Liên hợp quốc kêu gọi bảo vệ dân thường trước nguy cơ thảm họa nhân đạo ở Syria
Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres bày tỏ quan ngại sâu sắc trước nguy cơ ngày càng tăng có thể xảy ra một “thảm họa nhân đạo” tại Syria trong bối c ảnh một chiến dịch quân sự quy mô lớn giữa quân đội Syria và lực lượng quân nổi dậy nhằm giành lại quyền kiểm soát tỉnh Idlib đang được gấp rút chuẩn bị.
Một em bé 7 tuổi đứng trước trường học bị hư hại ở Idlib, Syria, tháng 10/2016 (Ảnh: UNICEF)
Theo các phương tiện truyền thông, các lực lượng của Chính phủ Syria đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công theo từng giai đoạn ở tỉnh Idlib và một số nguồn tin cho biết “những công đoạn cuối cùng để chuẩn bị cho giai đoạn đầu tiên sẽ được hoàn tất trong vài giờ tới”, song không nêu rõ khi nào cuộc tấn công sẽ bắt đầu. Hiện vẫn đang có các cuộc thương lượng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như Iran, vốn ủng hộ chính quyền trong cuộc chiến này, về cuộc tấn công Idlib. Tỉnh Idlib là vùng lãnh thổ lớn nhất của Syria vẫn do phe nổi dậy kiểm soát kể từ năm 2015.
Trong bối cảnh đó, người phát ngôn Stéphane Dujarric cho biết: “Tổng thư ký Liên hợp quốc đưa ra lời kêu gọi khẩn cấp tới Chính phủ Syria và tất cả các bên liên quan trong cuộc xung đột cần kiềm chế và ưu tiên bảo vệ dân thường”.
Quan chức cấp cao của Liên hợp quốc cũng kêu gọi các nhà bảo lãnh của Hiệp định Astana (Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ) tăng cường nỗ lực để tìm một giải pháp hòa bình cho tình hình ở tỉnh Idlib. Idlib hiện là khu vực giảm leo thang cuối cùng được dự kiến trong Hiệp định do Tehran, Moscow và Ankara ký kết tại thủ đô Kazakhstan vào ngày 4/5/2017.
Video đang HOT
Thông qua người phát ngôn, Tổng thư ký António Guterres kêu gọi tất cả các bên thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ cuộc sống của người dân, cho phép tự do di chuyển và bảo vệ cơ sở hạ tầng dân sự, bao gồm cả các cơ sở y tế và giáo dục, phù hợp với luật nhân đạo quốc tế và các quyền con người.
Trong bối cảnh trận chiến Idlib dường như sắp xảy ra, Tổng thư ký Liên hợp quốc tái khẳng định “một lần nữa rằng bất kỳ việc sử dụng vũ khí hóa học nào đều hoàn toàn không thể chấp nhận được”.
Trước đó, trong một tuyên bố chung phát đi ngày 21/8 nhân kỷ niệm lần thứ năm cuộc tấn công vũ khí hóa học Ghouta, Mỹ, Pháp và Anh – cả ba thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc – đều bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với báo cáo về một cuộc tấn công quân sự do Chính phủ Syria chuẩn bị nhằm vào người dân và cơ sở hạ tầng dân sự ở Idlib, và khả năng sử dụng vũ khí hóa học bất hợp pháp.
Trong khi đó, phát biểu tại cuộc họp báo chung ngày 29/8 với người đồng cấp Arab Saudi Adel al Joubeir, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng việc giành lại Idlib là cần thiết nhằm truy quét những kẻ khủng bố ra khỏi Syria. “Idlib là thành trì lớn cuối cùng của những kẻ khủng bố, đang lấy người dân ra làm lá chắn sống và tìm cách cản trở các nhóm vũ trang muốn đàm phán với chính phủ. Vì thế, xét về mọi khía cạnh, thì đây là một khối u đã mưng mủ và cần phải được xử lý” – Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh.
Tỉnh Idlib là vùng lãnh thổ lớn nhất của Syria vẫn do phe nổi dậy kiểm soát kể từ năm 2015. Khoảng 60% diện tích của tỉnh này hiện do liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham kiểm soát và phần còn lại do các phe nhóm đối lập chiếm giữ. Việc chiếm lại tỉnh Idlib sẽ cho phép quân đội Chính phủ Syria giành lại quyền kiểm soát khu vực rộng lớn cuối cùng từ tay lực lượng nổi dậy kể từ khi cuộc nội chiến đẫm máu bùng phát ở quốc gia Trung Đông này hồi năm 2011./.
Khánh Linh (Tổng hợp từ báo chí nước ngoài)
Theo cpv.org.vn
Không quân Mỹ khẳng định tấn công chính xác các mục tiêu tại Syria
Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson khẳng định cuộc không kích của Mỹ tại Syria hôm 14/4 diễn ra chính xác và các vũ khí của Washington đánh trúng các mục tiêu.
Trung tâm nghiên cứu khoa học Barzeh của Syria bị san phẳng sau cuộc không kích của liên quân hôm 14/4. (Ảnh: AP)
"Chỉ vài ngày trước đây, các thủy thủ và phi công của Anh, Pháp và Mỹ đã phá hủy các cơ sở vũ khí hóa học tại Syria. Các hoạt động diễn ra chính xác, các vũ khí đánh trúng mục tiêu, thiệt hại của cuộc tấn công cũng đã được đánh giá và thông tin liên lạc được thông suốt nhờ khả năng hỗ trợ từ không gian", Bộ trưởng Không quân Mỹ Heather Wilson cho biết hôm 17/4.
Theo Bộ trưởng Không quân Mỹ, gần như tất cả các chiến dịch quân sự hiện nay đều phụ thuộc vào không gian. Bà Wilson cũng nhấn mạnh độ chính xác của hệ thống định vị toàn cầu GPS của Mỹ.
"Chỉ 10 năm trước đây, độ chính xác GPS trung bình của chúng ta khoảng 1m. Vào tháng 1 năm ngoái, chúng ta đã đạt được mức kỷ lục như hiện tại với độ chính xác 35 cm, hoặc chỉ khoảng 33 cm", Bộ trưởng Wilson cho biết thêm.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết liên quân Mỹ, Anh, Pháp đã phóng hơn 100 tên lửa hành trình và tên lửa không đối đất nhằm vào các mục tiêu bị nghi là cơ sở vũ khí hóa học của Syria. Moscow khẳng định hệ thống phòng không Syria đã bắn hạ thành công 71 quả, tương đương 70% số tên lửa liên quân dội xuống Syria. Phía Syria cho biết cuộc không kích của liên quân đã phá hủy một số cơ sở hạ tầng của Syria và khiến 3 dân thường bị thương.
Trong khi đó, liên quân khẳng định cuộc tấn công đã "thành công hoàn hảo". Mỹ cũng tuyên bố tất cả tên lửa của liên quân đều bắn trúng mục tiêu tại Syria và các hình ảnh vệ tinh được công bố sau cuộc không kích cũng cho thấy các mục tiêu tại Syria bị tàn phá nặng nề.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, xác nhận hệ thống phòng không của Nga hoàn toàn "im hơi lặng tiếng" trong cuộc không kích lần này của liên quân. Theo ông Dunford, phản ứng duy nhất mà Mỹ và các đồng minh nhận được là các tên lửa đất đối không do quân đội Syria phóng sau khi cuộc không kích đã chấm dứt, và đương nhiên là không có tác dụng. Phía Mỹ cho rằng việc Syria phóng tên lửa sau cuộc không kích của liên quân có lẽ là nỗ lực để giữ thể diện của Damascus.
Thành Đạt
Theo Dantri
Lý do Nga vẫn cần Mỹ tại Syria sau cuộc không kích gây chấn động Bất kể thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Nga là gì sau cuộc không kích bằng hơn 100 quả tên lửa được lên kế hoạch từ trước nhằm vào Syria hôm 14/4, điều đó cũng không làm thay đổi bất kỳ tính toán nào của Điện Kremlin. (Từ trái qua phải) Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Tổng thống Nga Vladimir Putin và...