Liên Hiệp Quốc công nhận nhà nước Palestine
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 29.11 đã công nhận Palestine là nhà nước quan sát viên phi thành viên, một động thái bị một số nước gồm Mỹ và Israel… phản đối, theotin tức từ Reuters.
Đã có 138 quốc gia bỏ phiếu thuận, 9 phiếu chống và 41 phiếu trắng.
Đây là một bước tiến của Palestine, nhưng đồng thời là một thất bại về mặt ngoại giao của Mỹ và Israel, vốn cùng với một số nước khác bỏ phiếu phản đối việc trao quy chế nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Palestine, theo Reuters.
Một bé trai Palestine trong trang phục truyền thống vẫy quốc kỳ trong buổi lễ ăn mừng sự kiện Palestine được công nhận là nhà nước quan sát viên phi thành viên – Ảnh: Reuters
Anh đã đề nghị Mỹ dùng ảnh hưởng của mình để giúp giải quyết thế bế tắc trong cuộc đàm phán song phương giữa Israel và Palestine. Phía Mỹ thì đã kêu gọi Israel và Palestine nối lại đàm phán hòa bình.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã trao quy chế nhà nước quan sát viên phi thành viên cho Palestine bất chấp những lời đe dọa trừng phạt Palestine từ phía Mỹ và Israel, đòi ngưng các khoản viện trợ dành cho chính phủ ở Bờ Tây này.
Các đặc phái viên của Liên Hiệp Quốc nhận định Israel sẽ không trả đũa Palestine sau cuộc biểu quyết miễn là Palestine không xin gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Video đang HOT
Nếu Palestine gia nhập ICC, họ sẽ có quyền gửi đơn kiện tố cáo Israel vi phạm tội ác chiến tranh, tội diệt chủng và những tội danh nghiêm trọng khác.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton phát biểu rằng kết quả cuộc biểu quyết là “không may và phản tác dụng”.
Trong khi đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas thì phát biểu rằng “65 năm trước đây cũng vào ngày này, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua Nghị quyết 181, phân chia vùng đất Palestine lịch sử thành hai quốc gia khác nhau và nghị quyết này đã trở thành giấy khai sinh cho Israel”.
“Đại hội đồng được triệu tập hôm nay là để ban hành giấy chứng thực cho sự tồn tại của nhà nước Palestine”, ông Abbas nói. Lời phát biểu của tổng thống Palestine được lãnh đạo nhiều nước hoan nghênh nhiệt liệt.
Cũng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ông Abbas tố cáo Israel là đã thực thi những “chính sách hiếu chiến và vi phạm tội ác chiến tranh”.
Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel nhanh chóng đăng đàn đáp trả, lên án lời cáo buộc của ông Abbas là “thù địch và cay độc” và toàn là những lời “tuyên truyền dối trá”.
“Đây không phải là lời nói của một người mong muốn hòa bình”, ông Netanyahu cho biết.
Thủ tướng Israel cũng nhấn mạnh rằng nước này mong muốn đối thoại trực tiếp với Palestine và tuyên bố kết quả biểu quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc là “vô nghĩa”.
Được biết, hàng ngàn người Palestine tại Bờ Tây và Dải Gaza đã bắn pháo hoa và nhảy múa trên đường phố để ăn mừng.
Theo TNO
Ai Cập vội vã biểu quyết dự thảo Hiến pháp mới
Hội đồng Lập hiến Ai Cập hôm qua đã vội vã tiến hành biểu quyết về dự thảo Hiến pháp mới trong động thái nhằm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất đang diễn ra tại nước này kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống tháng 6 vừa qua.
Các thành viên Hội đồng Lập hiến biểu quyết về bản thảo cuối cùng của Hiến pháp mới trong phiên họp khẩn ngày hôm qua, 29/11/2012.
Trước 85 thành viên Hội đồng Lập hiến, 234 điều của dự thảo Hiến pháp đã được biểu quyết lần lượt. Những điều nào nhận được tối thiểu 2/3 số phiếu ủng hộ sẽ được thông qua, trong khi những điều không đạt tỷ lệ trên sẽ được thảo luận lại và thông qua nếu nhận được chấp thuận của 57% thành viên hội đồng.
Trong những điều đầu tiên của dự thảo Hiến pháp được thông qua, đáng chú ý có Điều 2, quy định Luật Hồi giáo Sharia sẽ là nguồn gốc chính của Hiến pháp, bên cạnh đạo Hồi là quốc giáo và tiếng Arập là ngôn ngữ chính thức.
Đây là một điều quan trọng, được giữ lại từ Hiến pháp trước vốn bị đình chỉ sau khi nhà lãnh đạo Hosni Mubarak bị lật đổ đầu năm 2011. Tất cả thành viên Hội đồng Lập hiến nhất trí với điều này.
Hội đồng cũng thông qua điều luật nói rằng các nguyên tắc tín ngưỡng hợp pháp của người Cơ Đốc giáo và Do Thái sẽ chỉ đạo các vấn đề cá nhân và tôn giáo của họ.
Cuộc biểu quyết dự thảo Hiến pháp được tiến hành vội vã trong bối cảnh chính trường Ai Cập đang đối mặt với cuộc khủng hoảng chính trị tồi tệ nhất kể từ cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 6 vừa qua.
Phát biểu sau phiên bỏ phiếu, Tổng thư ký Hội đồng Lập hiến Amr Darrag nhấn mạnh giải pháp duy nhất cho cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ai Cập là hoàn tất bản Hiến pháp mới nhằm tránh những diễn biến tương tự đã từng xảy ra trong cuộc chính biến lật đổ chế độ của cựu Tổng thống Mubarak.
Sau quá trình bỏ phiếu, dự thảo Hiến pháp sẽ được gửi tới Tổng thống Mohamed Morsi và nếu được Tổng thống chấp nhận, dự thảo sẽ được đưa ra trưng cầu ý dân trong vòng hai tuần.
Trong khi đó, biểu tình và đụng độ vẫn tiếp diễn tại nhiều địa phương ở Ai Cập, đặc biệt là tại quảng trường Tahrir ở thủ đô Cairo để phản đối sắc lệnh mới đây của Tổng thống. Những người biểu tình tuyên bố sẽ bám trụ cho đến khi Tổng thống Morsi chịu rút lại sắc lệnh thâu tóm quyền lực hôm 22/11.
Đáp lại, Văn phòng Tổng thống Ai Cập cũng khẳng định sẽ không nhượng bộ người biểu tình, trong đó có cả các luật sư và thẩm phán. Dư luận lo ngại tình trạng bạo lực sẽ xảy ra khi các phái chính trị tự do hoặc đối lập phát động biểu tình lớn tại Cairo trong ngày hôm nay, ngày biểu tình thứ 7 liên tiếp kể từ khi sắc lệnh Hiến pháp được ban hành.
Theo Dantri
Thúc đẩy đàm phán chính thức ASEAN -Trung Quốc về biển Đông Nhân dịp khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ), trong các ngày 27-28.9, tại New York (Mỹ) diễn ra Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (IAMM), Hội nghị không chính thức Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Mỹ, Hội nghị giữa các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Tổng thư ký LHQ và Chủ tịch Đại hội đồng LHQ,...