Liên Hợp Quốc dỡ lệnh cấm đi lại để đoàn Triều Tiên tới Việt Nam
Uy ban giam sat cac lênh trưng phat cua Hôi đông Bao an Liên Hơp Quôc đa cho phep phai đoan cua Triêu Tiên tơi Viêt Nam vao tuân tơi đê tham dư hôi nghi thương đinh giưa Tông thông My Donald Trump va Chu tich Triêu Tiên Kim Jong-un tai Ha Nôi.
Reuters dân tai liêu nôi bô cua Uy ban giam sat trưng phat cua Hôi đông Bao an Liên Hơp Quôc ngay 20/2 cho biêt, uy ban nay đa tam miên lênh câm đi lai đôi vơi 12 quan chưc Triêu Tiên đê tao điêu kiên cho cac quan chưc nay tham gia vao phai đoan Triêu Tiên tơi Ha Nôi chuân bi va tham dư hôi nghi thương đinh vao ngay 27-28/2 tơi. Tuy nhiên, hiên chưa ro ai trong sô cac quan chưc nay se tham gia vao phai đoan Triêu Tiên tơi Viêt Nam.
Liên Hơp Quôc đa ap lênh câm đi lai va đong băng tai san toan câu đôi vơi 12 quan chưc Triêu Tiên kê tư năm 2006 đê lên an chương trinh phat triên tên lưa va hat nhân cua Triêu Tiên.
Kê tư sau hôi nghi thương đinh My-Triêu lân thư nhât diên ra ơ Singapore hôi thang 6 năm ngoai, Nga va Trung Quôc, hai thanh viên thương trưc Hôi đông Bao an Liên Hơp Quôc, đa đê nghi thao luân viêc nơi long trưng phat vơi Triêu Tiên, coi đo la cach đê khuyên khich Binh Nhương hương đên giai trư hat nhân. Tuy nhiên, My va môt sô quôc gia khac noi răng, cac lênh trưng phat nay cân đươc duy tri cho đên khi Triêu Tiên giai trư hat nhân hoan toan.
Hôi nghi thương đinh lân hai giưa Tông thông Trump va Chu tich Kim Jong-un tai Ha Nôi vao ngay 27-28/2 tơi đươc ky vong se mang lai nhưng tiên triên tich cưc trong viêc tiên tơi giai trư hat nhân hoan toan trên ban đao Triêu Tiên.
Theo Dân Trí
Video đang HOT
Mỹ phong tỏa đường bay của Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh
Theo một số nguồn tin giấu tên được gửi đến Reuters, Mỹ đã ngăn chặn nỗ lực mở lại các đường bay dân dụng từ Triều Tiên của Liên hợp Quốc, trong thời điểm Bình Nhưỡng đang cố gắng nối lại một phần không phận của mình cho các chuyến bay ra nước ngoài.
Một trong những nguồn tin trên cho biết động thái này của Mỹ nhằm duy trì áp lực từ các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên trước thềm cuộc gặp thượng đỉnh lần 2 giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2 năm nay. Washington đang kỳ vọng sẽ có được những cam kết cụ thể của Bình Nhưỡng tại cuộc gặp thượng đỉnh sắp tới, trong việc từ bỏ các chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hợp quốc (ICAO), với 192 quốc gia thành viên, đã và đang hợp tác với chính quyền Bình Nhưỡng trong việc mở một đường bay có thể xuyên qua không phận của cả 2 miền Triều Tiên.
Các hãng hàng không hiện tại vẫn phải chọn hướng bay gián tiếp qua lãnh thổ Triều Tiên do lo ngại mối đe dọa được báo trước từ các vụ phóng tên lửa của nước này, vốn từng được tận mắt chứng kiến bởi một số hành khách trên các chuyến bay dân dụng.
Nhưng một khi không phận của Triều Tiên trở nên an toàn, các hãng hàng không quốc tế sẽ có thể tiết kiệm đáng kể nhiên liệu và thời gian trên một số đường bay của mình giữa châu Á, châu Âu và khu vực Bắc Mỹ, và Triều Tiên có thể hồi sinh ngành hàng không thương mại của nước này.
Theo các nguồn tin trên Reuters, ICAO đã sẵn sàng để giúp cải thiện hệ thống hàng không của Triều Tiên bằng việc điều hành các khóa đào tạo giữa các nhân viên hàng không quân sự và dân sự của nước này. Triều Tiên cũng đồng thời nhờ ICAO giúp nước này tiếp cận với các biểu đồ hàng không do Mỹ sản xuất.
Tuy nhiên, Mỹ đã làm nản lòng cơ quan của Liên Hợp Quốc trong việc giúp đỡ Triều Tiên với chương trình hàng không của mình, do chính quyền Washington muốn "tịch thu lại tất cả những điều thuận lợi khích lệ" cho đến khi Bình Nhưỡng đạt được những tiến bộ đáng kể trong quá trình phi hạt nhân hóa của mình.
"Họ sẽ siết chặt tất cả các thuận lợi có sẵn và đảm bảo không còn kẽ hở nào, cho đến khi Triều Tiên thực thi các hành động thích đáng," các nguồn tin này cho biết.
ICAO không thể áp đặt các quy tắc ràng buộc đối với các Chính phủ, mà chỉ có thể cảnh báo từ xa thông qua các tiêu chuẩn an toàn và bảo mật được các quốc gia thành viên chấp thuận.
Giới chức Bộ ngoại giao Mỹ và người phát ngôn của ICAO hiện vẫn chưa có bình luận gì về vấn đề trên, cũng như chưa có sự phản ứng nào từ phái đoàn Triều Tiên tại Liên Hợp Quốc, cũng như của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc.
Vào năm 2017, Mỹ đã từng gửi đề xuất lên Liên Hợp Quốc về việc đóng băng tài sản của hãng hàng không Triều Tiên Air Koryo, như một phần trong lệnh trừng phạt mới với chính quyền Bình Nhưỡng, song biện pháp này đã bị bãi bỏ trong cuộc đàm phán giữa 15 nước thành viên của Liên Hợp Quốc.
Theo thống kê mới được công bố trong tháng 1 vừa qua của Trung tâm Hàng không CAPA, các hãng hàng không bao gồm Air Koryo và Air China Ltd mới chỉ phục vụ dưới 200,000 chỗ ngồi/năm tại thị trường Triều Tiên. Số lượng này thấp hơn rất nhiều so với 13 triệu chỗ ngồi/năm tại thị trường Hàn Quốc.
Cũng theo CAPA, những bên được hưởng lợi nhiều nhất nếu việc hạn chế đường bay tại Triều Tiên được gỡ bỏ sẽ là những máy bay chở khách của các hãng hàng không Korean Airlines và Asiana Airlines Inc.
Mỹ còn khẳng định sẽ tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt trước thềm hội nghị thượng đỉnh giữa với Triều Tiên, do lo ngại Bình Nhưỡng sẽ không thực hiện cam kết phi hạt nhân hóa, mặc dù Washington đã hứa sẽ nới lỏng một số điều khoản để phục vụ cho mục đích cứu trợ nhân đạo.
Dù vậy, cả 2 miền Triều Tiên đã nhanh chóng thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị. Giới chức Mỹ cảnh báo tiến trình này đang đi quá nhanh khi tiến trình phi hạt nhân hóa tại Triều Tiên vẫn chưa được đáp ứng đủ.
Một nguồn tin khác cho biết với Reuters rằng động thái tạo điều kiện cho việc cứu trợ nhân đạo của Mỹ thực chất có mục đích xoa dịu Hàn Quốc, do việc Washington chưa sẵn sàng nhượng bộ với Bình Nhưỡng đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích từ phía chính quyền Seoul.
"Tuy nhiên, họ vẫn nói rõ rằng sẽ không có việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế, cho đến khi nào họ thấy được một sự tiến bộ đáng kể từ phía Triều Tiên," nguồn tin này cho biết.
VIỆT ANH
Theo TPO/Reuters
Báo cáo của LHQ: Lệnh trừng phạt quốc tế không hiệu quả với Triều Tiên Các nhà phân tích nhận định chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên vẫn nguyên vẹn, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc và cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn còn nguyên vẹn. Theo một báo cáo...