Liên hợp quốc: Có thể kết thúc AIDS vào năm 2030 nếu đầu tư vào phòng ngừa và điều trị
Liên Hợp Quốc hôm thứ Năm (12/7) cho biết, thế giới có thể chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 nếu các quốc gia cam kết đầu tư vào công tác phòng ngừa và điều trị, cũng như thông qua luật không phân biệt đối xử.
Theo UNAIDS, chương trình phòng chống AIDS của Liên hợp quốc, vào năm 2022, ước tính có khoảng 39 triệu người trên thế giới đang sống chung với HIV. Virus này có thể tiến triển thành AIDS nếu không được điều trị.
Trụ sở của UNAIDS tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
UNAIDS cho biết một trong số các sáng kiến chống lại HIV là áp dụng luật không phân biệt đối xử và trao quyền cho các mạng lưới cộng đồng. Những người nhiễm HIV hoặc AIDS ở nhiều quốc gia phải đối mặt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử và bạo lực.
“Tiến bộ đạt được mạnh mẽ nhất ở các quốc gia và khu vực có nhiều khoản đầu tư tài chính nhất, chẳng hạn như ở miền đông và miền nam châu Phi, nơi các ca nhiễm HIV mới đã giảm 57% kể từ năm 2010″, báo cáo cho hay.
Tuy nhiên, UNAIDS nói thêm rằng đã có sự gia tăng mạnh các ca nhiễm mới ở Đông Âu và Trung Á, cũng như ở Trung Đông và Bắc Phi.
“Những xu hướng này chủ yếu là do thiếu các dịch vụ phòng ngừa HIV cho các nhóm dân số yếu và bị thiệt thòi cũng như các rào cản pháp luật và xã hội”, báo cáo cho biết.
Theo UNAIDS,có 1,3 triệu người mới nhiễm HIV vào năm ngoái và 630.000 người chết vì các bệnh liên quan đến AIDS.
LHQ và Ukraine kêu gọi gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen
Ngày 8/3, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kêu gọi gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, trong đó cho phép Kiev xuất khẩu ngũ cốc qua các cảng ở Biển Đen.
Tàu chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển tại Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 7/8/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu sau cuộc hội đàm với ông Guterres ở Kiev, Tổng thống Zelensky nêu rõ Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen là thỏa thuận cần thiết cho thế giới.
Về phần mình, ông Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của thỏa thuận này đối với an ninh lương thực và giá lương thực toàn cầu. Phát biểu với báo giới, ông Guterres khẳng định tầm quan trọng của việc tiếp tục triển khai Sáng kiến ngũ cốc ở Biển Đen sau ngày 18/3 tới và nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho phép sử dụng cơ sở hạ tầng xuất khẩu qua Biển Đen phù hợp với các mục tiêu của thỏa thuận này.
Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen được Nga và Ukraine ký riêng rẽ với LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 7/2022 tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vấn đề cung cấp lương thực và phân bón ra thị trường toàn cầu. Thỏa thuận này đã được gia hạn 120 ngày vào tháng 11/2022 và sẽ hết hạn vào ngày 18/3 tới nếu không tiếp tục được kéo dài.
Gần đây, Nga đã đưa ra tín hiệu không hài lòng với một số khía cạnh của thỏa thuận và yêu cầu gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nông sản của nước này.
Đầu tháng 3 này, Nga thông báo sẽ chỉ nhất trí gia hạn thỏa thuận ngũ cốc nếu lợi ích của các nhà sản xuất nông nghiệp nước này được tính đến. Ngoại trưởng Sergei Lavrov cũng cho biết xuất khẩu nông sản của Nga vẫn bị cản trở trong khi các lô phân bón miễn phí của nước này, trong đó có lô dành cho châu Phi, cũng bị phong tỏa tại các cảng ở châu Âu. Tuy nhiên, đại diện Liên minh châu Âu (EU) đã phủ nhận điều này.
LHQ cảnh báo nguy cơ bạo lực leo thang tại Bờ Tây Ngày 8/3, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Trung Đông đã hối thúc Israel và Palestine tìm cách xoa dịu căng thẳng tại khu vực Bờ Tây và tránh có các động thái khiến bạo lực leo thang. Người biểu tình Palestine xung đột với binh sĩ Israel tại làng Beit Dajan, khu Bờ Tây ngày 17/2/2023. Ảnh: THX/TTXVN LHQ đưa...