Liên đoàn Arab lên án Israel thảm sát
Rạng sáng 11.3, Israel tiếp tục giội bom xuống thành phố Gaza của Palestine làm một cậu bé 12 tuổi thiệt mạng, nâng mức thương vong trong loạt vụ không kích kéo dài 3 ngày qua lên 17 người, 28 người bị thương.
Đạn khói bao trùm dải Gaza.
Việc Israel không kích hạ sát thủ lĩnh phe cực đoan Palestine “Uỷ ban Kháng chiến Bình dân” và một số tay súng khác ở Gaza đã khơi mào làn sóng bạo lực trả đũa giữa hai bên, gây thương vong về người cao nhất tại đây trong vòng hơn 3 năm qua. Israel tuyên bố, các cuộc không kích là nhằm giáng trả các lực lượng Palestine đã bắn hơn 100 quả rocket và súng cối xuống khu vực Eshkol ở miền nam nước này, làm 4 người bị thương.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đe dọa, bất cứ vụ tấn công nào nhằm vào công dân nước này đều sẽ bị đánh trả thích đáng. Theo quân đội Israel, hệ thống tên lửa bắn chặn “Tấm màn sắt” của nước này đã hoạt động hiệu quả và cản được 28/29 quả rocket chệch hướng khỏi khu vực đông dân cư.
Video đang HOT
Đáp lại, hàng nghìn người Palestine tại Gaza đổ xuống đường, giận dữ đòi trả thù cho những người đã chết do bom đạn Israel. Chính quyền Palestine lên án hành động trả đũa của Israel đã “làm leo thang vòng xoáy bạo lực tại khu vực”. Hiện, chỉ có lực lượng Hamas (Palestine) nắm quyền điều hành dải Gaza duy trì thỏa thuận ngừng bắn với Israel. Các nhóm Palestine cực đoan khác vẫn thường xuyên bắn rocket và đạn pháo xuyên biên giới, gây ra các vụ không kích trả đũa từ Israel.
Diễn biến bạo lực tại dải Gaza còn gây chia rẽ giữa Mỹ và khối Arab. Hôm 10.3, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland bày tỏ “quan ngại đặc biệt” và lên án các vụ tấn công rocket từ dải Gaza vào Israel là “hèn nhát”. Trong khi đó, Liên đoàn Arab ra thông cáo chỉ trích Israel thảm sát người dân Palestine và yêu cầu cộng đồng quốc tế phải có hành động cứng rắn với nhà nước Do Thái. Còn Liên Hợp Quốc và Liên minh Châu Âu tỏ ra trung dung hơn khi kêu gọi hai bên cần bình tĩnh để chấm dứt bạo lực.
Theo Lao Động
Syria chính thức bác bỏ kế hoạch mới của Liên đoàn Arab
"Cái phao cứu sinh cuối cùng" mang tên giải pháp hòa bình của Liên đoàn Arab (AL) đã không thể giúp cứu vãn cuộc khủng hoảng kéo dài hơn 10 tháng qua tại Syria.
Chính quyền Syria đã chính thức bác bỏ kế hoạch mới hòa giải mới do AL đề xuất. AL đã phải đề nghị hỗ trợ từ Hội đồng bảo an Liên hợp quốc cho vấn đề Syria.
Ngày 24/1, Ngoại trưởng Syria Walid Moallem đã chính thức bác bỏ kế hoạch mới của AL về việc yêu cầu Tổng thống nước này ông Bashar al-Assad chuyển giao quyền lực cho Phó Tổng thống để thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc trong giai đoạn chuyển tiếp.
Làn sóng biểu tình chống chính phủ tại Syria tiếp tục gia tăng
Phát biểu tại cuộc họp báo được phát trên truyền hình toàn quốc, ông Moallem cho rằng, Liên đoàn Arab đang can thiệp một cách trắng trợn vào tình hình Syria và tìm cách quốc tế hóa cuộc khủng hoảng tại nước này. Ông nhấn mạnh, từ nay Syria sẽ không tuân theo bất kỳ giải pháp nào do các nước Arab đưa ra."Chúng tôi đã từ chối đề xuất mới của Liên đoàn Arab. Giải pháp cho vấn đề Syria phải dựa trên lợi ích của người dân Syria. Chính phủ Syria có trách nhiệm thực hiện những giải pháp phù hợp tiến tới giải quyết với các lực lượng vũ trang. Chúng tôi cũng nhận được thông điệp từ Tổng Thư ký Liên đoàn Arab yêu cầu chấp nhận gia hạn sứ mệnh các quan sát viên. Chúng tôi đang cân nhắc vấn đề này và sẽ trả lời với ngài Tổng Thư ký", ông Moallem nói.
Cũng theo ông Moallem, Chính phủ Syria dự kiến tiến hành trưng cầu ý dân về dự thảo hiến pháp mới vào tuần tới để mở đường cho việc thành lập chính phủ đoàn kết dân tộc theo sáng kiến trước đó của Liên đoàn Arab. Dự thảo hiến pháp mới quy định tổng thống Syria sẽ không được tại nhiệm quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, mỗi nhiệm kỳ kéo dài 7 năm.
Trong khi đó, cùng ngày hôm qua, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) có động thái hưởng ứng với Liên đoàn Arab khi thông báo sẽ cùng với Saudi Arabia rút quan sát viên khỏi phái bộ của Liên đoàn Arab tại Syria để phản đối việc chính quyền Damacus không tuân thủ kế hoạch giải quyết khủng hoảng.
Các đại diện Liên đoàn Arab hôm qua, cũng họp khẩn cấp tại trụ sở ở Cairo (Ai Cập) để thảo luận về việc các nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh rút quan sát viên khỏi Syria. Liên đoàn Arab cũng chính thức gửi thư đề nghị tổ chức một cuộc họp với Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon để bàn về kế hoạch của tổ chức này trong giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, đồng thời đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hỗ trợ.
Trợ lý Tổng Thư ký Liên đoàn Arab, ông Bin Heli nói: "Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đã tuyên bố rút quan sát viên khỏi Syria. Đây là quyết định của họ, và các nước khác có quyền quyết định có rút quan sát viên hay không. Đến lúc này, 13 nước Arab vẫn duy trì quan sát viên tại Syria. Chúng tôi có thể thay thế những quan sát viên của các nước vùng Vịnh. Theo thỏa thuận giữa Liên đoàn Arab với Syria, chúng tôi có thể sử dụng quan sát viên từ các nước Hồi giáo hay các nước hữu nghị trong trường hợp cần thiết".
Bế tắc là điều đang thấy rõ trong các nỗ lực của cồng động quốc tế để chấm dứt khủng hoảng Syria. Khi mà Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc vẫn chưa tìm ra sự thống nhất trong giải quyết vấn đề Syria. Các nước như Nga và Trung Quốc khẳng định quan điểm không ủng hộ bất cứ lệnh trừng phạt đơn phương nào hay can thiệp quân sự nước ngoài vào Syria. Trong khi đó, tại cuộc họp diễn ra ngày 23/1 ở Bruseles (Bỉ), các ngoại trưởng Liên minh châu Âu đã thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với nước này. Theo đó, công bố danh sách 22 cá nhân và 8 doanh nghiệp Syria sẽ bị cấm nhập cảnh vào EU và bị phong tỏa tài sản.
Theo ước tính của Liên Hợp Quốc, kể từ khi bùng phát làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Syria tháng 3/2011, đã có hơn 5.400 người thiệt mạng trong các cuộc bạo động. Thương vong sẽ còn tiếp diễn nếu khủng hoảng không chấm dứt tại Syria./.
Theo VOV
EU mở rộng trừng phạt Iran - Syria Tại cuộc họp diễn ra ngày 23-1 ở Brussel - Bỉ, các ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới đối với Iran và Syria. Các ngoại trưởng EU đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran, bao gồm cấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa...