Liên Hiệp Quốc hủy cơ sở vũ khí hóa học ở Syria
Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ bắt đầu phá hủy 12 cơ sở vũ khí hóa học ở Syria vào cuối tháng và kết thúc vào tháng 6.2015, New Zealand Herald ngày 4.12 dẫn lời đại diện ngoại giao Liên Hiệp Quốc.
Các chuyên gia vũ khí hóa học Liên Hiệp Quốc điều tra vụ tấn công ở Ain Tarma gần Damascus, Syria hồi 29.8.2013 – Ảnh: Reuters
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bày tỏ mối lo ngại về phía Syria khi không kê khai đầy đủ các nơi lưu trữ vũ khí hóa học để phối hợp cùng quốc tế trong nỗ lực loại bỏ các chương trình vũ khí hóa học nguy hiểm, theo AP ngày 3.12.
Trong khi đó, Mỹ cho rằng các tay súng của Nhà nước Hồi giáo cực đoan (IS) đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ Syria sẽ càng khó đối phó hơn nếu tổ chức này thu giữ được các kho vũ khí hóa học mà Syria vẫn còn cố ý giấu. Nhưng đại diện Syria bác bỏ ngay nghi ngờ của Mỹ và khẳng định không còn chương trình vũ khí hóa học nào ở nước họ.
Video đang HOT
Liên Hiệp Quốc có vai trò thống kê lại số lượng vũ khí hóa học cũng như nơi lưu trữ từ các báo cáo của các nước. Tuy nhiên, các thành viên của Liên Hiệp Quốc đã sửng sốt khi Syria kê khai thiếu 4 nhà máy vũ khí hóa học, trước đó chỉ báo cáo 8 nhà máy cho Hội đồng.
Vụ nổ xảy ra ở Damascus, Syria 30.4.2013 được cho có liên quan vũ khí hóa học – Ảnh: Reuters
Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW), cơ quan giám sát vũ khí hóa học toàn cầu có trụ sở tại The Hague (Hà Lan) sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm phá hủy các cơ sở và vũ khí khổng lồ này. Có tất cả 1.300 tấn vũ khí hóa học ở Syria đã được gỡ bỏ và 97% trong số chúng đã được tiêu hủy, AP dẫn thông tin từ OPCW và Liên Hiệp Quốc.
Năm ngoái, Liên Hiệp Quốc đã khá khó khăn để đạt được thỏa thuận chấp nhận phá hủy vũ khí hóa học của chính phủ Syria. Thỏa thuận đạt được dưới sự đe dọa của Mỹ sau khi hình ảnh hàng trăm nạn nhân của các cuộc tấn công gây sốc quốc tế hôm 21.8 ở Damascus, Ghouta. Tổng thống Syria Bashar Assad bác bỏ trách nhiệm và đổ lỗi phiến quân.
Mộc Di
Theo Thanhnien
Nhật phá hủy kho vũ khí hóa học bỏ lại ở Trung Quốc
Bắc Kinh và Tokyo hôm nay bắt đầu quá trình phá hủy hàng triệu tấn vũ khí hóa học mà Nhật Bản bỏ lại ở Trung Quốc vào cuối Thế chiến II.
Chuyên gia thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các binh sĩ đóng gói những quả bom được tìm thấy tại một điểm khai quật vũ khí hóa học Thế chiến II ở tỉnh Hắc Long Giang. Ảnh minh họa: Reuters
Xinhua dẫn tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay cuộc phá hủy thử nghiệm sẽ diễn ra tại tỉnh Cát Lâm, nơi có lượng vũ khí hóa học bị chôn vùi lớn nhất, ước tính 330.000 đơn vị.
Hoạt động này đánh dấu một giai đoạn mới trong việc xử lý số vũ khí độc hại, quyết định đến quá trình phá hủy toàn bộ chúng.
Nhật Bản bỏ lại ít nhất hai triệu tấn vũ khí hóa học tại khoảng 40 địa điểm ở 15 tỉnh của Trung Quốc vào cuối Thế chiến II, phần lớn tập trung ở ba tỉnh đông bắc. Dù chiến tranh đã kết thúc hàng thập kỷ nhưng số vũ khí này vẫn gây ra mối đe dọa lớn cho người dân, tài sản và môi trường của Trung Quốc.
Theo Công ước Cấm Vũ khí Hóa học và bản ghi nhớ về phá hủy vũ khí hóa học bị bỏ lại mà Trung Quốc và Nhật Bản đều ký kết năm 1999, Tokyo sẽ chịu trách nhiệm về kinh phí, công nghệ, chuyên môn và cơ sở hạ tầng, trong khi Bắc Kinh chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
"Trung Quốc sẽ tiếp tục thúc giục Nhật Bản đẩy nhanh quá trình tiêu hủy trên điều kiện tiên quyết là đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường", Bộ Ngoại giao nước này cho biết.
Anh Ngọc
Theo VNE
Nhà nước Hồi giáo có thể sở hữu vũ khí hóa học Các bức ảnh cho thấy dấu hiệu bất thường trên thi thể các chiến binh người Kurd bị phiến quân Nhà nước Hồi giáo sát hại làm dấy lên mối lo ngại rằng nhóm khủng bố đang sở hữu vũ khí hóa học. Quang cảnh tại một cơ sở sản xuất vũ khí hóa học đã bị phá hủy ở phía bắc thủ...