Liên Hợp Quốc cảnh báo: Cuộc khủng hoảng Ngân hàng Trung ương đe dọa kinh tế Libya
Phái bộ hỗ trợ của Liên Hợp Quốc tại Libya (UNSMIL) vừa đưa ra tuyên bố bày tỏ mối quan ngại sâu sắc ‘về tình hình ngày càng xấu đi ở Libya’ đe dọa đến sự ổn định của đất nước.
Trọng tâm của cuộc khủng hoảng này là tranh chấp về quyền kiểm soát Ngân hàng Trung ương Libya, báo động về khả năng sử dụng sai mục đích các nguồn tài chính của quốc gia.
Nhân viên Bộ Nội vụ đứng gác trước Ngân hàng Trung ương ở Tripoli, Libya. Nguồn: Reuters
Video đang HOT
Tuyên bố của UNSMIL, nêu bật tính cấp bách của tình hình, nhấn mạnh đến nhu cầu đạt được sự đồng thuận dựa trên các thỏa thuận chính trị, luật hiện hành và nguyên tắc độc lập của ngân hàng trung ương. Phái bộ của Liên Hợp Quốc công bố ý định triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với tất cả các bên liên quan đến cuộc khủng hoảng Ngân hàng Trung ương Libya, nhằm làm trung gian cho một giải pháp ngăn chặn sự tình trạng leo thang hơn nữa.
Tình hình ngày càng trở nên bấp bênh khi nền kinh tế Libya, vốn phụ thuộc nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ, bị gián đoạn đáng kể. Gần đây, một số mỏ dầu quan trọng đã phải ngừng hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc dừng nguồn thu nhập chính của đất nước. Hành động này nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng, vì sản xuất và xuất khẩu dầu rất quan trọng đối với sự ổn định tài chính của Libya.
Trước đó, ngày 26.8, chính quyền miền Đông Libya đã ra lệnh đóng cửa các mỏ dầu trong khu vực này, nơi chiếm gần như toàn bộ sản lượng dầu của đất nước do căng thẳng liên quan đến những tranh chấp quyền lãnh đạo của Ngân hàng Trung ương.
Chính phủ được quốc tế công nhận tại Tripoli và Tập đoàn Dầu khí quốc gia (NOC), cơ quan kiểm soát các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Libya, vẫn chưa xác nhận về việc đóng cửa này.
Trong tuyên bố của mình, UNSMIL kêu gọi đình chỉ các quyết định đơn phương có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng, dỡ bỏ tình trạng đóng cửa các mỏ dầu, chấm dứt leo thang và sử dụng vũ lực, đồng thời bảo vệ nhân viên Ngân hàng Trung ương. Các biện pháp này rất quan trọng để ổn định tình hình và ngăn chặn thiệt hại thêm cho nền kinh tế vốn mong manh của Libya.
Cuộc tranh giành quyền kiểm soát Ngân hàng Trung ương và doanh thu dầu mỏ quốc gia của các phe phái làm nổi bật những chia rẽ sâu sắc bên trong Libya, vốn đã trở nên trầm trọng hơn sau nhiều năm xung đột và chia rẽ chính trị. Vì vậy, khi Liên Hợp Quốc vào cuộc để làm trung gian, giới quan sát kỳ vọng các bên sẽ đạt được một giải pháp hợp lý, giúp bảo đảm nguồn tài chính của Libya được quản lý theo cách có lợi cho toàn bộ quốc gia.
LHQ quan ngại về tình hình kinh tế, an ninh ở Libya
Ngày 20/8, Liên hợp quốc (LHQ) đã bày tỏ quan ngại về tình hình kinh tế và an ninh đang xấu đi nhanh chóng ở Libya, đồng thời lên án các động thái đơn phương làm gia tăng căng thẳng giữa các bên ở quốc gia Bắc Phi này.
Lực lượng an ninh gác tại hiện trường một vụ tấn công ở thành phố Zliten, cách thủ đô Tripoli của Libya 170km về phía đông. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông-Bắc Phi, phát biểu trước Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ, bà Stephanie Koury, quyền Đại diện đặc biệt về các vấn đề chính trị tại Phái bộ Hỗ trợ LHQ tại Libya (UNSMIL), nhấn mạnh trong 2 tháng qua, tình hình ở Libya đã xấu đi nhanh chóng. Các hành động đơn phương của các nhân tố chính trị, quân sự và an ninh ở Libya đã làm gia tăng căng thẳng, gây sâu sắc thêm sự chia rẽ về thể chế và chính trị cũng như làm phức tạp thêm các nỗ lực đàm phán về một giải pháp chính trị.
Bà Koury trích dẫn một số sự kiện kể từ đầu tháng 8 này như giao tranh giữa các nhóm vũ trang ở ngoại ô Tripoli cũng như các âm mưu nhằm vào Thống đốc Ngân hàng trung ương Libya bằng vũ lực. Theo bà, việc không có các cuộc đàm phán chính trị mới để thành lập một chính phủ thống nhất và tổ chức các cuộc bầu cử sẽ khiến bất ổn chính trị, tài chính và an ninh ở Libya trở nên tồi tệ hơn, gây chia rẽ chính trị và lãnh thổ ở nước này. Điều này sẽ đẩy Libya và khu vực vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng hơn.
Bà Koury cho biết thêm người dân Libya thất vọng về tình hình hiện nay của đất nước bởi họ đã phải hứng chịu những mất mát mà bất ổn an ninh và chính trị gây ra cho cuộc sống của họ. Nhiều người lo sợ về nguy cơ bùng phát xung đột một lần nữa.
Với 6,8 triệu dân, Libya đã phải vật lộn để phục hồi sau nhiều năm xung đột kể từ cuộc chính biến lật đổ Tổng thống Moamer Kadhafi vào năm 2011. Quốc gia Bắc Phi này vẫn bị chia rẽ giữa một chính phủ được LHQ công nhận có trụ sở tại thủ đô Tripoli và một chính quyền đối địch ở miền Đông được lực lượng quân đội của Tướng Khalifa Haftar hậu thuẫn. Tình trạng tái diễn giao tranh hiện nay làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột rộng lớn hơn, đe dọa quá trình chuyển đổi chính trị do LHQ bảo trợ và đẩy nước này vào tình trạng hỗn loạn nghiêm trọng hơn.
Leo thang xung đột đe dọa tiến trình chuyển đổi chính trị ở Libya Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, giới phân tích trong khu vực cho rằng giao tranh tái diễn ở Libya đã làm dấy lên những lo ngại về cuộc xung đột rộng lớn hơn, đe dọa tiến trình chuyển đổi chính trị do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ và đẩy đất nước bị chiến tranh tàn phá này vào tình trạng...