Liên hợp quốc đẩy sớm kế hoạch rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi Mali
Ngày 16/10, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali ( MINUSMA) thông báo bắt đầu rút lực lượng khỏi quốc gia Tây Phi.
Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) tuần tra tại Timbuktu, Mali. Ảnh: AFP/TTXVN
Hoạt động này làm dấy lên lo ngại rằng cuộc tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ giữa các nhóm vũ trang ở phía Bắc Mali sẽ diễn ra ngày càng trầm trọng, dẫn đến các cuộc xung đột căng thẳng giữa các nhóm này với lực lượng của chính quyền quân sự.
Trong một tuyên bố, MINUSMA cho biết hoạt động rút quân bắt đầu được triển khai tại hai doanh trại Tessalit và Aguelhok trong khu vực Kidal nơi thường diễn ra các cuộc giao tranh căng thẳng.
Trước đó, MINUSMA dự kiến rút lực lượng tại Kidal từ giữa tháng 10 này. Tuy nhiên, lịch trình trên đã được đẩy sớm lên do bạo lực leo thang giữa các bên để giành quyền kiểm soát lãnh thổ.
MINUSMA cũng cho biết sẽ hoàn thành việc rút lực lượng sớm nhất có thể và nếu cần thiết thì có thể đẩy nhanh việc rút lực lượng ở doanh trại thứ ba, thuộc thị trấn Kidal. Theo kế hoạch trước đó, việc rút quân khỏi doanh trại thứ ba này dự kiến là vào giữa tháng 11/2023.
Video đang HOT
Cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mali, ông Abdoulaye Diop cũng cho biết việc MINUSMA rút quân khỏi miền Bắc Mali sẽ diễn ra đúng lịch trình và sẽ kết thúc vào ngày 31/12.
Kể từ tháng 8 vừa qua, MINUSMA đã chuyển giao 4 doanh trại cho chính quyền Mali. Tuy nhiên, việc rút quân khỏi các doanh trại ở khu vực Kidal thuộc miền Bắc Mali, đặc biệt là thị trấn Kidal – vốn được coi là thành trì của phe ly khai, có nguy cơ gặp phải nhiều rủi ro hơn cả.
Hồi tháng 6 vừa qua, chính quyền quân sự Mali đã yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này sau nhiều tháng quan hệ hai bên xấu đi. MINUSMA được triển khai từ năm 2013 tại Mali và đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần từ thánh chiến.
Việc MINUSMA rút lực lượng khỏi Mali đã làm trầm trọng thêm giao tranh giữa các nhóm vũ trang ở phía Bắc Mali, nhằm tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ. Trong thông cáo báo chí hôm 14/10, LHQ nhấn mạnh rằng nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) về chấm dứt nhiệm vụ của MINUSMA vào tháng 6/2023 kêu gọi chính phủ chuyển tiếp của Mali hợp tác đầy đủ với LHQ để đảm bảo việc rút quân một cách có trật tự và an toàn.
MINUSMA có sự tham gia của 11.700 binh lính, đến từ 65 quốc gia. Phái bộ này được cho là sứ mệnh nguy hiểm nhất mà LHQ từng tham gia, với khoảng 250 binh sĩ giữ gìn hòa bình thiệt mạng trong 10 năm qua.
Quốc gia Tây Phi đề nghị Liên Hợp Quốc rút "ngay" lực lượng gìn giữ hòa bình
Động thái của chính quyền quân sự lâm thời được xem là bước ngoặt lớn với quốc gia Tây Phi này.
Ông Abdoulaye Diop, Ngoại trưởng lâm thời của Mali, đề nghị Liên Hợp Quốc rút lực lượng gìn giữ hòa bình khỏi quốc gia Tây Phi này. Ảnh minh họa: Reuters
Theo hãng tin Reuters, chính quyền quân sự lâm thời Mali ngày 16/6 đã đề nghị MINUSMA, một lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, rời nước này "ngay lập tức", dẫn lý do "khủng hoảng niềm tin" giữa chính quyền Mali và MINUSMA.
Động thái này đánh dấu bước ngoặt lớn với quốc gia Tây Phi này, vốn chật vật trong việc ngăn chặn một phong trào Hồi giáo nổi dậy bắt nguồn từ cuộc nổi dậy năm 2012. MINUSMA được Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triển khai vào năm 2013 để hỗ trợ các nỗ lực trong nước và ngoài nước để khôi phục sự ổn định ở Mali.
Theo Reuters, nỗi thất vọng về tình trạng mất an ninh ngày càng tăng dẫn đến 2 cuộc đảo chính vào năm 2020 và 2021, đồng thời gây ra mối bất hòa giữa chính quyền quân sự lâm thời với MINUSMA và một số đồng minh quốc tế, bao gồm cả Pháp.
"Thật không may, MINUSMA dường như trở thành một phần của việc gây thêm căng thẳng giữa các cộng đồng", ông Abdoulaye Diop, Ngoại trưởng lâm thời của Mali, nói.
"Tình hình này đang gây ra sự ngờ vực trong dân chúng Mali và cũng gây ra một cuộc khủng hoảng niềm tin giữa chính quyền Mali và MINUSMA. Vì vậy, chính phủ Mali đề nghị Liên Hợp Quốc rút lực lượng MINUSMA ngay lập tức", ông Diop nói thêm.
Các thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải thông qua nghị quyết gia hạn nhiệm vụ của MINUSMA trước ngày 30/6. Để được thông qua, nghị quyết này đòi hỏi ít nhất 9 phiếu thuận và không có phiếu phủ quyết của Nga, Mỹ, Trung Quốc, Anh hoặc Pháp.
Theo hãng tin Reuters, chính quyền quân sự Mali đã không còn "mặn mà" với các đồng minh phương Tây truyền thống và chuyển hướng sang Nga để được hỗ trợ tăng cường khả năng quân sự.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia ngày 16/6 nói với Hội đồng Bảo an rằng sứ mệnh gìn giữ hòa bình chỉ có thể thành công nếu "có sự phối hợp chặt chẽ với Mali và tôn trọng chủ quyền của nước chủ nhà".
Khi được hỏi về tuyên bố của Ngoại trưởng Mali lâm thời ngày 16/6, đặc phái viên Liên Hợp Quốc ở Mali, El-Ghassim Wane, cho biết, quyết định về tương lai của MINUSMA tùy thuộc vào Hội đồng Bảo An.
"Các hoạt động gìn giữ hòa bình hoạt động trên cơ sở có sự đồng thuận của nước chủ nhà. Nếu không, hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình ở một quốc gia cụ thể sẽ vô cùng khó khăn, nếu không muốn nói là không thể", ông El-Ghassim nói.
Theo Liên Hợp Quốc, bạo lực đã gia tăng ở Tây Phi kể từ năm 2015, với các vụ tấn công được cho là có liên quan tới al-Qaeda và Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở các quốc gia láng giềng của Mali. Hàng nghìn người đã thiệt mạng và hơn 6 triệu người phải sơ tán.
LHQ khẳng định hỗ trợ Mali điều tra các vụ tấn công Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) đã cực lực lên án vụ tấn công sáng 22/4 nhằm vào doanh trại của lực lượng vũ trang sở tại ở miền Trung Mali. Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) làm nhiệm vụ tại Timbuktu, Mali, ngày 8/12/2021. Ảnh...