Liên hợp quốc kêu gọi chung tay hành động vì một tương lai không ô nhiễm nhựa
Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6, Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres đã kêu gọi thế giới chung tay hành động để giảm thiểu rác thải nhựa.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong thông điệp qua video, phát tại sự kiện kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới tại trụ sở LHQ ở New York (Mỹ), Tổng Thư ký Guterres nêu bật thực trạng mỗi năm có tới hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn thế giới và hơn 30% lượng nhựa trong số này chỉ được sử dụng một lần. Mỗi ngày có hơn 2.000 xe rác chở đầy nhựa đổ ra biển, sông và hồ.
Theo Tổng Thư ký LHQ, những hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa đối với đời sống con người “thực sự thảm khốc”. Ông nêu rõ: “Vi nhựa có trong thực phẩm chúng ta ăn, nước chúng ta uống và không khí chúng ta hít thở… Nhựa được làm từ nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta càng sản xuất nhiều nhựa, chúng ta càng đốt nhiều nhiên liệu hóa thạch và chúng ta càng làm khủng hoảng khí hậu tồi tệ hơn”. Tuy nhiên, người đứng đầu LHQ cũng nhấn mạnh mọi vấn đề đều có giải pháp.
Trong thông điệp nhân Ngày Môi trường Thế giới năm nay, với chủ đề “Đánh bại ô nhiễm nhựa”, Tổng Thư ký Guterres khẳng định việc thế giới bắt đầu đàm phán một thỏa thuận đa phương có tính ràng buộc về mặt pháp lý để chấm dứt ô nhiễm nhựa là một bước đầu tiên đầy triển vọng, song cũng cần tất cả các nước chung tay hành động. Bởi trên thực tế, vòng đàm phán quốc tế thứ hai về vấn đề này (trong số 5 vòng theo kế hoạch) vừa kết thúc ngày 2/6 tại Paris (Pháp), song chưa đạt bước tiến đột phá nào. Theo Tổng Thư ký Guterres: “Tất cả chúng ta, gồm các chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng, phải hành động để chấm dứt cơn nghiện sử dụng nhựa, ủng hộ lối sống không rác thải và xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn thực sự. Cùng nhau, chúng ta hãy định hình một tương lai sạch hơn, lành mạnh hơn và bền vững hơn cho tất cả mọi người”.
Một báo cáo mới của Chương trình Môi trường LHQ cũng cho thấy thế giới có thể giảm 80% tình trạng ô nhiễm nhựa vào năm 2040 nếu hành động ngay bây giờ, khi tái sử dụng, tái chế, định hướng lại và đa dạng hóa để loại bỏ nhựa.
'Đảo thiên đường' Bali lần đầu có tàu thu gom rác ngoài khơi
'Một con tàu nhỏ được thiết kế để thu gom rác thải đại dương đã ra khơi lần đầu tiên ở đảo Bali (Indonesia) hôm 21/3.
Tàu Mobula 8 thu gom rác ngoài khơi Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết con tàu nhặt rác này mang tên Mobula 8 có khả năng thu gom các mảnh vụn và dầu tràn. Ông Yvan Bourgnon (52 tuổi) đã thiết kế ra Mobula 8 và hy vọng phương tiện này có thể thu hồi 1.000 tấn rác thải mỗi năm. Ông cũng mong ý tưởng của Mobula 8 sẽ được nhân rộng ở nhiều nơi.
Ông Yvan Bourgnon bộc bạch: "Khi đi thuyền qua đảo Bali năm 2014, tôi khám phá hòn đảo đẹp này nhưng hơi thất vọng vì ô nhiễm rác thải nhựa. Tôi tự nhủ rằng sẽ quay lại nơi đây cùng với giải pháp".
Châu Á được coi là nơi thải ra nhiều nhựa nhất vào đại dương và Indonesia với 270 triệu dân cũng là nguồn xả ra nhiều rác thải nhựa. Ô nhiễm nhựa đe dọa sự sống còn của các loài sinh vật biển và vi hạt nhựa hiện đã trở thành một phần của chuỗi thức ăn với các nhóm môi trường cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng đối với sự sống và hành tinh.
Các bãi biển mang tính biểu tượng của "hòn đảo thiên đường" Bali trong những năm gần đây tràn ngập rác thải.
Henry Lin, một du khách Đài Loan (Trung Quốc) đang học lướt sóng tại Bali chia sẻ Mobula 8 là một ý tưởng hay nhưng có những hạn chế. Anh nhấn mạnh: "Chúng ta nên ngừng xả rác xuống biển và sử dụng ít túi ni lông hơn, tạo ít rác nhựa, sản phẩm nhựa hơn".
LHQ sẽ công bố dự thảo về hiệp định ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa vào cuối năm nay Ngày 2/6, đại diện của 175 quốc gia tham dự vòng đàm phán thứ hai của Liên hợp quốc (LHQ) về hiệp định ngăn chặn ô nhiễm rác thải nhựa diễn ra ở Paris đã nhất trí sẽ soạn thảo bản dự thảo đầu tiên của hiệp định này vào cuối tháng 11/2023. Rác thải nhựa tại điểm thu thập rác ở Lhokseumawe,...