Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng mất an ninh lương thực ở Syria
Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của Liên hợp quốc ngày 17/2 công bố báo cáo với dữ liệu mới “đáng báo động” về tình trạng người dân Syria thiếu khả năng tiếp cận lương thực đầy đủ đã lên tới con số kỷ lục với 12,4 triệu người, tương đương gần 60% dân số của nước này.
Xe chở bánh mì cung cấp cho người dân tị nạn ở trại Hirjila, Syria. Ảnh: Trần Hiếu/Pv TTXVN
Cuộc khủng hoảng kinh tế, mất việc làm do đại dịch COVID-19 và giá cả lương thực tăng cao, đã khiến gia tăng tình trạng khó khăn của người dân Syria, vốn đã phải di dời và suy kiệt sau một thập kỷ xung đột. Các phát hiện trong báo cáo này là kết quả của việc đánh giá tình trạng an ninh lương thực trên toàn quốc trong năm 2020 do cơ quan của Liên hợp quốc và các đối tác thực hiện vào cuối năm ngoái.
Đại diện WFP, kiêm Giám đốc quốc gia tại Syria, ông Sean O’Brien cho biết: “Tình hình chưa bao giờ tồi tệ hơn. Sau 10 năm xung đột, các gia đình Syria đã cạn kiệt tiền tiết kiệm khi họ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế ngày càng gia tăng”. Trong khi đó, chi phí cho các loại thực phẩm cơ bản để duy trì bữa ăn cho một gia đình trong vòng một tháng như bánh mì, gạo, đậu lăng, dầu và đường đã vượt xa mức lương trung bình.
WFP ước tính số người Syria bị mất an ninh lương thực nghiêm trọng, nghĩa là họ không thể tồn tại nếu không được hỗ trợ lương thực, đã tăng gấp đôi trong năm qua lên 1,3 triệu người. Cơ quan này cảnh báo 1,8 triệu người khác cũng đang gặp rủi ro nếu không có hành động khẩn cấp.
Hoạt động di cư nội địa trên thế giới gây thiệt hại 20 tỷ USD trong năm 2020
Ngày 12/1, Trung tâm Giám sát hoạt động di cư nội địa (IDMC) có trụ sở tại Geneva (Thụy Sĩ) công bố báo cáo cho biết hoạt động di cư nội địa trên thế giới đã gây thiệt hại tới 20 tỷ USD trong năm 2020, so với 13 tỷ USD trong năm 2018.
Người tị nạn Syria tại thị trấn Kilis, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, nguyên nhân gây ra thiệt hại trên là do số người phải đi tha hương gia tăng vào cuối năm 2019 và hiện lên tới 51 triệu người trên toàn thế giới. Trong 22 quốc gia trên thế giới, Syria chịu tác động kinh tế mạnh nhất, lên tới 5,6 tỷ USD, chiếm 14% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này. IDMC ước tính có gần 6,5 triệu người dân Syria phải rời bỏ nhà cửa vì điều kiện sống khắc nghiệt do cuộc xung đột kéo dài 10 năm qua tại nước này.
Tại Somalia, 2,6 triệu người dân phải rời bỏ nhà cửa, gây thiệt hại kinh tế 1 tỷ USD (khoảng 20% GDP của quốc gia này). Cộng hòa Dân chủ Congo, Yemen và Iraq cũng nằm trong số những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do hoạt động di cư nội địa.
Theo Giám đốc IDMC Alexandra Bilak, với số người di cư nội địa trên thế giới cao chưa từng có, việc đáp ứng nhu cầu của họ sẽ là gánh nặng tài chính lớn cho ngân sách phục vụ mục đích nhân đạo vốn của các nước vốn đã eo hẹp cũng như cho nền kinh tế các nước đang phải chịu tác động của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo định nghĩa của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), những người di cư nội địa là những người phải rời bỏ nhà cửa vì những lý do như xung đột vũ trang, thảm họa thiên tai và họ không vượt qua biên giới sang nước khác.
Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề tới tình hình nhân đạo tại Syria Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 29/07 đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng để nghe báo cáo về tình hình Syria. Báo cáo trước Hội đồng bảo an, Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock cho biết hiện nay Syria có khoảng 700 ca nhiễm;...