Liên Hợp Quốc điều tra việc Triều Tiên mua xe sang, vi phạm lệnh trừng phạt
Liên Hợp Quốc đang điều tra cách thức Triều Tiên đã mua những chiếc xe ô tô hạng sang được sử dụng trong các hội nghị quốc tế.
Theo hãng tin AFP, ông Hugh Griffiths, điều phối viên của nhóm chuyên gia Liên Hợp Quốc phụ trách các vụ vi phạm lệnh trừng phạt của Triều Tiên, ngày 12/3 cho biết Liên Hợp Quốc đang điều tra bằng cách nào Triều Tiên đã mua được những chiếc ô tô hạng sang để phục vụ Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong các cuộc họp quốc tế gần đây.
Chiếc limousine Rolls-Royce Phantom ông Kim Jong-un sử dụng khi gặp Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2018. Ảnh: AFP
Ông Kim Jong-un gây chú ý với các chuyên gia về trừng phạt quốc tế Liên Hợp Quốc khi xuất hiện tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tại Bình Nhưỡng hồi tháng 10/2018 với một chiếc limousine Rolls-Royce Phantom mới.
Theo nhà sản xuất, đây là chiếc xe có vẻ đã được lắp ráp trong thời gian từ 2012-2017 tại một nhà máy ở Goodwood (Anh). Giá bán niêm yết của chiếc xe này vào khoảng 450.000 USD. Các nhà điều tra đang tìm hiểu chiếc xe này đã được vận chuyển tới Bình Nhưỡng bằng cách nào.
Ông Kim Jong-un di chuyển trên chiếc Mercedes S600 Pullman Guard tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều tại biên giới hai nước hồi tháng 4/2018. Ảnh: AP.
Video đang HOT
Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều đầu tiên diễn ra tại Singapore vào tháng 6/2018, đoàn tháp tùng của ông Kim đã sử dụng một dàn xe Mercedes Benz để di chuyển, không chiếc nào có biển số.
Tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng hồi tháng 9/2018, phái đoàn Triều Tiên đã sử dụng một số xe Lexus LX570.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cấm Triều Tiên xuất khẩu than và một số hàng hóa khác, đồng thời hạn chế giao dịch dầu và nhiên liệu cũng như các hoạt động ngân hàng của các nước khác với Triều Tiên nhằm ngăn nước này kiếm lợi nhuận phục vụ chương trình vũ khí hạt nhân.
Việc bán các mặt hàng xa xỉ, bao gồm ôtô, du thuyền và đồ trang sức cao cấp cho Bình Nhưỡng cũng bị cấm từ năm 2013. Danh sách các mặt hàng xa xỉ không được bán cho Triều Tiên còn tiếp tục mở rộng thêm trong các nghị quyết trừng phạt sau đó.
Theo đánh giá của các chuyên gia giám sát trừng phạt của Liên Hợp Quốc, việc nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sử dụng những chiếc xe hơi sang trọng tại các cuộc gặp thượng đỉnh được coi là hành động thách thức với các lệnh trừng phạt.
Trong ngày 12/3, ủy ban giám sát trừng phạt của Liên Hợp Quốc đã công bố báo cáo nêu chi tiết những cách thức Triều Tiên đã lách các lệnh trừng phạt quốc tế như thế nào.
“Người Triều Tiên vẫn mua những gì họ muốn và có được thứ tốt nhất khi cần”, ông Griffiths cho biết.
Thanh Tâm
Theo PLVN
Báo cáo của LHQ: Lệnh trừng phạt quốc tế không hiệu quả với Triều Tiên
Các nhà phân tích nhận định chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên vẫn nguyên vẹn, bất chấp lệnh cấm của Liên Hợp Quốc và cam kết phi hạt nhân hóa của Bình Nhưỡng.
Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên vẫn còn nguyên vẹn. Theo một báo cáo mà AFP tiếp cận được, các lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng gần như "không hiệu quả". Triều Tiên tiếp tục có được các lô hàng dầu mỏ bất hợp pháp, bán than đá ra nước ngoài và vi phạm lệnh cấm vận vũ khí.
"Chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên vẫn còn nguyên vẹn. Bình Nhưỡng đang sử dụng các cơ sở dân sự, bao gồm sân bay để lắp ráp và thử nghiệm tên lửa với mục tiêu ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công phủ đầu", báo cáo cho biết.
Báo cáo được bí mật gửi đến Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh lần 2 với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào cuối tháng 2. Washington hy vọng hội nghị thượng đỉnh lần 2 sẽ mang lại tiến bộ cụ thể trong việc gỡ bỏ các chương trình vũ khí gây tranh cãi của Bình Nhưỡng.
Chính quyền Tổng thống Trump đã dẫn đầu nỗ lực của Liên Hợp Quốc, áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế cứng rắn đối với Triều Tiên, nhằm đáp trả các vụ thử tên lửa và hạt nhân trong năm 2017. Tuy nhiên, Triều Tiên đã sử dụng mạng lưới các tàu thuyền trên biển để chuyển nhượng bất hợp pháp dầu, than đá nhằm phá vỡ lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc.
"Những vi phạm này khiến lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc không có hiệu quả, khi Triều Tiên đã lách luật để vượt qua giới hạn đối với nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ, nhiên liệu và than đá áp đặt vào năm 2017", báo cáo cho biết.
Nghị quyết trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc giới hạn cho Triều Tiên được nhập 4 triệu thùng dầu thô và 500.000 thùng xăng, dầu tinh chế mỗi năm.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng tiếp tục vi phạm lệnh cấm vũ khí và tìm cách cung cấp vũ khí hạng nhẹ cho Syria, phiến quân Houthi ở Yemen, Libya và Sudan.
Tên lửa đạn đạo tầm trung Hwasong-12 của Triều Tiên. Ảnh: AP.
Các tổ chức tài chính của Triều Tiên hoạt động tại ít nhất 5 quốc gia, bất chấp hạn chế do Liên Hợp Quốc áp đặt. Bên cạnh đó, các nhà ngoại giao nước này giúp họ né tránh lệnh trừng phạt bằng cách kiểm soát tài khoản ngân hàng ở nhiều quốc gia.
Báo cáo mới của các chuyên gia Liên Hợp Quốc phù hợp với đánh giá của tình báo Mỹ, rằng Triều Tiên khó có thể từ bỏ chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân. Dù vậy, người ta vẫn lạc quan có thể đề nghị Bình Nhưỡng thu nhỏ quy mô chương trình để đổi lấy việc giảm các biện pháp trừng phạt.
Tuần trước, Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ Dan Coats cho biết lãnh đạo Triều Tiên coi năng lực vũ khí hạt nhân là cực kỳ quan trọng đối với sự sống còn của chế độ. Trong khi đó, đặc phái viên Mỹ tại Triều Tiên Stephen Biegun đã tổ chức cuộc họp báo chí vào ngày 6/2 để thông báo về một số tiến bộ và các bước có thể được coi là thành công trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới tại Việt Nam.
Theo ZIng.vn
Báo Hàn Quốc: Triều Tiên đồng ý trao bí mật chương trình hạt nhân cho Mỹ Truyền thông Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên đã đồng ý cung cấp cho Mỹ các thông tin quan trọng về các đầu đạn hạt nhân cũng như các bãi thử bí mật của Bình Nhưỡng. Ông Kim Jong-un thị sát một vụ phóng tên lửa tại Triều Tiên (Ảnh: AFP) "Triều Tiên đã lên kế hoạch bàn giao một danh sách các...