Liên đoàn Ả-rập ủng hộ tấn công quân sự Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua cho biết, tại cuộc hội đàm ở Paris, các bộ trưởng của Liên đoàn Ả-rập đồng ý rằng cuộc tấn công vũ khí hóa học ở Syria đã vượt quá “giới hạn đỏ toàn cầu” .
Ông Kerry cho biết, một số quốc gia Ả-rập đã sẵn sàng tham gia vào thỏa thuận kêu gọi một sự phản ứng đối với cuộc tấn công hóa học hôm 21/8 ở Syria, được 12 quốc gia của G20 nhất trí và họ sẽ đưa ra tuyên bố chính thức trong 24h tới.
“Tất cả chúng tôi đều đồng ý rằng việc sử dụng vũ khí của chính quyền Assad đã vượt qua giới hạn đỏ của quốc tế”, ông Kerry nói với các phóng viên sau khi kết thúc hội đàm.
“Chúng tôi đã thảo luận về các biện pháp cần thiết và khả thi. Một số quốc gia ngay lập tức đã ký vào thỏa thuận G20″, ông Kerry nói, đồng thời nêu tên Ả-rập Xê-út.
Ngoại trưởng Mỹ đã có cuộc gặp với người đồng cấp Ả-rập Saud al-Faisal và cho hay, Ả-rập sẽ hỗ trợ cuộc tấn công quân sự này.
Video đang HOT
Ông John Kerry nói chuyện với các thành viên của Liên đoàn Ả-rập trong cuộc gặp ngày 8/9 tại đại sứ quán Mỹ ở Paris.
Về phía Qatar, bộ trưởng ngoại giao Khaled al-Attiyah nhận định, cuộc tấn công hôm 21/8 tại vùng ngoại ô Damascus cho thấy chính quyền Assad đã chuyển từ chiến tranh thành một cuộc tấn công với vũ khí hủy diệt hàng loạt.
“Nếu cộng đồng quốc tế thực sự muốn bảo vệ hòa bình và an ninh thì chúng ta không thể đứng yên ở đó nhìn những người dân thường đang bị tấn công bởi những loại vũ khí này”, ông Attiyah nói và cho hay, Qatar ủng hộ thỏa thuận được đưa ra bởi 12 quốc gia trong nhóm G20.
“Chúng tôi kêu gọi các nước khác cùng can thiệp để bảo vệ người dân Syria”, bộ trưởng ngoại giao Qatar nhấn mạnh.
Cuộc hội đàm ngày hôm qua tại Paris có sự góp mặt của các quan chức thuộc Liên đoàn Ả-rập, Bahrain, Ai Cập, Jordan, Kuwait, Morocco, Palestine, Qatar, các tiểu vương quốc Ả-rập và Ả-rập Xê-út.
Theo ANTD
"Bẫy" rủi ro kinh tế
Nền kinh tế thế giới lại có dấu hiệu hồi phục từ tín hiệu khả quan của nền kinh tế Mỹ cũng như kinh tế các quốc gia phát triển trên toàn cầu, song vẫn cần cảnh giác với "bẫy" rủi ro kinh tế.
Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại St Peterburg trong tháng 9 này sẽ thảo luận vấn đề rủi ro nền kinh tế toàn cầu
Báo cáo mới nhất công bố ngày 4-9 của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định rằng các nền kinh tế phát triển nhất thế giới sẽ có sự phục hồi và là động lực chính trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, định chế tài chính hàng đầu thế giới này cũng cảnh báo về việc kinh tế các nước mới nổi vốn giữ vai trò động lực quan trọng với kinh tế toàn cầu thời gian vừa qua lại có nguy cơ bị chậm lại do chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ
Vì vậy, trong báo cáo nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20) họp tại St Petersburg (Nga) trong tháng 9 này, IMF đã kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu tăng cường hành động để khôi phục sự phát triển và quản lý rủi ro, đồng thời cảnh báo rằng nguy cơ sụt giá đang ngày một rõ nét hơn. Theo IMF, các nền kinh tế mới nổi đã xuất hiện dấu hiệu "đặc biệt dễ bị tổn thương" do việc thắt chặt chính sách tiền tệ của nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ.
Những cảnh báo của IMF diễn ra trong bối cảnh có không ít quan ngại về sự chững lại của "đầu tàu" các nền kinh tế mới nổi, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil. Không chỉ liên tiếp bị IMF và Ngân hàng thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay mà bản thân Trung Quốc cũng nhìn nhận kinh tế nước này đang đối mặt với ngày càng nhiều rủi ro do nợ ngân hàng tăng cao và mối quan ngại đặc biệt nằm ở các khoản vay dành cho chính quyền địa phương và khu vực bất động sản.
Các số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, trong khi các ngân hàng đã phải gia hạn các khoản nợ tính tới cuối năm 2012 lên tới trên 7.750 tỷ Nhân dân tệ (1.200 tỷ USD) và chỉ riêng các khoản vay mới cho bất động sản đã lên tới 981 tỷ Nhân dân tệ thì các chính quyền địa phương nợ tới 10.700 tỷ Nhân dân tệ, tương tương 27% GDP của Trung Quốc. Đây là những nhân tố tiềm ẩn rủi ro mà nếu mất kiểm soát sẽ đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vào khủng hoảng như từng xảy ra ở Mỹ và các nước châu Âu.
Bên cạnh những tác động tiêu cực từ việc các nền kinh tế vốn là thị trường xuất khẩu và đầu tư lớn của thế giới là Mỹ và châu Âu thắt chặt chính sách tài chính để đối phó với khủng hoảng nợ công, thâm hụt ngân sách, tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục tăng tại phần lớn các quốc gia nhóm G-20, trong đó Eurozone lên tới trên 12%, Mỹ gần 8%... khiến cả thế giới phải lo ngại. Tỷ lệ thất nghiệp quá cao ở các nước G-20 được coi là một nguy cơ với sự phục hồi vốn còn mong manh của kinh tế toàn cầu.
Hối thúc lãnh đạo các nước đẩy mạnh nỗ lực khôi phục kinh tế và quản lý rủi ro trong giai đoạn hậu "bão" tài chính 2007-2009, giới quan sát tin rằng các nhà lãnh đạo G-20 sẽ ưu tiên tìm kiếm mọi khả năng nhằm giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Được biết, hiện tất cả các nước thành viên G-20 đã thống nhất tiếp tục nâng cao cảnh giác và giữ vững cam kết của mình nhằm tránh mọi rủi ro cản trở quá trình hồi phục kinh tế toàn cầu, đồng thời nhất trí tìm kiếm mọi đồng thuận cũng như tăng cường hợp tác chính trị và kinh tế giữa các khu vực trên toàn thế giới.
HOÀNG HÀ
Theo ANTD
Vẫn cần một giải pháp chính trị cho vấn đề Syria Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) diễn ra tại St. Petersburg , LB Nga đã kết thúc với tuyên bố của các nhà lãnh đạo về một loạt các vấn đề kinh tế quan trọng, từ phối hợp thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, thương mại song phương, chống gian lận thuế, ngăn...