Liên Hợp Quốc bình luận về khả năng loại Nga khỏi tổ chức lớn nhất thế giới
Liên Hợp Quốc cho rằng việc loại Nga khỏi tổ chức này sẽ không góp phần vào việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Ông Stephane Dujarric – người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết LHQ không tin rằng việc loại trừ bất kỳ quốc gia nào khỏi tổ chức sẽ góp phần vào việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Ông Stephane Dujarric – người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc. Ảnh: ANADOLU
Video đang HOT
“Đối với LHQ, chúng tôi không tin rằng việc loại trừ các quốc gia thành viên góp phần vào việc tìm kiếm hòa bình lâu dài” – hãng tin Nga RIA Novosti dẫn lời ông Dujarric nói hôm 16-2, khi được hỏi về phản ứng của Ban thư ký LHQ với nghị quyết của Nghị viện châu Âu kêu gọi loại Nga khỏi các tổ chức quốc tế, bao gồm Hội đồng Bảo an LHQ.
Trước đó trong ngày 16-2, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và các nước thuộc khối này “có thêm hành động để cô lập Nga trên trường quốc tế”, bao gồm tư cách thành viên trong các tổ chức và cơ quan quốc tế như Hội đồng Bảo an LHQ, hãng thông tấn TASS đưa tin.
Theo báo Nga Argumenty i Fakty (Luận chứng và Sự kiện), trong một tuyên bố đưa ra hồi tháng 8-2022, Bộ Ngoại giao Nga nói rằng phương Tây sẽ không thành công trong việc trục xuất Liên bang Nga khỏi LHQ. Đại hội đồng LHQ có thể đưa ra quyết định như vậy theo khuyến nghị của Hội đồng Bảo an, nhưng Liên bang Nga là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an và có quyền phủ quyết, Bộ này giải thích.
Theo hãng tin Reuters, Đại hội đồng LHQ vào tuần tới sẽ bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết nhấn mạnh “sự cần thiết phải đạt được, càng sớm càng tốt, một nền hòa bình toàn diện, công bằng và lâu dài” ở Ukraine phù hợp Hiến chương LHQ.
Nghị quyết một lần nữa yêu cầu Nga rút quân và kêu gọi ngừng chiến sự. Đại hội đồng LHQ gồm 193 thành viên khả năng sẽ bỏ phiếu vào ngày 23-2 sau hai ngày diễn thuyết của hàng chục quốc gia nhằm đánh dấu ngày Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Nghị viện châu Âu thông qua luật cấm bán ô tô chạy bằng xăng và dầu diesel
Nghị viện châu Âu (EP) ngày 14/2 đã chính thức thông qua luật cấm bán ô tô mới chạy bằng xăng và dầu diesel trong Liên minh châu Âu (EU) từ năm 2035, nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang xe điện trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Bơm xăng cho phương tiện tại một trạm bán xăng ở Rome, Italy. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Theo luật mang tính bước ngoặt này, đến năm 2035 các nhà sản xuất xe hơi phải đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải khí CO2 ở mức 100%, đồng nghĩa với việc các hãng này không thể bán chiếc xe mới chạy bằng nhiên liệu hóa thạch ở 27 quốc gia thành viên EU. Luật cũng bao gồm mục tiêu lượng phát thải khí CO2 đối với những chiếc xe mới được bán ra kể từ năm 2030 giảm 55% so với năm 2021 và cao hơn rất nhiều mục tiêu hiện nay là 37,5%.
Nhà đàm phán hàng đầu của EP về luật này, Jan Huitema nêu rõ: "Chi phí vận hành của một chiếc xe điện thấp hơn so với chi phí vận hành của một chiếc xe chạy bằng động cơ đốt trong. Điều quan trọng là sản xuất ra nhiều xe điện giá cả phải chăng hơn cho người tiêu dùng".
Hồi tháng 10/2022, quốc hội các nước EU đã thông qua luật cấm bán ô tô sử dụng năng lượng hóa thạch từ năm 2035. Tuy nhiên, luật này vẫn cần được chính thức thông qua trước khi có hiệu lực. Lần thông qua cuối cùng dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 3 tới.
Luật mới, được Ủy ban châu Âu (EC) lần đầu tiên đề xuất hồi năm 2021, là trụ cột chính trong gói các biện pháp rộng rãi hơn của EU nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chống biến đổi khí hậu của khối.
Bỉ nêu lý do không thể gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine Bỉ sẵn sàng cung cấp các hình thức hỗ trợ khác cho Ukraine, quốc gia đang bị xung đột tàn phá ở châu Âu. Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo. Ảnh: EPA Mạng tin Euractiv.com ngày 10/2 dẫn lời Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo cho biết, nước này sẽ không gửi máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine vì chúng cần thiết...