Liên Hợp Quốc kêu gọi Nga-Mỹ đoàn kết trong vấn đề Syria
Liên Hợp Quốc vừa lên tiếng kêu gọi Nga và Mỹ cần đưa ra được những cam kết chung, nhằm tránh gây leo thang căng thẳng ở Syria.
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về tình hình Syria, ông Staffan de Mistura cho biết: “Việc Nga can thiệp quân sự vào Syria đã khiến vấn đề đàm phán giữa chính phủ và phe đối lập càng trở nên khẩn cấp hơn. Điều chúng ta phải thực hiện bằng mọi giá là tránh xung đột tiếp diễn. Tôi sẽ có cuộc nói chuyện với chính quyền Moscow vào ngày 13-10 và ngay sau đó là chính quyền Washington nhằm giúp 2 nước có thể tìm được tiếng nói chung và triển khai các bước tiếp theo nhằm mang lại hoà bình”.
Hiện chính quyền Tổng thống Assad đã cho thấy tinh thần sẵn sàng đàm phán, tuy nhiên, phe nổi loạn “ôn hoà” do Mỹ hậu thuẫn lại cho biết, họ sẽ không tham gia vào cuộc đối thoại do bị không kích từ Nga trong nhiều ngày qua.
Liên Hợp Quốc còn có kế hoạch tổ chức họp bàn giữa các quốc gia liên quan như Nga, Mỹ, Ả-Rập Saudi, Iran, Thổ Nhĩ Kì và nhiều nước khác.
Liên Hợp Quốc lo ngại tình hình Syria sẽ trở nên căng thẳng hơn
nếu Nga – Mỹ không hợp tác với nhau
Video đang HOT
Chiến dịch quân sự của Nga tại Syria mới bắt đầu gần đây đã làm gia tăng thêm căng thẳng giữa Moscow với Mỹ, cũng như toàn bộ khối NATO. 2 phe trái ngược hoàn toàn trong quan điểm về Tổng thống Bashar Assad và cách đây ít hôm, máy bay Nga còn 2 lần vi phạm không phận Thổ Nhĩ Kì, một nước tiếp giáp Syria và cũng là thành viên NATO.
Mặc dù vậy, vào hôm 12-10, Tổng Thư kí NATO Jens Stoltenberg đã khẳng định rằng, Nga chính là nước láng giềng lớn nhất của NATO và việc đối đầu với Nga là hoàn toàn không tốt cho toàn khối quân sự, cũng như hoà bình và ổn định thế giới.
Theo_An ninh thủ đô
"Mỹ do dự, Nhật sẽ nhảy vào Biển Đông nếu Trung Quốc gây chiến"
Nhật Bản đã có 70 năm "ngủ đông" trên trường quốc tế trong khi Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trên Hoa Đông và Biển Đông.
Arthur Herman, thành viên cao cấp Viện Hudson ngày 7/10 bình luận trên Asia Nikkei Review, chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tập Cận Bình đã đánh thức một người khổng lồ đang ngủ. Sau khi Nhật Bản bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng, Đô đốc Isoroku Yamamoto - người đề ra kế hoạch tấn công được cho là đã nói: "Tôi sợ rằng chúng ta đã đánh thức một người khổng lồ đang ngủ" khi nhận ra khả năng bao la của Mỹ để vận động cho chiến tranh.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ảnh: AP.
Người khổng lồ đang ngủ trong trường hợp này là Nhật Bản đã có 70 năm "ngủ đông" trên trường quốc tế trong khi Trung Quốc ngày càng hung hăng, hiếu chiến trên Hoa Đông và Biển Đông, đe dọa cả nhóm đảo Senkaku Nhật Bản đang quản lý.
Liên minh hàng hải
Quốc hội Nhật Bản gần đây đã thông qua dự luật an ninh mới, diễn giải lại Điều 9 Hiến pháp 1946 cấm sử dụng lực lượng quân sự ở nước ngoài, ngoại trừ trong các trường hợp tự vệ quốc gia. Thủ tướng Shinzo Abe đã giải thích lại về khái niệm "tự vệ quốc gia" còn có nghĩa là các hoạt động quân sự chung với các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, cũng như các hoạt động bên ngoài lãnh thổ Nhật Bản.
Bản thân Nhật Bản không gây trở ngại đáng kể cho các hành động ngày một ngang ngược của Trung Quốc đã gây ra sự phẫn nộ trên khắp châu Á, đặc biệt là hoạt động bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Biển Đông mà Trung Quốc tiến hành, diện tích đủ lớn làm nơi cất hạ cánh cho các máy bay quân sự, can thiệp thô bạo vào tự do của các quốc gia khác.
Nhưng cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản hiện nay có thể cung cấp các yếu tố quyết định cho việc xây dựng một liên minh hàng hải quốc tế sẵn sàng ngăn chặn các hành động xâm lược bất chính từ Trung Quốc, đồng thời cung cấp sức mạnh công nghệ quân sự tiên tiến cần thiết để trung hòa các nỗ lực của Bắc Kinh tìm kiếm quyền bá chủ ở khu vực Đông Á.
Lập trường của Thủ tướng Shinzo Abe về việc sử dụng quân đội Nhật Bản đã được nhiều quốc gia công nhận là cần thiết trong một thế giới toàn cầu hóa, nơi các mối đe dọa như các cuộc tấn công tên lửa đạn đạo đã vượt khỏi biên giới quốc gia, giúp các nước khác bảo vệ chính họ có thể là những việc đầu tiên của chiến lược phòng thủ Nhật Bản tự bảo vệ mình.
Mỹ suy giảm vai trò
Sự hiện diện của Mỹ ở khu vực đã giảm đi khi hải quân ngày càng bị thu hẹp quy mô, Tổng thống Barack Obama trở nên rụt rè hơn với Trung Quốc trong khi Bắc Kinh thì ngày một hung hăng, bất chấp những tuyên bố của Nhà Trắng về chiến lược xoay trục sang châu Á - Thái Bình Dương. Nhiều nhà phê bình cho rằng Mỹ đang thúc đẩy Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thành công cụ thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ.
Bản thân Thủ tướng Shinzo Abe cũng nhận ra rằng, khi đã là nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới, Nhật Bản phải tự xây dựng đòn bẩy quân sự của riêng mình để đối phó hiệu quả với hành vi bành trướng của Trung Quốc. Đó là lý do tại sao ông Shinzo Abe kêu gọi ngân sách quốc phòng năm 2016 lớn nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới II.
Tầm nhìn xa làm cho Nhật Bản có một quân đội hiện đại, có thể sát cảnh với đồng minh đối tác như Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, thực sự sẽ được các nước láng giềng châu Á - Thái Bình Dương chào đón. 70 năm qua là vai trò của người Mỹ, bây giờ đã đến lượt Nhật Bản chịu trách nhiệm bảo vệ mình và chống lại các hành vi thù địch, hiếu chiến của Trung Quốc. Đó là thực tế mới của châu Á thế kỷ 21.
Nhiều nước phương Tây vẫn chưa bị đánh thức là thực tế, bao gồm cả Nhà Trắng. Tuy nhiên Thủ tướng Shinzo Abe đã có những bước đi cụ thể, mặc dù ông vẫn cần một đồng minh mạnh mẽ như Hoa Kỳ. Chỉ có điều ông sẽ phải chờ Tổng thống Mỹ tiếp theo, một người khổng lồ hoàn toàn tỉnh táo ở bên cạnh Nhật Bản mới.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Nga kêu gọi liên minh Mỹ chia sẻ thông tin tình báo về IS Hôm 6-10, Bộ Quốc phòng Nga vừa yêu cầu tùy viên quân sự của các quốc gia thành viên liên minh chống IS chia sẻ thông tin tình báo của họ về các vị trí đóng quân của Nhà nước Hồi giáo ở Syria với Moscow, hãng tin Sputnik cùng ngày cho biết. "Dữ liệu của chúng tôi về các khu vực IS...