Liên Hợp Quốc, châu Âu phản đối lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Gutteres kêu gọi Mỹ đảo ngược sắc lệnh cấm nhập cư và người tị nạn người tại một số quốc gia Hồi giáo.
Ông Gutteres đồng thời khẳng định biện pháp này không phải là cách hiệu quả nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố xâm nhập vào nước Mỹ.
Ông Donald Trump bị chỉ trích vì có thái độ cứng rắn nhằm vào người nhập cư vào Mỹ. Ảnh: Reuters
Phát biểu với báo giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho rằng, quy định này cần được loại bỏ càng sớm càng tốt bởi vi phạm nguyên tắc cơ bản của Liên Hợp Quốc về phân biệt tôn giáo, sắc tộc.
Ông Gutteres nhấn mạnh, nếu mục tiêu là bảo vệ người Mỹ khỏi chủ nghĩa khủng bố thì biện pháp này thật sự không hiệu quả và bất hơp lý. Ông Gutteres, từng làm giám đốc Cơ quan người tị nạn Liên Hợp Quốc kêu gọi chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể dỡ bỏ sắc lệnh và thiết lập lại cơ chế tái định cư cho người tị nạn.
Cùng ngày, Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách về an ninh và đối ngoại Federica Mogherini cũng phản đối mạnh mẽ quyết định của Tổng thống Mỹ, cho rằng lênh cấm người Hồi giáo nhập cư là phá hủy giá trị bình đẳng của nước Mỹ và châu Âu được thiết lập từ hàng thế kỷ nay, nơi mọi người không bị phân biệt đối xử vì tôn giáo khác biệt.
“Không ai được phép tước đi quyền về nơi sinh, tôn giáo hay sắc tộc. Điều này đã được viết trong hiến pháp của châu Âu và cả nước Mỹ. Lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Mỹ sẽ làm gia tăng căng thẳng, làm mất lòng tin giữa người dân ở các quốc gia và dân tộc.
Video đang HOT
Khi bạn cấm một điều gì đó, xây một bức tường nào đó, tưởng rằng mình sẽ an toàn hơn, nhưng thực ra, đang tự xây dựng quanh mình các rào chắn ngăn chặn những người bạn và cơ hội đến với mình”, bà Mogherini nói.
Kêu gọi Tổng thống Donald Trump dỡ bỏ lệnh cấm, Cao ủy EU Mogherini khẳng định sẽ tiếp tục làm việc với các nước trong thế giới Hồi giáo để giúp đỡ người tị nạn trong khu vực.
Ngày 27/1, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh yêu gây chấn động thế giới, yêu cầu tạm thời không tiếp nhận người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới đồng thời cấm người nhập cư từ 7 quốc gia Hồi giáo trong đó có Iran, Libya, Somalia, Sudan, Yemen, Syria, thậm chí cả những người có thẻ xanh được cấp quyền sinh sống tại Mỹ. Ngay lập tức, lệnh cấm đã gây ra sự giận dữ hỗn loạn tại khắp các sân bay của Mỹ và làn sóng biểu tình, kiện cáo ở nhiều quốc gia.
Trước đó, nhiều quốc gia trong đó có các đồng minh của Mỹ như Anh, Pháp, Đức đã lên tiếng tuyên bố không đồng tình với chính sách của Tổng thống Donald Trump đồng thời cảnh báo, quyết định sẽ làm gia tăng sự hỗn loạn trên toàn cầu.
Là những công ty toàn cầu với các nhân viên đến từ khắp nơi trên thế giới, hàng loạt lãnh đạo trong giới công nghệ như Appe, Facebook, Google, Microsoft hai ngày qua đã có những phản ứng gay gắt về lệnh cấm vừa được ban hành.
Nhiều lãnh đạo tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ khẳng định họ sẽ khó tồn tại nếu như không có người nhập cư. Bởi đây là nguồn sáng tạo và sáng giá nhất từ khắp trên thế giới đến Mỹ để phục vụ cho sự phồn vinh, thịnh vượng của nước Mỹ.
(Theo VoV)
Nhà Trắng lý giải việc giữ bé trai 5 tuổi theo lệnh Trump
Bé trai 5 tuổi bị cảnh sát bắt giữ hơn 4 giờ và bị còng tay, được cho là công dân Mỹ có mẹ là người Iran.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer.
Theo Independent, bé trai 5 tuổi là một trong số hơn 100 người đầu tiên bị bắt giữ theo sắc lệnh cấm nhập cảnh vào Mỹ từ 7 quốc gia Hồi giáo của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Bé trai đã bị bắt giữ hơn 4 giờ, bị còng tay tại sân bay vì được coi là "mối đe dọa an ninh".
Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên của ông Trump, Sean Spicer bảo vệ quyết định này.
"Dựa vào tuổi và giới tính một người để xác định họ không tạo ra mối đe dọa là sai lầm", ông Spicer nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Hình ảnh từ máy quay cho thấy mẹ cậu bé lo lắng chờ đợi ở sân bay Dulles trước khi đoàn tụ với con trai.
Cậu bé được cho là tới Washington cùng một gia đình khác. Mẹ cậu bé sau đó hát "chúc mừng sinh nhật" bằng tiếng Anh và ôm hôn con trai. Trong video, người mẹ sinh ra ở Iran bế con trai 5 tuổi rời khỏi sân bay trong sự chúc mừng của những người xung quanh.
Mẹ cậu bé từ chối trả lời báo giới khi cùng con trai bước ra khỏi sân bay. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Mỹ Chris Van Hollen cho biết, hai mẹ con sống ở bang Maryland. Ông Hollen cảm thấy "tức giận" khi cậu bé bị tạm giữ lâu đến vậy.
Làn sóng biểu tình phản đối sắc lệnh gây tranh cãi của ông Trump tiếp tục lan rộng trong những ngày qua. Sắc lệnh cũng cấm người tị nạn Syria đến Mỹ.
Bé trai bị tạm giữ suốt 4 giờ được cho là công dân Mỹ, có mẹ là người Iran.
Tổng thống Mỹ Trump cho rằng, đây là chính sách giúp bảo đảm an toàn cho người Mỹ, tránh khỏi những mối đe dọa khủng bố từ bên ngoài. Đây là điều mà ông Trump nhắc đến trong suốt chiến dịch tranh cử.
"Không có gì tốt đẹp khi tìm kiếm những kẻ khủng bố trước khi chúng đặt chân vào đất nước này. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch của tôi", ông Trump viết trên Twitter ngày 30.1
Hồi đầu tuần này, ông Trump sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates vì chống lại sắc lệnh này. Ông Trump bổ nhiệm quyền bộ trưởng mới, người sẵn sàng thi hành mệnh lệnh của tỷ phú Mỹ.
Theo Danviet
Trump sa thải Bộ trưởng Tư pháp vì chống lệnh cấm nhập cư Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 30.1 sa thải quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates vì bà đã chỉ đạo cơ quan không bảo vệ sắc lệnh của ông Trump. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Sally Yates. Theo Guardian, ông Trump sa thải Sally Yates ngay sau khi có tin bà yêu cầu các luật sư của Bộ Tư pháp Mỹ...