Liên hợp quốc cảnh báo mối đ.e dọ.a tới sức khỏe cộng đồng ở Goma
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 3/2, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) cho biết các th.i th.ể người thiệ.t mạn.g do bạo lực trên đường phố, việc không có nước sạch và mùa mưa ngày càng dữ dội đang gây rủi ro ngày càng lớn đối với sức khỏe cộng đồng ở thành phố Goma, CHDC Congo.
Người tị nạn gần thành phố Goma, tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 24/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo OCHA, trong khi các nỗ lực khử trùng nước đang được tiến hành với sự hỗ trợ của các đối tác nhân đạo, tình trạng thiếu nước uống đã buộc người dân ở Goma phải dựa vào nguồn nước chưa qua xử lý từ hồ Kivu. Và mùa mưa khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
Tội phạm là một yếu tố phức tạp khác sau vụ tấ.n côn.g của nhóm vũ trang M23 tại miền Đông CHDC Congo hồi tuần trước. Văn phòng trên cho hay 2 tổ chức nhân đạo và các cơ quan chính phủ đã báo cáo về tình trạng cướp bóc xe cộ hồi cuối tuần qua. Hiện các tổ chức cứu trợ đang đán.h giá tác động của việc cướp bóc kho hàng khi các tổ chức này nỗ lực cung cấp viện trợ trong và xung quanh Goma.
Video đang HOT
Cũng theo OCHA, văn phòng này đã tham gia cùng các đối tác cứu trợ khảo sát các địa điểm di dời trong và xung quanh Goma. Những phát hiện ban đầu cho thấy nhiều trại đã bị cướp bóc, phá hủy và bỏ hoang. Trong khi một số người có thể đã trở về cộng đồng của họ hoặc tìm nơi trú ẩn ở nơi khác, nhiều người vẫn không có nơi trú ẩn đầy đủ và không được tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu.
Số liệu thống kê của OCHA cho thấy cứ 4 người ở CHDC Congo thì có 1 người phải đối mặt với nạn đói cấp tính, bao gồm cả tr.ẻ e.m, phụ nữ mang thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
Bạo lực có vũ trang, xung đột liên tục và giá lương thực tăng cao là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở CHDC Congo. Theo Phái bộ của Liên hợp quốc tại CHDC Congo (MONUSCO), họ lo ngại về việc nhóm M23 được báo cáo đang tiến về phía thủ phủ Bukavu của Nam Kivu. Nhóm này được cho là đang củng cố sự hiện diện ở Goma băng cách tuần tra thường xuyên và khám xét nhà dân. Đã có báo cáo về tình trạng cướp bóc và chiếm giữ nhà riêng do nhóm trên gây ra cùng với việc thu giữ xe cộ, bao gồm cả xe thuộc sở hữu của các tổ chức nhân đạo.
Trong một diễn biến khác liên quan, Chủ tịch Cộng đồng Phát triển miền Nam châu Phi (SADC), Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa và Chủ tịch Cộng đồng kinh tế Đông Phi (EAC), Tổng thống Kenya William Ruto cùng ngày cho biết hai cộng đồng kinh tế khu vực này đã nhất trí tổ chức hội nghị thượng đỉnh chung về cuộc xung đột tại CHDC Congo.
Dự kiến, hội nghị này sẽ diễn ra tại thành phố Dar es Salaam của Tanzania vào ngày 8/2 tới sau cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày 7/2.
Hội nghị thượng đỉnh chung giữa SADC và EAC được xem là kết quả nối tiếp của Hội nghị các nhà lãnh đạo SADC tại Zimbabwe hôm 31/1 vừa qua. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo SADC đã kêu gọi bộ trưởng Quốc phòng các nước trong khu vực và các tướng lĩnh cấp cao của họ được cử đến CHDC Congo, đảm bảo an toàn cho phái bộ của SADC tại miền Đông nước này (SAMIDRC).
Thêm hơn 100.000 người phải di dời trong các cuộc đụng độ ở CHDC Congo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 6/3, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết trong 2 ngày giao tranh, tại khu vực miền Đông CHDC Congo đã có hơn 100.000 người phải rời bỏ nhà cửa.
Em nhỏ theo cha mẹ sơ tán tránh xung đột tại trại tị nạn ở ngoại ô Goma, tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 8/2/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo LHQ, khoảng 80.000 người sống ở thị trấn Nyanzale, tỉnh Bắc Kivu cũng như hàng chục nghìn người khác phải di dời do các cuộc đụng độ trước đó trong khu vực.
Hôm 4/3, Phong trào 23 tháng 3 (M23) đã phát động một cuộc tấ.n côn.g nhằm vào một số thị trấn, mở rộng quyền kiểm soát về phía Bắc tại các khu vực Rutshuru và Masisi. Theo các nguồn tin y tế và các nhâ.n chứn.g, đã có ít nhất 15 thường dân, bao gồm cả tr.ẻ e.m, thiệ.t mạn.g ở Nyanzale trong các cuộc tấ.n côn.g bằng pháo kích nhằm vào các khu vực có người sinh sống. Đến tối 6/3, các cuộc đụng độ vẫn diễn ra tại một số khu vực, bao gồm cả thị trấn Kibirizi, nơi hầu như không có người dân và nhân viên nhân đạo.
Một báo cáo nội bộ của Phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ tại CHDC Congo (MONUSCO) cáo buộc M23 "bắ.n đạn sún.g cối vào trại nhận dạng Kihondo (dành cho những người phải di dời), cách Nyanzale 3 km, làm bị thương 12 thường dân, trong đó 5 người đã thiệ.t mạn.g do bị thương quá nặng. Báo cáo này cho biết thêm, M23 cũng được cho là đã bắ.n 6 quả đạn sún.g cối tại khu vực gần một căn cứ của LHQ, làm bị thương một dân thường khác.
Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (OCHA) cho hay việc M23 tiếp quản Nyanzale đã châm ngòi cho cuộc di cư của hơn 100.000 người, đồng thời cảnh báo rằng những người này có thể "buộc phải chạy trốn lần nữa nếu tình trạng thù địch vẫn tiếp diễn".
Số liệu của LHQ cho thấy hồi cuối năm 2023 có gần 7 triệu người phải di dời ở CHDC Congo, trong đó riêng tại tỉnh Bắc Kivu có 2,5 triệu người.
Giao tranh leo thang tại CHDC Congo Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, quân đội CHDC Congo và phong trào thánh chiến M23 ngày 24/1 đã giao tranh bên ngoài thủ phủ Goma của tỉnh Bắc Kivu. Trước tình hình này, các nước Anh, Mỹ và Pháp kêu gọi công dân của họ rời khỏi thành phố Goma, đồng thời cảnh báo tình hình có thể xấu đi nhanh...