Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ bất ổn tại Yemen
Giao tranh giữa các nhóm vũ trang miền Nam với các lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen leo thang, đã khiến hàng chục người thiệt mạng.
Ngày 20/8, Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Yemen Martin Griffiths cho biết, sự chia rẽ tại Yemen có nguy cơ trở thành mối đe dọa và cấp bách hơn nếu tình hình ở miền Nam nước này tiếp tục diễn biến phức tạp.
Tuyên bố này của Đặc phái viên Griffiths đưa ra sau khi các nhóm vũ trang ở miền Nam Yemen đã chiếm giữ hầu hết các căn cứ quân sự và an ninh của chính phủ Yemen gần cảng Aden.
Phiến quân Houthi tại Yemen. Ảnh: Reuters
“Việc tiếp tục tình trạng hiện tại đơn giản là không thể kiểm soát được. Chức năng của các tổ chức nhà nước gần như bị phá vỡ và cuộc sống hàng ngày của người dân trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Tôi hy vọng rằng tất cả các bên liên quan tại Yemen từ mọi miền của đất nước đều coi sự kiện ở Aden là một dấu hiệu rõ ràng rằng, cuộc xung đột hiện tại phải được chấm dứt nhanh chóng và theo cách giải quyết nhu cầu của người Yemen trên toàn quốc”.
Video đang HOT
Aden được coi là thành trì của chính quyền Tổng thống Yemen Mansour Hadi được quốc tế công nhận. Ông Hadi hiện đang sống lưu vong tại Saudi Arabia kể từ khi lực lượng phiến quân Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa năm 2014. Ngày 10/8 vừa qua, các nhóm vũ trang ở miền Nam Yemen được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất hậu thuẫn đã giành quyền kiểm soát phần lớn Aden, trong đó có 5 doanh trại quân đội, phủ Tổng thống và Văn phòng Thủ tướng.
Giao tranh giữa các nhóm vũ trang miền Nam với các lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen do Saudi Arabia ủng hộ tại Aden đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Diễn biến này được xem là nguy cơ làm lung lay mối quan hệ liên minh giữa Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab trong chiến dịch kéo dài hơn 4 năm qua chống lại lực lượng Houthi tại Yemen.
Liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu đã can thiệp vào Yemen từ tháng 3/2015 nhằm hỗ trợ Tổng thống Hadi sau khi nhóm vũ trang Houthi buộc ông phải lưu vong và chiếm giữ phần lớn phía Bắc đất nước, bao gồm cả thủ đô Sanaa. Cuộc chiến ở Yemen đã làm hàng chục nghìn người thiệt mạng, đẩy đất nước này rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất thế giới với 24 triệu người, tức hơn 2/3 dân số nước này, đang cần được viện trợ khẩn cấp./.
Theo Anh Tuấn/VOV1 (biên dịch)
Reuters
Diễn biến quân sự mới tại thành phố Aden của Yemen
Ngày 17/8, nhóm vũ trang Hội đồng Chuyển tiếp miền Nam (STC) đã bỏ trống các tòa nhà công cộng quan trọng ở thành phố Aden của Yemen, mà phe này đánh chiếm của các lực lượng liên minh trung thành với Tổng thống Abedrabbo Mansour Hadi.
Các lực lượng thuộc Hội đồng chuyển tiếp miền Nam (STC) ở Yemen tuần tra tại thành phố cảng Aden ngày 7/8/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Thông tin Yemen Muammar al-Iryani nêu rõ những người ủng hộ STC đã rút khỏi trụ sở chính quyền của Tổng thống Hadi, tòa án tối cao, ngân hàng trung ương và bệnh viện chính ở Aden. Ông cũng cho hay các tay súng cũng đang chuẩn bị rút khỏi Bộ Nội vụ và nhà máy lọc dầu ở Aden.
Aden được coi là thành trì của chính quyền Tổng thống Yemen Mansour Hadi được quốc tế công nhận. Ông Hadi hiện đang sống lưu vong ở Saudia Arabia kể từ khi lực lượng phiến quân Houthi đánh chiếm thủ đô Sanaa hồi năm 2014.
Ngày 10/8 vừa qua, các nhóm vũ trang ở miền Nam Yemen được UAE hậu thuẫn đã giành quyền kiểm soát phần lớn Aden, trong đó có 5 doanh trại quân đội, phủ Tổng thống và Văn phòng Thủ tướng.
Giao tranh giữa các nhóm vũ trang miền Nam với các lực lượng ủng hộ Chính phủ Yemen cho Saudi Arabia ủng hộ tại Aden đã khiến hàng chục người thiệt mạng. Diễn biến này được xem là đòn làm lung lay mối quan hệ liên minh giữa Saudi Arabia và UAE trong chiến dịch kéo dài hơn 4 năm qua chống lại lực lượng Houthi tại Yemen.
Ngay sau khi nổ ra xung đột, Saudi Arabia đã mời Chính phủ của Tổng thống Hadi và STC tham gia một cuộc gặp tại thủ đô Riyadh nhằm giải quyết xung đột thông qua đối thoại. Saudi Arabia đề nghị một lệnh ngừng bắn tại Aden và cảnh báo sẽ có biện pháp quân sự đối với lực lượng ở miền Nam Yemen.
Trong khi đó, Chính phủ của ông Hadi đã từ chối tham gia các cuộc đàm phán với phe đối lập cho tới khi lực lượng này rút khỏi những vị trí đã chiếm giữ trong cuộc giao tranh đẫm máu hồi tuần trước.
Cùng ngày, Aramco, công ty năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Saudi Arabia cho biết phiến quân Houthi tại Yemen đã phóng hỏa cơ sở hóa lỏng khí tự nhiên của công ty này. Tuy nhiên vụ tấn công không gây ra thương vong hay làm gián đoạn hoạt động sản xuất. Hiện đám cháy đã được kiểm soát.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih đã khẳng định vụ tấn công mới nhất là do các máy bay không người lái thực hiện, đồng thời lên án vụ tấn công nhằm mục đích làm gián đoạn nguồn cung dầu mỏ quốc tế.
Trong những tháng gần đây, phiến quân Houthi đã tiến hành hàng loạt vụ tấn công qua biên giới bằng tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào các căn cứ không quân và các cơ sở khác của Saudi Arabia. Houthi tuyên bố đây là sự đáp trả cho cuộc chiến do Saudi Arabia dẫn đầu tại Yemen.
Liên minh quân sự do Saudi Arabia dẫn đầu đã can thiệp vào Yemen từ tháng 3/2015 nhằm hỗ trợ Tổng thống Hadi sau khi nhóm vũ trang Houthi buộc ông phải lưu vong và chiếm giữ phần lớn phía Bắc đất nước, bao gồm cả thủ đô Sanaa.
Cuộc chiến ở Yemen đã làm hàng chục nghìn người thiệt mạng, đẩy đất nước này rơi vào cuộc khủng hoảng nhân đạo trầm trọng nhất thế giới với 24,1 triệu người - hơn 2/3 dân số nước này - đang cần được viện trợ khẩn cấp.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Phiến quân phóng tên lửa vào cuộc diễu binh, 40 người chết thảm Ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong cuộc tấn công bằng tên lửa nhằm vào một cuộc diễu binh ở Aden (Yemen). Hiện trường vụ tấn công nhằm vào cuộc diễu binh ở Aden. Ảnh: AP Hãng tin AP dẫn lời quan chức Yemen cho biết cuộc diễu binh hôm nay, 1/8, tại một khu...