Liên đoàn Ả Rập: Cứu danh, tìm thực
Tại hội nghị vừa rồi ở Cairo (Ai Cập), các thành viên Liên đoàn Ả Rập lại bầu một người Ai Cập làm tổng thư ký trong cuộc bỏ phiếu chỉ có một ứng viên.
Ahmed Abul Gheit, cựu ngoại trưởng Ai Cập thời ông Hosni Mubarak được bầu làm tổng thư ký Liên đoàn Ả Rập – Ảnh: AFP
Người này từng là ngoại trưởng Ai Cập thời ông Hosni Mubarak, còn người tiền nhiệm cũng từng là ngoại trưởng Ai Cập. Như vậy đủ thấy các thành viên không còn coi trọng và tin tưởng liên đoàn và ảnh hưởng của Ai Cập cùng Ả Rập Xê Út trong tổ chức vẫn rất đáng kể.
Liên đoàn Ả Rập đang gắng gượng đến vô vọng để cứu vớt uy danh và thoát khỏi tình trạng hữu danh vô thực. Việc này không hề dễ dàng, nếu như không muốn nói là không khả thi trong bối cảnh tình hình hiện tại trên thế giới và ở khu vực.
Liên đoàn Ả Rập từ khá lâu nay đã không có định hướng chiến lược rõ ràng và thích hợp cho hoạt động chung, không tạo được thực lực và gây dựng được vai trò, không trở thành chỗ dựa cho các thành viên gặp khó khăn và gần như đứng ngoài mọi biến động ở khu vực.
Video đang HOT
Thứ hai, nội bộ các thành viên bất đồng sâu sắc vì quan hệ với Iran, Israel và tổ chức Hezbollah ở Li Băng. Ả Rập Xê Út và những vương triều vùng Vịnh muốn công cụ hóa Liên đoàn Ả Rập thành vũ khí để chống Hezbollah và Iran cũng như xích lại gần Israel. Ai Cập và Sudan đứng về phía Ả Rập Xê Út nhưng nhiều thành viên khác như Iraq, Algeria, Li Băng… lại có quan hệ tốt với Iran và Hezbollah. Họ chấp nhận tổng thư ký mới không phải vì ủng hộ Ai Cập hay Ả Rập Xê Út mà vì thấy rằng còn lâu tổ chức này mới thật sự hữu danh hữu thực.
La Phù
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin ra lệnh hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh ngưng cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Iran vì có thông tin rằng nước này chuyển tên lửa đất đối không SA-22 cho nhóm khủng bố Hezbollah ở Li Băng.
Hệ thống tên lửa S-300 của Nga tại một cuộc triển lãm quân sự ở St. Petersburg, Nga ngày 20.2.2015 - Ảnh: AFP
Thông tin Nga hoãn giao tên lửa S-300 cho Iran được báo al-Jarida (Kuwait) đưa tin, theo Ynet News (Israel) ngày 6.3.
Nguồn tin cho hay Tổng thống Putin nhận được thông tin tình báo từ Israel rằng Iran đã hơn một lần chuyển hệ thống tên lửa đất đối không tầm ngắn SA-22 do Nga chế tạo cho Hezbollah. Ông Putin ra lệnh không giao tên lửa S-300 với cáo buộc Iran vi phạm một thoả thuận với Nga: Thỏa thuận quy định không chuyển vũ khí tân tiến do Nga sản xuất cho tổ chức khủng bố Hezbollah ở Li Băng, theo đài Rudaw.
Các phi công Nga xác nhận rằng khi đang thực hiện nhiệm vụ ở Syria và Li Băng, hệ thống radar trên máy bay thường phát hiện các hệ thống tên lửa đất đối không tại những khu vực do Hezbollah kiểm soát ở biên giới Li Băng - Syria.
Theo al-Jarida, Nga đã làm rõ với Iran là quân đội Nga không cần sự tham gia của lực lượng vũ trang Iran trong việc "giải cứu" chế độ Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Nga ký hợp đồng bán 5 hệ thống tên lửa S-300 trị giá 800 triệu USD cho Iran vào năm 2007, tuy nhiên việc giao hàng bị hoãn vào năm 2010. Nga giải thích việc giao S-300 cho Iran khi đó sẽ vi phạm lệnh cấm vận của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Tổng thống Putin được cho đã ra lệnh không giao tên lửa S-300 cho Iran vì nước này chuyển tên lửa SA-22 cho tổ chức khủng bố Hezbollah - Ảnh: Reuters
Đến ngày 16.1.2016, Mỹ, Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu dỡ bỏ cấm vận đối với Iran sau khi đạt được thoả thuận về vấn đề hạt nhân của Tehran, Nga mới thông báo sẽ chuyển tên lửa S-300 cho Iran. Văn phòng Thủ tướng Israel khi đó bày tỏ sự thất vọng và cho rằng hành động này của Tổng thống Putin sẽ gây bất ổn cho khu vực Trung Đông.
Điện Kremlin sau đó giải thích rằng trong bối cảnh hiện nay, cộng với đặc điểm chiến thuật, kỹ thuật, tên lửa S-300 hoàn toàn mang mục đích phòng vệ và không thể đe doạ Israel.
S-300 là hệ thống tên lửa phòng không tầm xa, có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu và tiêu diệt cùng lúc 12 mục tiêu. S-300 được Liên Xô đưa vào sử dụng từ năm 1979. Phiên bản hiện đại hơn S-300 là loại S-400 được biên chế vào năm 2004, theo trang news4ru. Tên lửa S-300 có khả năng tiêu diệt các loại máy bay và cả tên lửa đạn đạo.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Israel bị tố âm mưu gây chiến với Li Băng Theo tờ báo ở Li Băng al-Akhbar ngày 5.3, giới chức Mỹ vừa qua đã cảnh báo Beirut rằng Israel đang lên kế hoạch châm ngòi một cuộc chiến với nước láng giềng phía bắc. Binh sĩ Israel tuần tra gần khu vực biên giới với Li Băng - Ảnh: Reuters Các quan chức Mỹ đã thúc giục Li Băng "không nên tạo...