Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ Syria bị chia cắt
Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 10/7 cảnh báo, các thỏa thuận nhằm giảm leo thang xung đột tại Syria góp phần dẫn tới thời kỳ ổn định ở quốc gia Trung Đông này, nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời và cần đảm bảo không khiến Syria bị chia cắt.
Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura (Ảnh: UN)
Phát biểu họp báo sau cuộc gặp với phái đoàn chính phủ Syria trong khuôn khổ vòng hòa đàm thứ 7 tại Geneva (Thụy Sĩ), Đặc phái viên LHQ về Syria Staffan de Mistura cảnh báo nguy cơ Syria có thể bị chia cắt mặc dù tình hình hiện nay đã tạm thời ổn định nhờ các thỏa thuận giảm leo thang chiến sự.
Ông Mistura thừa nhận khó có thể mong đợi bước đột phá tại vòng hòa đàm này nhưng hy vọng các bên tại Syria sẽ đạt được một số bước tiến. Ông Mistura nhấn mạnh các thỏa thuận ngừng bắn hiện nay chỉ là giải pháp tạm thời và phải tránh sự chia cắt Syria.
Video đang HOT
Ông Mistura cho biết các cuộc thảo luận đang diễn ra tại Amman (Jordan) tập trung giám sát việc thực hiện đầy đủ lệnh ngừng bắn ở Tây Nam Syria do Nga và Mỹ làm trung gian. Đây là nỗ lực kiến tạo hòa bình đầu tiên của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump trong cuộc chiến tại Syria.
“Khi hai cường quốc cùng nhất trí về một thỏa thuận ngừng bắn thì cơ hội để thỏa thuận đó thành công là rất lớn. Thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ cuối tuần qua tới nay vẫn được các bên nghiêm túc thực thi”, Đặc phái viên Staffan de Mistura cho biết.
Thành phố Deraa ở phía bắc Syria là một trong những nơi bị tàn phá do chiến sự (Ảnh: Reuters)
Cũng theo ông Mistura, mặc dù thỏa thuận ngừng bắn mà các bên đạt được tại Astana (Kazakhstan) hồi tuần trước đã thất bại trong việc xây dựng một cơ chế giám sát nhưng xét một cách toàn diện, thỏa thuận này đã tạo điều kiện để nhiều việc được giải quyết đúng hướng.
Đây là vòng hòa đàm thứ 7 về Syria tại Geneva. Đại diện của chính phủ Syria và các lực lượng đối lập dự kiến sẽ đàm phán trong 5 ngày với sự trung gian của LHQ nhằm tìm kiếm giải pháp cho cuộc chiến kéo dài gần 7 năm qua tại quốc gia Trung Đông này. Điểm khó trong các vòng hòa đàm là các lực lượng đối lập không thống nhất thành một phái đoàn. Vì vậy, các cuộc đàm phán trở nên rất phức tạp.
Các bên sẽ tập trung vào 4 vấn đề chính, bao gồm một bản hiến pháp mới, quyền điều hành đất nước, các cuộc bầu cử và cuộc chiến chống khủng bố.
Nhật Minh
Theo Dantri
Cường độ chiến sự tại Aleppo không giảm
Ngày 2-10, các lực lượng của chính phủ Syria tiếp tục tiến vào khu vực phía đông TP Aleppo do quân nổi dậy kiểm soát.
Máy bay Nga vẫn tiếp tục tăng cường không kích yểm trợ cho các lực lượng Syria phản công. Nói chung, các lực lượng Syria tiến công mà không gặp trở ngại nào lớn.
Trên mặt trận ngoại giao, Bộ Ngoại giao Nga cho biết tối 1-10 (giờ địa phương), Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry lại tiếp tục điện đàm hai lần để giải quyết tình hình chiến sự Syria. Nội dung chưa được tiết lộ.
Song song theo đó, người phụ trách hoạt động nhân đạo của LHQ Stephen O'Brien đã kêu gọi hành động khẩn cấp để cứu trợ 250.000 dân trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Aleppo. Ông đánh giá mạng lưới y tế trong khu vực này gần như bị xóa sổ và ông kêu gọi quân nổi dậy cho hàng trăm người dân cần chăm sóc y tế sơ tán ngay.
Theo AFP, lần thứ hai bệnh viện lớn nhất trong khu vực do quân nổi dậy kiểm soát ở Aleppo lại bị tấn công lần thứ hai với hai thùng chất nổ. Tổ chức Thầy thuốc không biên giới đã kêu gọi chính quyền Syria và Nga ngừng tấn công.
TNL
Theo PLO
Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria có thể sẽ phá sản Ngày 12-9, một nhóm nổi dậy Hồi giáo có ảnh hưởng ở Syria mang tên Ahrar Al-Sham tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn chỉ củng cố thêm quyền lực cho chính phủ và "gia tăng nỗi đau khổ cho nhân dân". Thỏa thuận ngừng bắn giữa quân đội chính phủ và quân nổi dậy do hai ngoại trưởng Nga và Mỹ dàn xếp...