Liên Hợp Quốc lên án các cuộc tấn công quân sự ở Iraq
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án các cuộc tấn công ở Iraq của các chiến binh Hồi giáo ISIS – những người đã tàn phá hai thành phố lớn Mosul và Tikrit.
Liên Hợp Quốc cũng cho biết tình hình nhân đạo xung quanh Mosul – nơi có đến 500.000 người phải bỏ chạy, vô cùng nghiêm trọng và đang xấu đi trong thời điểm này.
Thủ tướng Iraq, Nouri Maliki thề sẽ chiến đấu chống lại Nhà nước Hồi giáo Iraq và quân nổi dậy Levant (ISIS). Trong khi đó, các chiến binh ISIS đang củng cố vị trí tại Tikrit, quê hương của Saddam Hussein. Họ đã đến đó vào thứ Ba (11/6), một ngày sau khi nắm giữ Mosul – thành phố thứ hai của Iraq.
ISIS, hay còn được gọi là Isil, là một nhánh của lực lượng al-Qaeda. Đội ngũ này đã kiểm soát khu vực rộng lớn ở miền đông Syria và phía tây, miền trung Iraq, trong chiến dịch thiết lập một vùng đất chiến binh Sunni trải dài biên giới.
Trong tuyên bố, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã lên án mạnh mẽ các vụ việc xảy ra gần đây ở thành phố Mosul. Tổng thư ký Ban Ki-moon kêu gọi “cộng đồng quốc tế hãy đoàn kết trong việc thể hiện tình đoàn kết với Iraq vì nước này đang phải đối mặt với thách thức an ninh nghiêm trọng”. Hội đồng Bảo an cũng bày tỏ lo ngại cho hàng trăm ngàn người đã phải rời bỏ nhà cửa của họ.
Một chiếc xe quân đội tại Tikrit
Trước đó, đại diện Unicef của Iraq, Marzio Babille, cho biết tình hình tại Mosul là đáng báo động: “Tình hình rất nghiêm trọng và xấu đi bởi thời điểm này chúng ta phải đảm bảo cuộc sống cho người dân với nước sạch, chỗ ở, thực phẩm, và bảo vệ họ”.
Video đang HOT
Các máy bay chiến đấu của ISIS quét về phía nam từ Mosul qua Baiji. Baiji là nhà máy lọc dầu lớn nhất của Iraq nhưng điều đó dường như vẫn còn nằm trong tay chính phủ. Các phần tử nổi dậy sau đó đã di chuyển vào Tikrit.
Một đội trưởng cảnh sát nói với Reuters: “Lực lượng của chúng tôi đã bị bất ngờ, chúng tôi không bao giờ dự kiến Isil sẽ sử dụng cảnh sát và xe quân đội Humvee, chúng tôi nhầm tưởng chúng là lực lượng chính phủ, đã quá muộn để ngăn chặn chúng. Chúng tôi đang chiến đấu với quỷ dữ chứ không phải là người bình thường”.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng lên án vụ bắt cóc con tin của Lãnh sự quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Mosul. Gần 50 người Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có người đứng đầu Lãnh sự ở Mosul đang bị các chiến binh Isil giam giữ. Bộ trưởng ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo sẽ có sự trả thù nghiêm khắc nếu có người dân của họ bị hại.
Bộ trưởng Ngoại giao Iraq Hoshyar Zebari cho biết nước này đang phải đối mặt với một một nguy cơ nghiêm trọng và kêu gọi hợp tác nhiều hơn giữa Baghdad và chính quyền khu vực người Kurd để chống lại các phần tử nổi dậy.
An ninh được thắt chặt trên biên giới vào khu vực tự trị của người Kurd
Thủ tướng Iraq Maliki đã yêu cầu quốc hội Iraq tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Trong chương trình truyền hình trực tiếp, ông cho biết một âm mưu không xác định đã xảy ra tại Mosul và xung quanh tỉnh Nineveh khiến các nhân viên an ninh bỏ trốn và những người này sẽ bị trừng phạt vì tội không hoàn thành nhiệm vụ.
ISIS đã chính thức kiểm soát tỉnh Nineveh trong nhiều tháng. Trong tuần qua, chúng đã tấn công các khu vực khác của miền tây và miền bắc Iraq, giết chết nhiều người. Chính phủ Iraq đang phải vật lộn với một sự đột biến trong bạo lực sắc tộc đã giết chết gần 800 người, trong đó có 603 dân thường vào tháng 5-2014.
Theo ANTD
Quân nổi dậy chiếm thành phố Iraq, dân ùn ùn tháo chạy
Hàng trăm nghìn người đang tháo chạy khỏi Mosul, thành phố lớn thứ 2 ở Iraq, sau khi các tay súng Hồi giáo chiếm trọn nơi này.
BBC đưa tin binh lính chính phủ cũng nằm trong làn sóng di cư ồ ạt khi hàng trăm chiến binh tử vì đạo của nhóm ISIS giành quyền kiểm soát Mosul và phần lớn tỉnh Nineveh kế cận.
Trong một thông điệp trên truyền hình, Thủ tướng Iraq Nouri Maliki thông báo lực lượng an ninh nước này đã được đặt trong tình trạng "báo động tối đa". Ông cũng đã yêu cầu Quốc hội tuyên bố tình trạng khẩn cấp, trao cho ông thêm các quyền hạn bắt giữ, ban bố lệnh giới nghiêm và "tổng động viên" dân chúng.
Phía Mỹ tuyên bố, diễn biến mới ở Iraq cho thấy ISIS là một mối đe dọa đối với toàn bộ khu vực. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Jen Psaki nói rằng tình hình ở Mosul là "cực kỳ nghiêm trọng" và Washington ủng hộ "một phản ứng phối hợp, mạnh mẽ nhằm đẩy lui hành động gây hấn này".
Một phát ngôn viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết nhà lãnh đạo này "thực sự lo ngại" về tình hình ở Iraq. Ông khuyến khích chính phủ đất nước Vùng Vịnh và chính quyền khu vực người Kurd hợp tác để khôi phục an ninh nơi đây.
Thông tin cho biết, nhiều đồn cảnh sát bị đốt cháy và hàng trăm tù nhân đã được thả ra. Theo mô tả của các cư dân Mosul, cờ thánh chiến hiện đã xuất hiện ở nhiều tòa nhà và các tay súng dùng loa phóng thanh thông báo họ đã "tới để giải phóng Mosul".
"Bên trong thành phố rất hỗn loạn và không có ai giúp chúng tôi", một nhân viên chính quyền tên là Umm Karam bày tỏ. "Chúng tôi sợ lắm".
"Lực lượng quân sự đã từ bỏ vũ kí của họ, thay đổi trang phục, bỏ lại xe và rời khỏi thành phố", Mahmud Nuri một người cũng đang tháo chạy khỏi Mosul, kể lại.
Trong khi đó, lãnh sự Thổ Nhĩ Kỳ ở Mosul xác nhận 28 tài xế xe tải nước này đã bị các tay súng bắt cóc ở tỉnh Nineveh cạnh đó.
BBC dẫn các nguồn tin cho biết, hàng trăm nghìn người đang hối hả rời khỏi thành phố lớn thứ 2 Iraq, hướng tới 3 thành phố trong khu vực của người Kurd gần đó, nơi các nhà chức trách đã dựng trại tạm trú cho họ.
Thủ tướng vùng người Kurd Nechirvan Barzani cũng ra thông điệp đề nghị cơ quan tị nạn của Liên Hợp Quốc giúp đỡ.
Lực lượng an ninh cho biết giao tranh giữa quân đội chính phủ và ISIS hiện đang diễn ra khốc liệt ở một thị trấn có tên Rashad gần Kirkuk, phía đông nam Mosul. Cũng có tin phiến quân đã chiếm một số khu vực khác của Kurkuk và hai thị trấn ở tỉnh Salaheddin.
Sau 5 ngày giao tranh, ISIS đã chiếm được các cơ sở chủ chốt ở Mosul, thành phố có khoảng 1,8 triệu dân.
Chính phủ Iraq hiện đang chật vật chống lại làn sóng bạo lực giáo phái tăng cao vốn đã giết chết khoảng 800 người, trong đó có hơn 600 dân thường, chỉ riêng trong tháng 5, theo thống kê của Liên Hợp Quốc. Năm ngoái, gần 9.000 người đã phải bỏ mạng.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
TQ ngày càng cố chấp trong trò chơi quyền lực TQ cho rằng sự yếu đuối của Mỹ là cơ hội để nước này bắt nạt và dọa dẫm các quốc gia láng giềng. Bên lề diễn đàn Đối thoại Shangri-La vừa diễn ra tuần vừa rồi, các nhà ngoại giao và chuyên gia chính sách quốc tế đều nhất trí với nhau ở hai điểm. Thứ nhất, Trung Quốc đang coi thời...