Liên hợp quốc cảnh báo tình hình mất an ninh tại trại tị nạn Al-Hol ở Syria
Liên hợp quốc (LHQ) ngày 28/6 đã hối thúc chính phủ các nước hồi hương công dân đang sống tại trại tị nạn Al-Hol ở Syria, trong bối cảnh có trên 100 người thiệt mạng tại đây trong vòng 18 tháng qua.
Trại tị nạn Al-Hol ở Syria. Ảnh: AFP/TTXVN
Nằm ở Đông Bắc Syria và do người Kurd kiểm soát, trại tị nạn Al-Hol là một cơ sở lưu trú dành cho người di tản. Tại đây hiện có khoảng 56.000 người sinh sống, trong đó khoảng 27.000 người là công dân Iraq và khoảng 19.000 người là công dân Syria. Nhiều người trong số này được cho là vẫn duy trì quan hệ với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Điều phối viên của LHQ tại Syria – ông Imran Riza – cho biết trại Al-Hol ngày càng mất an toàn và những trẻ em sinh sống tại đây đang đối mặt với một tương lai u ám. Theo ông, hiện khoảng 94% số người sống tại trại Al-Hol là phụ nữ và trẻ em.
Ông Riza nhấn mạnh vấn nạn bạo lực giới tại trại Al-Hol, theo đó khoảng 106 vụ giết người xảy ra tại trại này kể từ tháng 1/2021, nhiều nạn nhân trong các vụ này là phụ nữ. Trong khi đó, những trẻ em ở độ tuổi từ 12-14 thường bị tách khỏi gia đình và đưa tới một trung tâm khác, nơi các em có xu hướng bị cực đoan hóa và gia nhập các nhóm vũ trang.
Ông Riza cho rằng giải pháp duy nhất là giải tỏa khu trại này. Theo ông, một số người tị nạn Iraq đã được hồi hương, tuy nhiên nhiều quốc gia khác từ chối tiếp nhận trở lại các công dân của mình.
Syria hiện cũng phải đối mặt với nhiều khủng hoảng cả về chính trị, kinh tế và xã hội. Xung đột bùng phát năm 2011 đã nhanh chóng trở thành một cuộc xung đột phức tạp với sự tham gia của nhiều bên, trong đó có các nhóm thánh chiến và những thế lực nước ngoài. Bạo lực đã cướp đi sinh mạng của khoảng 500.000 người, trong khi hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Theo ông Riza, sự cấp thiết đối với các hoạt động nhân đạo tại Syria hiện nay ở mức chưa từng có và đang gia tăng, với 14,6 triệu người cần hỗ trợ nhân đạo – tăng 1,2 triệu người kể từ năm 2021 và cao nhất kể từ khi xung đột bắt đầu bùng phát. Ông cho biết: “Tác động đối với người dân Syria rất nặng nề, hơn 90% dân số nước này sống dưới mức nghèo khổ”.
Liên hợp quốc cảnh báo tình trạng khẩn cấp với các đại dương
Ngày 27/6, Hội nghị đại dương Liên hợp quốc lần thứ 2 đã khai mạc tại thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha nhằm tìm kiếm giải pháp giúp khôi phục hệ sinh thái các đại dương toàn cầu vốn đang ngày càng suy yếu.
Rác thải nhựa đe dọa đời sống các loài động, thực vật dưới đại dương. Ảnh minh họa: Unsplash
Phát biểu tại phiên khai mạc, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cảnh báo thế giới đang đương đầu với tình trạng khẩn cấp về đại dương khi các vùng biển đều rơi vào khủng hoảng. Phiên khai mạc có sự tham dự của hàng nghìn nhà hoạch định chính sách, chuyên gia và các bên quan tâm.
Thế giới loài người phụ thuộc vào các đại dương và tình trạng các hệ sinh thái đại dương nhưng các vùng biển đang chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng biến đối khí hậu và ô nhiễm. Các đại dương là nơi sinh ra 50% khí oxy mà con người hít thở, cung cấp nguồn thực phẩm và dinh dưỡng thiết yếu cho hàng tỷ người mỗi ngày. Bao phủ khoảng 70% diện tích bề mặt Trái Đất, các đại dương cũng là nơi giúp xoa dịu những tác động của biến đổi khí hậu tới sự sống trên đất liền nhưng với một cái giá rất đắt. Các đại dương cũng hấp thụ khoảng 25% khí thải CO2 (ngay cả khi khí thải tăng tới 50% trong 60 năm qua) khiến nước biển bị acid hóa, đe dọa các chuỗi thức ăn trong lòng đại dương và làm giảm khả năng hấp thụ carbon của các đại dương. Ngoài ra, vì các đại dương cũng hấp thụ hơn 90% lượng nhiệt dư thừa từ tình trạng ấm lên toàn cầu, các đợt sóng nhiệt xuất hiện ngày càng nhiều trong lòng đại dương, khiến nhiều rạn san hô quý chết đi và gia tăng những vùng biển chết thiếu oxy.
Đại diện Charlotte de Fontaubert từ Ngân hàng thế giới (WB), cho rằng thế giới đang bắt đầu hiểu ra tình trạng biến đổi khí hậu có thể tàn phá các hệ sinh thái đại dương ở mức độ nào. Theo Chương tình Môi trường LHQ (UNEP), mọi thứ trở nên tồi tệ hơn do tình trạng xả thải gây ô nhiễm tiếp diễn không hồi kết, trong đó có rác thải nhựa. Theo báo cáo mới được Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), dựa trên các xu hướng hiện nay, mức độ rác thải nhựa đổ ra các đại dương có thể tăng gần gấp 3 lên mức 1 tỷ tấn vào năm 2060. Ước tính, mỗi năm, hơn 1 triệu con chim biển và hơn 100.000 loài động vật có vú sống dưới biển chết do nuốt phải các hạt vi nhựa. Những hạt này đã được tìm thấy cả ở bên trong các lớp băng tại Bắc Cực và trong cơ thể của những loài cá sinh sống ở những tầng sâu nhất dưới đáy đại dương. Do đó, hội nghị lần này sẽ tập trung thảo luận về các giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, từ các biện pháp tái sử dụng tới áp dụng hạn mức sản xuất nhựa toàn cầu.
Bên cạnh đó, vấn đề đánh bắt cá cũng sẽ là một trong những chủ đề thảo luận chính trong hội nghị kéo dài 5 ngày này. Theo nhà khoa học trưởng của tổ chức phi chính phủ Oceana có trụ sở tại Mỹ, Kathryn Matthews, ít nhất 1/3 trữ lượng cá tự nhiên đã bị khai thác quá mức và chưa đến 10% diện tích đại dương được bảo vệ. Các tàu đánh bắt cá bất hợp pháp vẫn ngang nhiên hoạt động tại nhiều vùng biển. Hội nghị lần này còn là cơ hội thúc đẩy một biên bản ghi nhớ chung liên quan đến hoạt động khai mỏ biển sâu để khai thác các kim loại hiếm. Các nhà khoa học cảnh báo thế giới hiện có rất ít hiểu biết về các hệ sinh thái biển sâu vốn rất dễ chịu tổn thương và có thể mất nhiều thập kỷ để khôi phục nếu bị tổn hại. Một vấn đề trọng tâm khác tại hội nghị là "thực phẩm xanh" (blue food), một khái niệm mới có ý nghĩa đảm bảo khai thác hải sản dưới mọi hình thức- khai thác tự nhiên hay nuôi trồng- cần phải đảm bảo tính bền vững và có trách nhiệm xã hội đi kèm.
Tham dự hội nghị lần này tại Lisbon có các bộ trưởng và một số nhà lãnh đạo các quốc gia, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tuy đây không phải là phiên đàm phán chính thức nhưng các bên tham gia coi đây là cơ hội thúc đẩy một chương trình nghị sự tham vọng tại hai hội nghị thượng đỉnh quan trọng sẽ diễn ra vào cuối năm nay, gồm Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của LHQ về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra vào tháng 11 tại Ai Cập và sau đó là Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia công ước LHQ về đa dạng sinh học (COP15) sẽ diễn ra tại Montreal, Canada. Các đại dương vốn đã trở thành tâm điểm thảo luận để hoàn thành một hiệp ước toàn cầu nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra tình trạng tuyệt chủng hàng loạt chưa từng thấy trong 65 triệu năm qua. Mục đích chính của hiệp ước là đưa 30% diện tích đất liền và đại dương vào diện các khu vực được bảo vệ.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị gia hạn nghị quyết viện trợ cho Syria Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 20/6 đã kêu gọi Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ gia hạn thêm 1 năm việc ủy quyền viện trợ xuyên biên giới vào Tây Bắc Syria. Trẻ em tại một trại tị nạn ở tỉnh Idlib, Syria ngày 17/12/2020. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại cuộc họp hằng tháng của HĐBA LHQ về...