Liên đoàn Arab tạm ngừng đối thoại với Chính phủ Syria
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 27/9, Ủy ban liên lạc cấp bộ trưởng của Liên đoàn Arab (AL), được thành lập để giám sát quá trình bình thường hóa quan hệ với Syria, đã đình chỉ các cuộc họp với đại diện chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.
Toàn cảnh phiên họp bất thường của Liên đoàn Arab tại Cairo (Ai Cập) ngày 7/5/2023. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Tuyên bố của Ủy ban liên lạc cấp bộ trưởng của AL cho biết trong cuộc đàm phán với Liban, Chính phủ Syria đã từ chối tiếp nhận hàng trăm nghìn người Syria đang tị nạn ở nước láng giềng. Bên cạnh đó, Damascus cũng không hợp tác với các quốc gia thành viên AL trong hoạt động phòng, chống hoạt động buôn bán chất gây nghiện Captagon.
Do đó, Ủy ban liên lạc cấp bộ trưởng của AL đã quyết định tạm dừng tiến trình đối thoại về bình thường hóa quan hệ giữa các quốc gia thành viên AL với Syria cho đến khi các bên tìm được tiếng nói chung.
Được biết, ủy ban trên gồm các bộ trưởng từ Saudi Arabia, Jordan, Iraq, Liban, Ai Cập và Tổng thư ký AL.
Syria quay trở lại Liên đoàn Arab - đôi bên cùng có lợi?
Nhiều quốc gia Arab đã công nhận chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria và muốn các mối quan hệ trở lại bình thường.
Video đang HOT
Tổng thống Syria Bashar al-Assad (thứ 3, trái) tới tham dự Hội nghị thượng đỉnh AL ở Jeddah, Saudi Arabia, ngày 18/5. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc nội chiến Syria bùng phát từ năm 2011 khiến nước này bị loại khỏi Liên đoàn Arab (AL). Sau 12 năm, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ không thấy giải pháp nào khác ngoài việc thỏa thuận trực tiếp với chính phủ Tổng thống Assad một lần nữa.
Bình luận về quyết định này, các thành viên của Liên đoàn Arab cho biết họ hy vọng về "các giải pháp của Arab cho các vấn đề của Arab", đồng thời nói thêm rằng họ sẽ bắt đầu một tiến trình chính trị mới với chính phủ Syria.
Và một số chuyên gia cho rằng diễn biến mới này sẽ mang lại lợi thế cho cả hai phía.
Syria tăng vị thế trong khu vực
Kênh Al Jazeera đánh giá việc Syria trở lại Liên đoàn Arab và Tổng thống Bashar al-Assad tham dự Hội nghị thượng đỉnh của AL tại Saudi Arabia chủ yếu sẽ mang tính biểu tượng. Tuy nhiên, nó phản ánh sự thay đổi quan trọng về cách các bên trong khu vực nhìn nhận về chính phủ của Tổng thống al-Assad, theo cách trái ngược với phương Tây.
Liên minh gồm 22 thành viên này đã nhất trí khôi phục tư cách thành viên của Syria và chính thức mời ông Assad tới dự hội nghị khai mạc ngày 19/5.
Theo ông Aron Lund tại trung tâm nghiên cứu Century International, việc giành lại tư cách thành viên chính thức trong Liên đoàn Arab đánh dấu chiến thắng lớn đối với chính phủ Syria.
Kênh DW (Đức) dẫn lời ông Ranj Alaaldin, một chuyên gia tại Hội đồng Trung Đông về các vấn đề toàn cầu có trụ sở tại Doha (Qatar), cho biết quyết định này đã được xem xét trong nhiều năm. Nhưng ông đánh giá nó đã tăng tốc trong thời gian gần đây, một phần do khoảng cách ngày càng tăng giữa các nước phương Tây và khu vực, cũng như sự cạnh tranh để giành ảnh hưởng không chỉ ở các quốc gia thuộc khu vực như những nước vùng Vịnh và Iran mà còn cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.
Không chỉ dừng lại ở hội nghị của khu vực, Syria còn được mời góp mặt ở sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Vào ngày 15/5, Tổng thống Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) Sheikh Mohammed bin Zayed đã mời người đồng cấp Syria Bashar al-Assad tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) mà nước này đăng cai tổ chức vào cuối năm nay.
Các quốc gia Arab mở rộng ảnh hưởng ở Syria
Hàng cứu trợ của UAE cho những người dân bị ảnh hưởng bởi trận động đất được chuyển tới sân bay Damascus, Syria, ngày 25/2. Ảnh: AFP/TTXVN
Thường xuyên có lời kêu gọi tài trợ cho các nỗ lực nhân đạo tại Syria cũng như tái thiết quốc gia này sau chiến tranh. Các chuyên gia cho rằng các quốc gia vùng Vịnh giàu có nói riêng đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh và đây là một trong những động cơ thúc đẩy Liên đoàn Arab chào đón Syria trở lại.
Tuy nhiên, ông Jihad Yazigi, người thành lập trang mạng The Syria Report lại phân tích tác động kinh tế từ động thái này sẽ "bị hạn chế bởi Đạo luật Caesar". Đạo luật Caesar của Mỹ có hiệu lực từ năm 2020. Đạo luật này cho phép Mỹ trừng phạt bất cứ các công ty nước ngoài nào tham gia vào các lĩnh vực năng lượng, xây dựng hoặc kỹ thuật của Syria cũng như bất cứ tổ chức, cá nhân hỗ trợ tài chính cho chính phủ Tổng thống al-Assad.
Ông Yazigi giải thích, việc trừng phạt này không chỉ áp dụng cho Syria mà còn đối với bất kỳ bên thứ ba nào giao dịch với Damascus. Vì vậy, nó gây khó cho những bên cũng muốn làm ăn với Mỹ - chẳng hạn như các quốc gia vùng Vịnh.
Vậy nhưng, các nhà phân tích tin rằng UAE và Saudi Arabia coi Đạo luật Caesar là một trở ngại tạm thời mà Washington sẽ dỡ bỏ hoặc nới lỏng. Theo DW, UAE và Saudi Arabia cho rằng sẽ có thời điểm họ có thể bắt đầu đổ tiền vào Syria sau xung đột và tận dụng mạng lưới của họ để tạo được ảnh hưởng địa chính trị lớn hơn ở quốc gia này. Saudi Arabia ngày 9/5 thông báo các nhà ngoại giao nước này sẽ nối lại hoạt động phái bộ tại Syria. Động thái khôi phục quan hệ ngoại giao này sau đó cũng đã được chính quyền Damascus xác nhận.
Theo kênh DW, sự quan tâm của quốc tế đối với thảm họa động đất tại Syria vào tháng 2 vừa qua đã góp phần đẩy nhanh việc hàn gắn khu vực. Ngoại trưởng UAE, Jordan và Ai Cập đã đến thăm Damascus. UAE cam kết hỗ trợ trên 100 triệu USD cho Syria. Các nạn nhân trong vụ động đất 6/2 tại Syria cũng được chuyển đến bệnh viện của UAE điều trị. Trận động đất 6/2 đã khiến 6.000 người Syria và 46.000 người Thổ Nhĩ Kỳ thiệt mạng.
Anh, Mỹ, Pháp và Đức từ chối bình thường hóa quan hệ với Syria Bốn quốc gia phương Tây trên tuyên bố sẽ không bình thường hóa quan hệ với Syria cho đến khi tìm được giải pháp chính trị đối với cuộc nội chiến ở nước này. Khói đen bốc lên sau một cuộc giao tranh tại Raqqa, Syria năm 2017. Ảnh: Reuters "Chúng tôi không bình thường hóa quan hệ với chính quyền của Tổng...