã thiệt mạng”.
Bà Amos sẽ có mặt tại thủ đô Manila đã phụ trách một chiến dịch cứu trợ chung của Liên hợp quốc và các tổ chức tư nhân. Liên hợp quốc đã giải ngân 25 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để trợ giúp Philippines.
Video đang HOT
Giới chức Liên hợp quốc cho biết, tổ chức này muốn kêu gọi hàng trăm triệu USD để viện trợ cho Philippines trong lời kêu gọi sẽ được phát đi vào hôm nay.
Mỹ điều tàu sân bay hạt nhân tới Philippines
Lầu Năm Góc ngày 11/11 cho hay Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã yêu cầu tàu sân bay hạt nhân USS George Washington và các tàu chiến khác tới Philippines để trợ giúp nước này khắc phục hậu quả sau bão Haiyan.
Tàu USS George Washington, chở 5.000 thủy thủ và 80 máy bay, hiện đang có chuyến thăm cảng tại Hồng Kông. Toàn bộ thủy thủ trên tàu đã được triệu tập để rời đi sớm và con tàu dự kiến sẽ khởi hành đi Philippines vào tối nay 12/11.
“Cùng đi với tàu sân bay sẽ là các tàu tuần dương USS Antietam, USS Cowpens và tàu khu trục USS Mustin. Tàu cung ứng USNS Charles Drew cũng đã lên đường và sẽ gặp nhóm tàu này”, Lầu Năm Góc cho biết, nói thêm rằng các tàu sẽ tới Philippines trong khoảng 48-72 giờ nữa.
Tàu khu trục USS Lassen cũng đã lên đường hôm 10/11 để tới khu vực.
Trước đó, Mỹ tuyên bố sẽ viện trợ nhân đạo 20 triệu USD cho Philippines và điều động thêm các binh sĩ để trợ giúp nước này khắc phục hậu quả của cơn bão Haiyan.
Anh điều tàu chiến, máy bay trợ giúp Philippines
Thủ tướng Anh David Cameron ngày 11/11 thông báo Anh sẽ điều một tàu chiến và một máy bay vận tải tới Philippines để trợ giúp các chiến dịch cứu trợ.
Tàu khu trục HMS Daring, hiện đang được triển khai tại Singapore, sẽ chạy “với tốc độ cao nhất” để tới Philippines. Tàu này sẽ tham gia cứu trợ cùng máy bay vận tải C-17 của không quân hoàng gia Anh.
Anh cũng quyết định nâng số tiền viện trợ cho Philippines từ 6 triệu bảng Anh (9,6 triệu USD) theo thông báo ban đầu lên 10 triệu bảng Anh (16 triệu USD).
An Bình
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ ngừng chế tạo máy bay vận tải quân sự "ngựa thồ" C-17
Tập đoàn Boeing của Mỹ ngày 18/9 đã thông báo sẽ ngừng chế tạo máy bay vận tải quân sự chiến lược C-15 vào năm 2015 do nhu cầu sụt giảm trong bối cảnh các chính phủ cắt giảm chi tiêu.
Các máy bay vận tải C-17 do Boeing chế tạo.
Theo đó, Boeing sẽ đóng cửa nhà máy lắp ráp C-17 cuối cùng tại Long Beach, bang California vào năm 2015 sau khi hoàn thành 22 chiếc đang được chế tạo.
Với quyết định đóng cửa trên, gần 3.000 người sẽ mất việc làm, trong đó có các lao động tại nhà máy ở Long Beach và tại 3 bang khác là Arizona, Georgia và Missouri.
Việc cắt giảm lao động sẽ bắt đầu vào đầu năm 2014 và tiếp tục cho tới khi nhà máy đóng cửa hoàn toàn, Boeing cho biết trong một tuyên bố.
"Ngưng sản xuất C-17 là một quyết định rất khó khăn nhưng cần thiết", ông Dennis Muilenburg, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của các chương trình quốc phòng, vũ trụ và an ninh của Boeing nói.
"Các khách hàng của chúng tôi trên khắp thế giới phải đối mặt với tình hình ngân sách rất khó khăn. Mặc dù nhu cầu về C-17 còn cao nhưng ngân sách hạn chế không hỗ trợ các hợp đồng mua thêm trong thời gian cần thiết để tiếp tục duy trì dây chuyền sản xuất", ông Muilenburg nói.
Ông Muilenburg cho biết thêm rằng các khoản cắt giảm ngân sách mạnh tay của Mỹ đã gây ra những khó khăn đáng kể về việc lên kế hoạch đối với các khách hàng của Boeing và toàn bộ ngành hàng không vũ trụ. "Tình trạng bấp bênh đó đã gây ra những quyết định khó khăn như việc đóng cửa dây chuyền sản xuất C-17 này", ông Muilenburg nói.
Quyết định ngừng sản xuất C-17 cũng ảnh hưởng tới hơn 650 nhà cung cấp tại 44 bang của Mỹ, vốn tuyển dụng khoảng 20.000 lao động, Boeing cho biết.
C-17 là máy bay vận tải quân sự hạng nặng tiên tiến của Mỹ. Dòng máy bay vận tải cỡ lớn, 4 động cơ thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1991 và việc bàn giao cho khách hàng bắt đầu 2 năm sau đó. Nó được dùng để vận chuyển các xe tăng, hàng tiếp tế và các binh sĩ, cũng như thực hiện các sứ mệnh sơ tán y tế.
C-17 nhanh chóng trở thành "ngựa thồ" trong các cuộc chiến tranh và thảm họa, được đánh giá cao bởi khả năng hoạt động từ những đường bay ngắn và có thể thực hiện các chuyến bay liên lục địa với đầy đủ hàng hóa mà không cần tiếp nhiên liệu.
Việc thiết kế C-17 bắt đầu tại nhà máy ở Long Beach vào năm 1981, khi nó còn là một cơ sở của hãng McDonnell Douglas. Boeing đã sáp nhập với McDonnell Douglas vào những năm 1990. Cho tới nay, Boeing đã bàn giao tổng cộng 257 chiếc C-17 trên toàn thế giới, với giá thành 311 triệu USD mỗi chiếc.
Đối thủ chính của C-17 là máy bay vận tải A400M, do hãng Airbus chế tạo.
An Bình
Theo AP
Trung Quốc sợ khả năng cơ động đường không cực nhanh của Ấn Độ Trong chiến tranh hiện đại, khả năng cơ động nhanh đóng vai trò rất quan trọng, nó có thể làm xoay chuyển cục diện chiến trường một cách nhanh chóng. Chính vì vậy, trong thời gian qua, lục quân Ấn Độ đã xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng triển khai nhanh vũ khí, trang bị và binh lính lên biên giới....