Liên hợp quốc lo ngại thiếu lương thực viện trợ cho người tị nạn châu Phi
Ngày 19/6, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc cảnh báo người tị nạn từ các nước ở khu vực Đông và Tây Phi có nguy cơ đối mặt với việc thiếu lương thực trầm trọng do thiếu các khoản tài trợ.
Người dân xếp hàng chờ được phát lương thực cứu trợ tại trại tị nạn ở Baidoa, Somalia, ngày 14/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
WFP nêu rõ khẩu phần lương thực của 75% người tị nạn ở Đông Phi nhận từ cơ quan này đã giảm tới 50%, trong đó các nước như Ethiopia, Kenya, Nam Sudan và Uganda chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Giám đốc điều hành WFP David Beasley nêu rõ cơ quan này buộc phải đưa ra quyết định khó khăn là giảm khẩu phần lương thực cung cấp cho người tị nạn tại những khu vực trên do nguồn lực hiện nay không thể đáp ứng với nhu cầu lương thực gia tăng trên toàn cầu.
Video đang HOT
Lượng lương thực WFP viện trợ cho người di cư tại một số quốc gia Tây Phi như Burkina Faso, Cameroon, Chad, Mali, Mauritania và Niger cũng giảm đáng kể. Tổ chức này cảnh báo hoạt động viện trợ lương thực tại Angola, Malawi, Mozambique, CH Congo, Tanzania và Zimbabwe có nguy cơ gián đoạn.
Trước đó, WFP đã kêu gọi khoản hỗ trợ lên tới 426 triệu USD nhằm ngăn chặn nạn đói tại Nam Sudan, quốc gia phải hứng chịu xung đột và lũ lụt trong nhiều năm qua khiến hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Theo WFP, hơn 67% dân số Nam Sudan (tương đương với 8,3 triệu người) đang cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp và có nguy cơ đối mặt với nạn đói nghiêm trọng trong năm nay.
Cuộc xung đột tại Ukraine đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng người tị nạn trên toàn cầu, làm gia tăng nguy cơ đói kém. Trước đó, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã cảnh báo cuộc xung đột tại Ukraine có thể khiến hàng chục triệu người đi lánh nạn đối mặt với nguy cơ bị đói.
Mỹ cân nhắc duy trì viện trợ người dân Afghanistan
Mỹ cân nhắc hỗ trợ Liên Hợp Quốc và các tổ chức viện trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan, nhưng không trực tiếp làm việc với Taliban.
Trong hai thập kỷ qua, Mỹ chi khoảng 130 tỷ USD viện trợ an ninh, phát triển, hoạt động chính phủ và nhân đạo tại Afghanistan. Dù lực lượng Taliban đã tiếp quản chính quyền tại Kabul, quốc hội Mỹ đang cân nhắc tiếp tục hỗ trợ dân thường Afghanistan phải tha hương hoặc đang tị nạn vì bất ổn.
Theo tiết lộ từ trợ lý các nghị sĩ đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa hôm 3/9, các khoản viện trợ gần như chắc chắn được duy trì trong tương lai gần. Tuy nhiên, Mỹ không chấp nhận gửi hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ mới của Taliban.
"Khó thuyết phục các thành viên quốc hội chấp nhận bất kỳ động thái nào có vẻ ủng hộ chính quyền Taliban", trợ lý một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết.
Lính Taliban tuần tra trên đường băng sân bay quốc tế Hamid Karzai ngày 31/8 sau khi quân Mỹ rút hết khỏi Afghanistan. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, trợ lý một thượng nghị sĩ Cộng hòa nhấn mạnh các thành viên lập pháp thuộc đảng chỉ chấp nhận Mỹ hỗ trợ tài chính khi công dân Mỹ và người Afghanistan từng hỗ trợ Mỹ được sơ tán hết.
Bên cạnh đó, nhóm nghị sĩ Cộng hòa muốn Mỹ kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản tài trợ cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) và Cao ủy Liên Hợp Quốc về Người tị nạn (UNHCR) liên quan vấn đề Afghanistan.
Trong năm tài khóa 2022, bắt đầu tính từ 1/10, Mỹ dự kiến chi 136,45 triệu USD cho Quỹ Hỗ trợ Kinh tế, vốn là nguồn hỗ trợ trả lương cho chính phủ Afghanistan trước khi sụp đổ. Khoảng 52 triệu USD được quy hoạch viện trợ nhân đạo, theo Văn phòng Tổng thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan.
Trợ lý các nghị sĩ nhận định Mỹ khó tiếp tục hỗ trợ trả lương cho công chức Afghanistan, dù họ làm trong các mảng dân sự thiết yếu như trường học và y tế. Rào cản lớn nhất là khả năng giám sát chi tiêu ngân sách. Giới lập pháp Mỹ không thể đảm bảo nguồn viện trợ được chính quyền Taliban sử dụng đúng mục tiêu ban đầu.
Do đó, Hạ viện Mỹ có thể điều chỉnh từ 144 đến 279 triệu USD viện trợ thường niên cho Afghanistan thành viện trợ nhân đạo, tùy vào nhu cầu của các cơ quan Liên Hợp Quốc và quốc tế.
5 cách chiến sự Ukraine - Nga thay đổi thế giới Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine từ ngày 24/2, đánh dấu cuộc chiến quy mô lớn đầu tiên ở châu Âu trong vòng 80 năm qua, gây ra những tác động được cảm nhận rõ rệt trên khắp thế giới. Biểu tình phản đối chi phí sinh hoạt tăng cao tại Anh hồi tháng 2 (Ảnh: Getty). Như đã...