Liên Hợp Quốc đảm nhận giữ gìn hòa bình tại Trung Phi
Liên Hợp Quốc ngày 15/9 đã tiếp nhận nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Cộng hòa Trung Phi vốn trước đây do Liên minh châu Phi đảm nhiệm.
Theo đó, gần 500 binh sỹ và sỹ quan thuộc Lực lượng Giữ gìn hòa bình của Liên minh châu Phi (AU) tại Cộng hòa Trung Phi (MISCA) đã được biên chế vào Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi (MINUSCA).
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon cho biết, Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên Hợp Quốc tại Cộng hòa Trung Phi sẽ bắt đầu các hoạt động trợ giúp về quân sự và cảnh sát đối với quốc gia này theo tinh thần bản nghị quyết về Cộng hòa Trung Phi, do Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua hồi tháng Tư vừa qua. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc chỉ rõ sứ mệnh hiện nay của Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi là tiếp tục bảo vệ dân thường và hỗ trợ giai đoạn chuyển tiếp, trong đó có việc giúp đỡ Cộng hòa Trung Phi tái thiết lập các cơ cấu nhà nước.
Ngoài ra, Liên Hợp Quốc cũng sẽ xem xét tăng số binh sỹ làm nhiệm vụ tại đây lên 10 nghìn người cùng 1.800 cảnh sát, so với con số 6.500 binh sỹ và 1 nghìn cảnh sát hiện tại.
Video đang HOT
Một người dân tại Trung Phi nhận xét về sự hiện diện của lực lượng Liên Hợp Quốc tại nước này: “Tôi nghĩ rằng, đây chỉ là sự thay đổi lực lượng, có nghĩa là phái bộ giữ gìn hòa bình tại Cộng hòa Trung Phi được bàn giao cho Phái bộ Ổn định phối hợp đa diện của Liên hợp quốc tại Cộng hòa Trung Phi. Nhưng những gì chúng tôi đang chờ đợi, là họ sẽ mang đến cho chúng tôi an ninh và ổn định hơn so với trước đây”.
Bạo lực sắc tộc và tôn giáo đã tàn phá Cộng hòa Trung Phi kể từ khi phiến quân Seleka dùng vũ lực chiếm quyền kiểm soát đất nước và đưa chỉ huy Michel Djotodia lên làm tổng thống lâm thời. Tuy nhiên, ông Djotodia đã phải từ chức do không thể kiềm chế làn sóng tàn sát và cướp bóc của Seleka nhằm vào người Cơ đốc giáo. Các cộng đồng người Cơ đốc giáo đã thành lập lực lượng dân phòng để tấn công đáp trả. Bạo lực vẫn không giảm bất chấp sự hiện diện của một lực lượng đông đảo binh sỹ gìn giữ hòa bình của châu Phi và Pháp.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc và các tổ chức cứu trợ, khoảng 1/4 dân số Cộng hòa Trung Phi đã phải rời bỏ nhà cửa do lo ngại tình trạng bạo lực và thiếu lương thực.
Theo VOV
Website Hồi giáo cực đoan đe dọa ám sát Tổng thống Pháp
Một website Hồi giáo cực đoan đã kêu gọi ám sát Tổng thống Pháp Francois Hollande nhằm trả đũa việc Pháp can thiệp quân sự vào châu Phi.
Tổng thống Pháp Francois Hollande - Ảnh: Reuters
Al-Minbar Jihadi Media Network, website Hồi giáo cực đoạn có liên kết với tổ chức khủng bố al-Qaeda, kêu gọi những người Hồi giáo tiến hành những cuộc tấn công nhắm vào nước Pháp và nhắm vào những lợi ích của Pháp ở nơi khác để ủng hộ người Hồi giáo ở Cộng hòa Trung Phi và Mali, theo AFP ngày 24.3.
Trên diễn đàn của website này còn đăng tải 22 biểu ngữ, 1 video, 1 bài viết, và một bài thơ nhằm tiến hành chiến dịch tấn công khủng bố nước Pháp, AFP dẫn báo cáo của Tổ chức theo dõi khủng bố SITE (Mỹ) cho biết.
Website còn gửi thông điệp kêu gọi ám sát Tổng thống Pháp, làm khủng hoảng chính phủ Pháp "đầy nguyền rủa" và đánh bom nước Pháp.
Ông Hollande cho rằng đây không phải là lần đầu tiên có những mối đe dọa như thế này chống lại ông và nói: "Chúng tôi luôn cảnh giác cao độ".
Pháp gửi quân đến Mali hồi tháng 1.2013 nhằm loại trừ các phần tử Hồi giáo cực đoan đang kiểm soát khu vực sa mạc miền bắc Mali.
Ngoài ra, Pháp cũng điều khoảng 2.000 binh sĩ đến Cộng hòa Trung Phi nhằm hỗ trợ sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên minh châu Phi tại nước này sau một vụ đảo chính dẫn đến bạo động đẫm máu, theo AFP.
Theo TNO
Bạo lực gia tăng, Pháp điều thêm quân đến Trung Phi Chính phủ Pháp vào hôm 14.2 tuyên bố gửi thêm 400 quân sang Cộng hòa (CH) Trung Phi để ngăn chặn làn sóng bạo lực đang gia tăng tại đây, với hơn 100 trẻ em bị sát hại chỉ trong hai tháng qua. Một lính bắn tỉa Pháp đứng gác tại Bangui, thủ đô CH Trung Phi - Ảnh: Reuters Sau cuộc gặp...