Liên Hiệp Quốc lo ngại Myanmar sẽ nội chiến như Syria
Văn phòng nhân quyền của Liên Hiệp Quốc ngày 13-4 nêu lo ngại tình hình Myanmar có nguy cơ leo thang căng thẳng trở thành nội chiến, giống như trường hợp của Syria trước đây.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền Michelle Bachelet – Ảnh: REUTERS
Trong tuyên bố mới nhất, Cao ủy Liên Hiệp Quốc về vấn đề nhân quyền Michelle Bachelet điểm qua tình hình Myanmar gần đây, nói 3.080 người đã bị bắt và có báo cáo rằng 23 người đã bị tuyên án tử sau “những phiên xét xử bí mật”.
“Tôi sợ rằng tình hình tại Myanmar đang tiến tới một cuộc xung đột toàn diện. Các nước không thể cho phép sai lầm chết người trong quá khứ tại Syria hay bất cứ nơi nào khác tái diễn” – bà Bachelet tuyên bố, đồng thời kêu gọi ngừng “cuộc tàn sát” hiện nay tại Myanmar.
Video đang HOT
Nhiều cuộc biểu tình tại Myanmar gần đây xuất phát từ cuộc chính biến hồi đầu tháng 2, khi quân đội bắt giữ Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự khác.
Quân đội Myanmar tuyên bố kiểm soát đất nước và cam kết sẽ có cuộc bầu cử công bằng trong vòng hai năm.
Theo Hãng tin Reuters, tại Myanmar, những người phản đối chính quyền quân sự đã hủy bỏ các lễ hội đón năm mới truyền thống vào ngày 13-4.
Thay vào đó, họ thể hiện sự tức giận với phía quân đội thông qua những màn thách thức và các cuộc biểu tình nhỏ trên khắp đất nước.
Tổ chức Hiệp hội Hỗ trợ tù nhân chính trị (AAPP) tại Myanmar cho biết 710 người biểu tình đã thiệt mạng kể từ khi quân đội giành lại chính quyền hôm 1-2.
Người biểu tình đã tiếp tục đổ ra đường trong ngày đầu tiên của Lễ hội té nước Thingyan. Lễ hội này thường kéo dài 5 ngày và là dịp người dân Myanmar dùng để cầu nguyện, thanh tẩy tượng Phật ở đền chùa.
LHQ lo ngại Myanmar rơi vào đổ máu như Syria
Liên Hợp Quốc cảnh báo việc quân đội Myanmar sử dụng vũ lực với người dân và lo ngại kịch bản bùng phát xung đột toàn diện như Syria.
"Tôi lo ngại tình hình tại Myanmar đang trên đà rơi vào một cuộc xung đột toàn diện. Các nước không được phép để những sai lầm chết người trong quá khứ ở Syria và những nơi khác lặp lại", Michelle Bachelet, cao ủy nhân quyền Liên Hợp Quốc, cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Bà Bachelet cho rằng quân đội Myanmar "dường như có ý định tăng cường chính sách dùng vũ lực không nương tay với người dân, sử dụng bừa bãi vũ khí quân dụng", đồng thời kêu gọi các nước ngay lập tức hành động dứt khoát nhằm thúc đẩy các tướng quân đội Myanmar chấm dứt hành vi này.
Người dân biểu tình phản đối đảo chính tại thị trấn Thuwana, Yangon, Myanmar, hôm nay. Ảnh: AFP .
"Chúng gợi nhắc rõ ràng về Syria hồi năm 2011", Cao ủy Liên Hợp Quốc nói, đề cập đến khởi đầu cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập kỷ qua tại quốc gia Trung Đông, khiến gần 400.000 người thiệt mạng và buộc hơn 6 triệu dân phải rời bỏ đất nước.
Theo bà, "những thông tin đáng tin cậy" cho thấy quân đội Myanmar đã sử dụng súng phóng lựu, lựu đạn phân mảnh và súng cối tại thành phố Bago ở phía nam vào cuối tuần trước. Ít nhất 82 người biểu tình được cho là đã thiệt mạng trong cuộc trấn áp này.
Myanmar rơi vào cảnh hỗn loạn và kinh tế tê liệt kể từ khi quân đội nước này bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi, lật đổ chính quyền dân cử hôm 1/2, với lý do cáo buộc gian lận bầu cử hồi tháng 11/2020 không được giải quyết. Động thái này làm dấy lên làn sóng biểu tình dữ dội trên toàn quốc, khiến ít nhất 710 người chết tính đến tối 12/4, theo một nhóm giám sát địa phương.
Trong khi đó, các nhóm vũ trang dân tộc thiểu số vài tuần gần đây tăng cường tấn công quân đội và cảnh sát, gây lo ngại Myanmar có nguy cơ rơi vào một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Những cuộc không kích trả đũa phiến quân của quân đội cũng được cho là khiến hàng nghìn dân thường phải chạy sang nước láng giềng Thái Lan xin tị nạn.
Mỹ đang nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi Mỹ nỗ lực liên lạc với bà Suu Kyi và quan chức chính quyền dân sự Myanmar bị quân đội bắt, sau khi hai quan chức NLD chết bất thường. "Chúng tôi vẫn yêu cầu liên lạc với Cố vấn Nhà nước Myanmar, người tất nhiên đang bị quân đội giam một cách phi lý", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned...