Liên doanh để… bán đất sản xuất của dân
Theo hợp đồng liên doanh, Cty CP Tân Phương (xã Krông Na, huyện Buôn Đôn) đầu tư trồng caosu trên đất của dân, khi có sản phẩm người dân góp đất được hưởng 20%. Nhưng Cty này không thực hiện đúng cam kết mà bán đất để trục lợi, khiến những hộ dân góp đất có nguy cơ trắng tay.
Từ hợp đồng liên doanh…
Năm 2003, UBND tỉnh Đắc Lắc có quyết định giải quyết đất ở, đất sản xuất cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn theo Quyết định 132/2002/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến năm 2008, DNTN Năm Hường (nay là Cty CP Tân Phương) đã ký hợp đồng liên kết với 231 hộ có đất, diện tích 240ha để trồng caosu và rừng nguyên liệu tại các tiểu khu 478 và 481.
Theo các hợp đồng này, khi khai thác mủ caosu, người dân góp đất được hưởng 20% sản phẩm/năm. Sau khi kết thúc hợp đồng, Cty Tân Phương sẽ “trả lại đất liên kết như hiện trạng ban đầu” cho người dân. Quá trình thực hiện hợp đồng liên kết, đến nay đã có 172ha caosu được trồng trong khu vực dự án, song những người dân tộc thiểu số góp đất vào Cty CP Tân Phương đang có nguy cơ trắng tay.
Bà H’Bhéc BYă – buôn Trí B – cho biết: “Chỗ đất Nhà nước cấp cho, trước đây mình trồng lúa và bắp, mỗi năm cũng thu được cả chục triệu đồng. Từ khi ký hợp đồng với Cty Tân Phương, mình không biết ai trồng caosu trên đất của mình nữa. Người trồng caosu nói đất này họ mua của Cty Tân Phương rồi, không có liên quan gì tới mình hết”.
Cũng vì thiếu vốn đầu tư, chị H’Phiên BYă – cùng buôn với bà H’Bhéc – góp 1ha đất vào Cty Tân Phương. Bây giờ H’Phiên không biết ai là chủ vườn caosu 5 năm tuổi trên đất của mình, lần nào chị đến khu vực này cũng đều bị xua đuổi. Như vậy, sau khi được Nhà nước cấp đất sản xuất, hầu hết các hộ thụ hưởng chương trình 132 ở xã Krông Na vẫn hoàn… thiếu đất. Còn 20% lợi nhuận trên đất như cam kết của Cty Tân Phương thì không còn hy vọng.
…đến hợp đồng bán đất
Theo tìm hiểu của phóng viên, sở dĩ những người dân góp đất bị “hất cẳng” là do Cty Tân Phương không đầu tư vốn trồng caosu, mà bán đất liên doanh cho những cá nhân khác để thu lợi. Trong đó Cty Tân Phương giao cho ông Nguyễn Văn Ảnh 200ha, ông Ảnh bán lại toàn bộ cho các ông Thiều Hải Nhân, Vũ Bá Nhượng và Phạm Xuân Thiệu. Tương tự, Cty giao cho ông Nguyễn Văn Hường 83ha, ông Hường bán lại cho ông Thiện 20ha, trồng caosu được 10ha…
Bị Cty Tân Phương bán đất, người dân chỉ còn lại những bản hợp đồng liên doanh.
Video đang HOT
Do bị mua đi bán lại nhiều lần, Cty CP Tân Phương không kiểm soát được việc trồng caosu trên đất liên doanh. Đến nay, trên diện tích 172ha caosu có tới 21 ông chủ đến từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang, TP.Hồ Chí Minh… Những người này đã bỏ tiền ra mua đất, đầu tư trồng caosu nên không có nghĩa vụ gì với hơn 200 hộ dân là chủ đất liên doanh.
Ông Trần Văn Nhượng – Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn – cho biết, Cty CP Tân Phương ký hợp đồng với dân và trồng caosu trên đất 132 khi chưa lập đề án, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt là sai. Việc Cty sang nhượng đất cho các hộ dân ngoài tỉnh với danh nghĩa là cổ đông góp vốn cũng không đúng pháp luật. Do vậy UBND huyện đã đề nghị thường trực Huyện ủy thống nhất thu hồi chủ trương liên doanh giữa Cty Tân Phương với các hộ dân có đất 132 và chỉ đạo Công an huyện tiếp tục điều tra, làm rõ các sai phạm của Cty này để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo laodong
Bất hợp lý giá đất và chính sách đền bù
Trao đổi với Tiền Phong về Luật Đất đai (sửa đổi), TS Vũ Trọng Bình cho rằng, khi chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, người nông dân khi được đền bù nên căn cứ theo giá thị trường qua đấu giá.
TS Vũ Trọng Bình .
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định, giá đất do Nhà nước quyết định bảo đảm nguyên tắc phù hợp với giá thị trường. Bỏ quy định bảng giá đất do UBND tỉnh ban hành và công bố hàng năm. Điều này có xóa bỏ chênh lệch lớn giữa giá đất theo thị trường và giá do nhà nước quy định như hiện nay?
Thế nào là giá thị trường và giá thị trường được xác định như thế nào cần phải làm rõ. Giá thị trường chỉ được xác định khi đấu giá công khai, minh bạch. Giá đất khác nhau khi góc, hướng, địa điểm khác nhau.
Thị trường là phải để thị trường quyết định. Như tôi nói, giá qua đấu giá chính là giá thị trường chứ không phải giá đất nhà nước công bố hàng năm là giá thị trường.
Khi đó, giá đất rất minh bạch, ngay trong một xã, thôn có thể có giá đất khác nhau và người dân được đền bù khác nhau bởi khu đất bị thu hồi có lợi thế khác nhau. Ngoài ra, thời điểm thu hồi, đấu giá khác nhau thì giá đất cũng khác nhau.
Khi đó, sẽ không có chuyện tỵ nạnh giữa người dân các vùng giáp ranh về giá đền bù. Trong quá trình đấu giá đại diện người dân được tham gia giám sát Hội đồng đấu giá. Nếu làm minh bạch như vậy sẽ giảm bớt tình trạng khiếu nại, tố cáo về đền bù, giải phóng mặt bằng mà đa phần do chưa hài lòng về giá.
Cũng chính vì chênh lệch giá đất, thị trường và đền bù mà nảy sinh những xung đột khiếu kiện khi thu hồi đất nông nghiệp chuyển sang đô thị hoặc khu công nghiệp. Theo ông, Luật sửa đổi phải lưu ý gì?
Hiện nay quá trình giao đất, DN và hộ nông dân nào tiếp cận, quan hệ tốt thì được giao không thì ngược lại. Luật sửa đổi phải quy định, nhà nước làm quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất.
Dùng tiền ngân sách để có mặt bằng sạch. Tổ chức đấu giá đất minh bạch. Giá trị gia tăng thêm sau đấu giá sẽ được phân chia cho dân bao nhiêu phân trăm cần quy định rõ và nộp thuế.
Theo tôi, đã là đất kinh doanh, thương mại là phải đấu giá chứ không có chuyện giao đất. Bởi còn giao đất thì còn không minh bạch, dẫn đến tham nhũng, khiếu kiện. Sau khi có quỹ đất sạch nhà nước sẽ tổ chức đấu giá rộng rãi, bỏ hẳn cơ chế giao đất, xin - cho.
Dự thảo Luật sửa đổi đã kéo dài thời gian giao đất nông nghiệp lên 50 năm, mở rộng hạn điền, ông nghĩ sao?
Thời gian giao đất kéo dài từ 20 năm hiện nay lên 50 năm thì người dân sẽ yên tâm đầu tư.
Tuy nhiên, cần phân loại cụ thể. Với những vùng nông nghiệp ổn định, vĩnh viễn thời gian giao đất cần kéo dài hơn nữa, thậm chí giao đất vĩnh viễn.
Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho những vùng chuyên sản xuất lúa, cà phê, cao su... Những vùng được quy hoạch trong vành đai của đô thị hóa, khu công nghiệp tương lai gần thì giao đất nông nghiệp quá dài chưa chắc đã tốt.
Bởi nếu giao đất 50 năm nhưng khi người dân đầu tư cơ sở hạ tầng thì 20 năm sau thu hồi sẽ rất lãng phí.
Do vậy, việc giao đất phải căn cứ vào quy hoạch và mức độ ổn định của sử dụng đất. Ví như, đất cho nông nghiệp vĩnh viễn thì giao một lần, đất nông nghiệp chuyển đổi giao 50 năm và đất vành đai đô thị hóa tương lai gần giao 20 - 30 năm.
Luật sửa đổi cũng cho phép chuyển đổi đất nông nghiệp. Điều này sẽ kích thích việc tích tụ ruộng đất, thưa ông?
Đi cùng việc tăng quy mô sản xuất, tăng diện tích đất giao cho các hộ gia đình, cá nhân thì cần có những quy định, điều kiện giao đất. Nguyên tắc là sản xuất càng lớn thì việc quản trị càng phải chặt chẽ.
Nếu giao đất quy mô lớn nhưng không kèm theo điều kiện sẽ có những trang trại qui mô lớn nhưng hiệu quả thấp, không bằng sản xuất nhỏ. Nếu không tuân thủ điều kiện sản xuất hoặc bỏ hoang thì nhà nước lập tức thu hồi.
Cám ơn ông.
Theo TPO
Đại lý đóng cửa, cây xăng lậu hét giá 25.000 đồng một lít Nhiều đại lý xăng dầu nghỉ bán khiến các cây bán rong vệ đường đắt khách, hét giá tới 25.000 đồng một lít trước giờ giá bán lẻ chính thức tăng lên 23.650 đồng. Chiều 28/8, trước khi xăng tăng giá 650 đồng một lít, đại lý kinh doanh của Công ty TNHH vật tư Đăk Nông treo bảng "Hết xăng". Quản lý...