Liên hợp quốc đề xuất nới lỏng cấm vận Triều Tiên thời COVID-19
Một quan chức Liên hợp quốc cho rằng các cường quốc thế giới nên cân nhắc nới lỏng một số biện pháp cấm vận đối với Triều Tiên trước nguy cơ xảy ra nạn đói vì COVID-19.
Nhân viên phun thuốc khử trùng chống COVID-19 tại một cửa hàng ở Bình Nhưỡng ngày 20/10. Ảnh: AFP
Phát biểu trước báo giới ngày 22/10, ông Tomas Ojea Quintana, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền ở Triều Tiên, cho hay các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 nghiêm ngặt tại Triều Tiên đã khiến đất nước này trở nên tách biệt với thế giới và người dân bị giới hạn tiếp cận với những nhu cầu thiết yếu nhất.
Ông Tomas trích dẫn dữ liệu trong bản báo cáo do nhóm của ông trình lên Hội đồng Bảo an LHQ: “Chừng nào biên giới tiếp tục đóng cửa, Triều Tiên có thể đối mặt với nguy cơ xảy ra nạn đói trong một số bộ phận dân cư trong nước”.
Theo ông, nhu cầu tiếp cận thực phẩm của người dân Triều Tiên đã trở nên cấp bách và trẻ em, người già là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.
Mặc dù Triều Tiên tuyên bố không có ca mắc COVID-19 nhưng vẫn thực hiện các biện pháp ngăn chặn quyết liệt. Tình hình kinh tế của Bình Nhưỡng trở nên đáng báo động sau khi quốc gia này đóng cửa biên giới với đối tác thương mại lớn nhất là Trung Quốc.
Video đang HOT
Mặc dù ông Quintana lên án Bình Nhưỡng vì tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, nhưng ông kêu gọi Hội đồng Bảo an xem xét nới lỏng một số biện pháp trừng phạt để tạo điều kiện hỗ trợ nhân đạo. Ông lập luận rằng trên thực tế, các lệnh trừng phạt đã gây tổn hại đến dân thường bởi chương trình vũ khí hạt nhân của Chủ tịch Kim Jong-un vẫn không suy giảm.
Các tổ chức cứu trợ nước ngoài đã gặp khó khăn trong việc tiếp cận Triều Tiên để cung cấp hỗ trợ nhân đạo. Chương trình Lương thực Thế giới cuối năm 2020 cho rằng quốc gia Đông Á này cần nới lỏng các hạn chế về nhập cảnh đối với nhân viên quốc tế.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), Triều Tiên năm nay đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt khoảng 860.000 tấn lương thực, tương đương lượng lượng thực để cả nước tiêu thụ trong khoảng 2, 3 tháng.
Quốc gia này vẫn chưa thể triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19, đồng nghĩa với nguy cơ đóng cửa lâu hơn. Triều Tiên đã được cung cấp khoảng 1,7 triệu liều vaccine hồi tháng 7 thông qua chương trình chia sẻ toàn cầu COVAX, nhưng các lô hàng đã bị trì hoãn do Bình Nhưỡng chưa thể đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật cũng như tình trạng khan hiếm vaccine trên toàn cầu.
Triều Tiên cảnh báo Mỹ đùa với "bom hẹn giờ"
Triều Tiên tuyên bố vụ phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm mới không nhằm vào Mỹ, do vậy Washington không cần phải lo ngại về vấn đề này.
Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm hôm 19/10 (Ảnh: Yonhap).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên ngày 21/10 bày tỏ lo ngại về những phản ứng "vô lý" từ Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về việc Bình Nhưỡng "thực thi quyền phòng vệ một cách hợp pháp".
Trước đó, Triều Tiên ngày 20/10 thông báo nước này đã phóng tên lửa đạn đạo đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) mới. Bình Nhưỡng cho biết tên lửa mới sẽ đóng góp lớn vào việc đưa công nghệ quốc phòng của Triều Tiên lên một tầm cao mới và củng cố năng lực hoạt động dưới nước của hải quân Triều Tiên.
Người phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết, vụ thử tên lửa đạn đạo mới trong tuần này là một phần trong kế hoạch trung và dài hạn của Bình Nhưỡng nhằm tăng cường khả năng phòng vệ và không nhằm vào Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào khác.
"Vì vụ phóng thử của chúng tôi được lên kế hoạch hoàn toàn cho mục đích phòng vệ quốc gia, không nhằm vào Mỹ, nên không cần thiết phải lo lắng hay lo ngại", người phát ngôn tuyên bố.
Người phát ngôn cho biết Washington đã thực hiện "các động thái khiêu khích thái quá" khi gọi vụ thử tên lửa của Triều Tiên là hành động vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và là mối đe dọa đối với hòa bình, ổn định của khu vực.
Người phát ngôn cũng chỉ trích "tiêu chuẩn kép" của Mỹ đối với việc phát triển tên lửa của Triều Tiên.
"Đó là tiêu chuẩn kép rõ ràng khi Mỹ cáo buộc chúng tôi phát triển và thử nghiệm cùng một hệ thống vũ khí mà họ đã hoặc đang phát triển. Điều đó chỉ làm tăng thêm nghi ngờ về sự chân thành của họ sau khi nói rằng họ không có thù địch với chúng tôi", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong một thông báo được hãng thông tấn quốc gia Triều Tiên (KCNA) đăng tải.
Người phát ngôn cảnh báo, Mỹ và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc có thể phải đối mặt với "hậu quả nghiêm trọng và tàn khốc hơn" nếu họ lựa chọn hành vi sai trái. Đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên cảnh báo Mỹ đang đùa với "bom hẹn giờ".
Vụ phóng tên lửa mới nhất là một trong hàng loạt vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên. Một số chuyên gia cho rằng Triều Tiên dường như đang muốn gây sức ép, buộc Hàn Quốc dừng chỉ trích các vụ thử tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, vốn bị cấm theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tháng trước, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa siêu thanh đầu tiên và tên lửa phòng không mới. Cùng ngày Triều Tiên chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo từ một toa tàu ở đường hầm trên núi.
Phát biểu tại triển lãm kỷ niệm 76 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên hôm 11/10, nhà lãnh đạo Kim Jong-un chỉ trích Mỹ là "gốc rễ" của mọi bất ổn. Ông Kim cũng cáo buộc Hàn Quốc là "đạo đức giả" và có "tiêu chuẩn kép" khi tiếp tục tăng cường năng lực quân sự, nhưng lại nói về "hòa bình, hợp tác và thịnh vượng".
Tại sao đồng tiền của Triều Tiên lại tăng giá so với USD giữa lúc khó khăn? Triều Tiên gặp nhiều khó khăn nhưng đồng won vẫn tăng giá trị so với USD trong năm nay. Đồng won của Triều Tiên. Ảnh: Bloomberg Theo Bloomberg, ở các nền kinh tế bình thường, đồng tiền nội tệ thường yếu đi trong thời điểm kinh tế khó khăn, nhưng ở Triều Tiên điều ngược lại đang xảy ra. Triều Tiên bị Mỹ...