Liên hợp quốc kêu gọi viện trợ khẩn cấp cho Libya
Ngày 14/9, Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi các nhà tài trợ cung cấp khoản viện trợ trị giá 71,4 triệu USD để giúp Libya khắc phục hậu quả mà thảm họa lũ lụt do bão Daniel gây ra tại quốc gia Bắc Phi này từ hôm 10/9.
Các phương tiện bị phá hủy do trận lũ quét tại Derna, Libya, ngày 11/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo LHQ, số người chịu ảnh hưởng của thảm họa lũ lụt hiện đã lên tới khoảng 884.000 và số tiền hỗ trợ trên có thể giúp cung cấp nhu yếu phẩm hằng ngày và nơi trú ẩn tạm thời trong vòng 3 tháng tới cho khoảng 250.000 người bị ảnh hưởng. Bản phân tích dựa trên hình ảnh vệ tinh ước tính khoảng 2.200 tòa nhà và ngôi nhà ở thành phố Derna đã bị sụp đổ hoặc hư hại do lũ.
Cùng ngày, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cơ quan này sẽ cung cấp khoản viện trợ khẩn cấp trị giá 2 triệu USD cho các nạn nhân của thảm họa ở Libya.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh nhu cầu về chăm sóc y tế đối với những người sống sót đang trở nên ngày càng cấp bách hơn bao giờ hết.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Đoàn kết Dân tộc của Libya Abdulhamid al-Dbeibah cho biết các nhóm cứu hộ đã tìm thấy và cứu sống trên 300 người sau thảm họa lũ lụt. Trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), ông Abdulhamid al-Dbeibah thông báo nỗ lực này được thực hiện sau khi khôi phục các mạng lưới thông tin liên lạc ở thành phố Derna.
Trong khi đó, dự kiến con số thiệt mạng có thể tiếp tục gia tăng khi Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) cho biết 10.000 người hiện vẫn đang mất tích.
Video đang HOT
Indonesia đang chuẩn bị công tác sơ tán công dân khỏi Sudan
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho hay việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia.
Xe kỹ thuật quân sự của Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) gác bên ngoài một văn phòng xuất bản ở phía Nam thủ đô Khartoum, Sudan ngày 17/4. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 20/4, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi cho biết chính phủ nước này đang chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Sudan, quốc gia đối mặt với cuộc xung đột quân sự vũ trang từ ngày 15/4.
Phát biểu họp báo trực tuyến, bà Retno cho hay: "Việc chuẩn bị sơ tán đang tiếp tục được hoàn thiện trong khi chờ đợi thời điểm thích hợp và cân nhắc đến sự an toàn của các công dân Indonesia."
Bà Retno tiết lộ rằng một ngày sau khi nổ ra giao tranh tại Sudan, Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán nước này tại Khartoum đã tổ chức họp trực tuyến với các công dân và nhiều tổ chức cộng đồng của Indonesia ở Sudan nhằm thảo luận về những diễn biến tình hình an ninh và chuẩn bị các động thái dự phòng.
Tại họp báo, bà Retno nhấn mạnh rằng chiến dịch sơ tán công dân sẽ chỉ có thể diễn ra nếu hai bên xung đột, cụ thể là Quân đội Sudan (SAF) và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF), nhất trí ngừng giao tranh vì lý do nhân đạo.
Vì vậy, Indonesia đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức họp khẩn để thảo luận về nỗ lực gây áp lực quốc tế tiến tới một lệnh ngừng bắn nhân đạo trong bối cảnh xung đột đang diễn ra gay gắt ở Sudan.
Theo số liệu thống kê của Đại sứ quán Indonesia tại Khartoum, hiện có 1.209 công dân Indonesia đang sinh sống tại Sudan, trong đó phần lớn là học sinh, sinh viên tại thủ đô Khartoum. Đến nay, 43 công dân Indonesia bị mắc kẹt trong các cuộc giao tranh đã được hỗ trợ đến lánh nạn tại trụ sở Đại sứ quán.
Ngay sau khi lệnh ngừng bắn trong 24 giờ giữa quân đội Sudan và Các Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự bắt đầu có hiệu lực từ 18h ngày 18/4, tiếng súng đã lại một lần nữa vang lên ở thủ đô Khartoum.
Truyền thông khu vực đưa tin nhiều người dân sinh sống tại Khartoum cho biết vẫn nghe thấy tiếng súng và tiếng nổ ở các khu vực khác nhau, đặc biệt là xung quanh trụ sở quân đội và Cung điện Cộng hòa, vốn là biểu tượng của quyền lực.
Rất ít người mạo hiểm ra ngoài đường vào thời điểm này ở Khartoum, chỉ trừ trường hợp bắt buộc phải ra ngoài để mua hàng thiết yếu và lương thực thực phẩm.
Trả lời phỏng vấn truyền thông, một thành viên của Tổ chức Bác sỹ Sudan cho biết "cuộc chiến vẫn đang diễn ra" và "chúng tôi liên tục nghe thấy tiếng súng."
Trước đó, quân đội Sudan thông báo các bên xung đột tại Sudan đã chấp thuận ngừng bắn trong 24 giờ, bắt đầu từ 18h ngày 18/4.
Tuy nhiên, giao tranh vẫn tiếp diễn ở thủ đô Khartoum, khiến thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ đổ vỡ và làn sóng bạo lực vẫn chưa có hồi kết.
Hội Chữ thập Đỏ quốc tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các bên tham chiến của Sudan đảm bảo quyền tiếp cận viện trợ nhân đạo cho những người có nhu cầu, khi số người chết trong cuộc giao tranh đã lên tới gần 200 người.
Phát biểu trước báo giới quốc tế, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: "Tất cả các bên phải đảm bảo quyền tiếp cận không hạn chế và an toàn tới các cơ sở y tế cho những người bị thương và những người cần được chăm sóc."
Liên hợp quốc hiện không có quyền tiếp cận từ bên trong hoặc ngoài Sudan. Người phát ngôn Alessandra Vellucci cho biết Liên hợp quốc có khoảng 800 nhân viên quốc tế và 3.200 nhân viên bản xứ tại quốc gia này.
Trưởng phái đoàn của Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng Lưỡi liềm Đỏ quốc tế tại Sudan (IFRC) Farid Aiywar nêu rõ: "Chúng tôi có hàng nghìn tình nguyện viên sẵn sàng, có khả năng và được đào tạo để thực hiện các dịch vụ nhân đạo... Thật không may, do tình hình hiện tại, họ không thể di chuyển." Ông kêu gọi tất cả các bên cho phép hành lang viện trợ nhân đạo được hoạt động.
Các cuộc giao tranh giữa quân đội Sudan và RSF đã khiến hơn 200 người thiệt mạng và hơn 1.800 người bị thương.
Các nước láng giềng Ai Cập và Cộng hòa Chad đã đóng cửa biên giới với Sudan, trong khi các hãng hàng không của Ai Cập, Saudi Arabia và Qatar đã ngừng các chuyến bay tới Sudan.
Trong tuyên bố cùng ngày, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia cho biết Ngoại trưởng nước này Hoàng tử Faisal bin Farhan đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken nhằm thảo luận về tình hình Sudan.
Trong khuôn khổ điện đàm, hai Ngoại trưởng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngừng leo thang quân sự tại Sudan, chấm dứt tình trạng bạo lực, giảm căng thẳng, nhằm bảo vệ thường dân cũng như công dân các nước khác đang sinh sống và làm việc tại Sudan, góp phần đảm bảo an ninh và ổn định của quốc gia Đông Phi này.
Trên 70 người di cư thiệt mạng do đắm tàu ngoài khơi Libya Ngày 15/2, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết hàng chục người di cư được cho là đã thiệt mạng trong vụ đắm tàu ở ngoài khơi bờ biển Libya và chỉ có 7 người sống sót được cứu cho đến nay. Người di cư được giải cứu trên Địa Trung Hải trong hành trình di cư bất hợp pháp đến châu Âu. Ảnh...