Liêm khiết, kiên quyết không nhận hối lộ
Tháng 8- 2018, Trung tá Hồ Phi Lạc – cán bộ Đội điều tra Tổng hợp CAH Tuy Phong (Bình Thuận) được Giám đốc Công an tỉnh tặng Giấy khen về gương liêm khiết, kiên quyết không nhận hối lộ trong quá trình giải quyết vụ việc.
Trung tá Hồ Phi Lạc.
Tiếp xúc với phóng viên, Trung tá Lạc cho biết, đầu năm 2018, anh được lãnh đạo đơn vị phân công thụ lý điều tra vụ án Nguyễn Văn Hùng (1987, trú Bắc Ninh) cùng đồng bọn có hành vi trộm cắp tài sản. Cụ thể, ngày 29-1, Hùng và Phan Thị Hoài Tâm (1984), Nguyễn Tấn Hiền (1984) cùng trú Bình Định điều khiển ô-tô vào công trình xây dựng Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (thuộc địa bàn H. Tuy Phong) trộm sắt và dây điện lõi bằng đồng có tổng trị giá hơn 10 triệu đồng. Quá trình thụ lý vụ án, vợ của Hùng là Nguyễn Thị Thanh Thùy (1992) tìm cách tiếp cận anh Lạc. Tháng 3-2018, Thùy tới nhà riêng anh Lạc thăm chơi và có để 1 túi bóng màu đen, bên trong đựng phong bì tiền. Đến lúc Thùy cáo lui, anh Lạc mới phát hiện và gọi điện thoại bảo Thùy quay lại mang về.
Khoảng 2 tuần sau, khi anh Lạc vắng nhà, Thùy lại tới thăm. Lần này Thùy mang tới 1 thùng bia Tiger kèm theo 1 phong bì tiền rất dày. Lúc về nghe vợ nói có người đến tặng quà, anh Lạc gọi điện thoại cho Thùy đến nhận lại nhưng Thùy không đến. Trước tình huống này, anh Lạc báo cáo với lãnh đạo đơn vị và bộ phận Thanh tra CAH Tuy Phong đến lập biên bản, kiểm tra phát hiện bên trong thùng bia có phong bì đựng 10 triệu đồng. Ngay sau đó, CAH Tuy Phong liên lạc với Thùy và yêu cầu nhận lại số tài sản này.
Video đang HOT
Theo Phòng Công tác Chính trị Công an tỉnh Bình Thuận, từ đầu năm 2018 đến nay, ngoài Trung tá Hồ Phi Lạc, Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận còn tặng Giấy khen cho Đại tá Trần Đình Thiện- Trưởng CAH Hàm Tân không nhận hối lộ 70 triệu đồng của người nhà bị can trong vụ án đánh bạc do đơn vị đang thụ lý; Thượng úy Trần Trung Hậu – cán bộ Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận không nhận hối lộ 2 triệu đồng của người bị tố cáo đang trong quá trình xác minh làm rõ Đại úy Hoàng Văn Khoa – Đội phó Đội điều tra tổng hợp CAH Hàm Tân không nhận hối lộ 5 triệu đồng từ người nhà của tài xế gây TNGT chết người.
NGUYÊN THẢO
Theo cand.com.vn
Tòa bất ngờ chuyển khung phạt cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân
Liên quan tới phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM xét xử vụ mua bán logo xe vua vào ngày 14/8, TAND TP.HCM đã quyết định thay đổi khung hình phạt theo hướng tăng nặng một số bị cáo.
Theo TAND TP.HCM, tòa đã quyết định thay đổi theo hướng tăng hình phạt đối với các bị cáo Nguyễn Văn Thới, Trần Quốc Thái (cùng ngụ TP.HCM) từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội Đưa hối lộ theo Viện Kiểm sát (VKS) sang khoản 4 Điều 364; với bị cáo Lê Thị Cẩm Vân (ngụ TP.HCM) VKS chuyển quy buộc tội từ điểm đ, e khoản 2 Điều 346 Bộ luật Hình sự, tội danh Đưa hối lộ sang khoản 3 Điều 364.
Cựu CSGT bị tăng nặng hình phạt
Các bị cáo Huỳnh Tấn Thắng, Nguyễn Văn Phúc, Trần Trọng Nhân, Mai Văn Thái Em, Nguyễn Minh Thiên (cùng ngụ TP.HCM), tòa quyết định giữ nguyên khung hình phạt với tội danh Đưa hối lộ theo điểm đ, e khoản 2 Điều 364. Đáng lưu ý là cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân (nguyên cán bộ Phòng CSGT, Công an tỉnh Đồng Nai) bị tòa chuyển khung phạt từ khoản 2 Điều 364 tội Môi giới hối lộ sang khoản 4 Điều 365.
Cựu CSGT Nguyễn Cảnh Chân vừa bị Tòa chuyển khung phạt.
Ngoài ra, tòa cũng triệu tập nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; có 6 luật sư bào chữa cho 10 bị cáo. HĐXX có 5 người, gồm thẩm phán Huỳnh Văn Trực (chủ tọa), thẩm phán Phạm Uyên Thy và 3 hội thẩm nhân dân. Đại diện VKS giữ quyền công tố tại phiên tòa theo ủy quyền của VKSND Tối cao là ông Trương Hùng Cường (kiểm sát viên, VKSND TP.HCM).
Xét xử công khai
Cũng theo TAND TP.HCM, vụ án này sẽ được xét xử công khai tại trụ sở TAND TP.HCM, cáo trạng công tố tại tòa sắp tới cho rằng từ tháng 1/2014 đến 8/2015, các bị cáo Thới, Vân và các đồng phạm đã cấu kết với một số tài xế, chủ xe tải thường lưu thông trên các tuyến đường thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM góp tiền đưa hối lộ cho thanh tra giao thông (TTGT), cảnh sát giao thông (CSGT) để không bị xử phạt. Thới, Thái tổ chức in logo có số "68" và chữ "Garage Thành Đô"; Vân in logo chữ "xe chở hàng" bán cho chủ xe, tài xế giá 2,5-3 triệu đồng/logo dán làm mật hiệu nhận biết khi bị TTGT, CSGT kiểm tra.
Mỗi tháng, Thới lập danh sách các xe mua logo bằng cách ghi biển số các xe vào giấy để theo dõi. Để thuận lợi bán logo và hạn chế rủi ro, Thái còn giúp Thới thuê xe ôm đi canh gác các tuyến đường mà tổ tham mưu đặc biệt của Phòng CSGT Công an TP.HCM tuần tra kiểm soát sau đó nhắn tin cho Thới và người mua logo biết để né tránh.
Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.
Tổng cộng, Thới, Thái và Vân đã đưa hối lộ cho 62 cán bộ CSGT, 18 cán bộ TTGT của 3 địa phương trên. Cơ quan điều tra đã lấy lời khai của 80 người này nhưng không có người nào thừa nhận đã nhận tiền để không xử phạt các xe quá tải.
Cáo trạng dẫn kết luận điều tra cho rằng, Thới và Thái đã bán được khoảng 15 ngàn lượt logo, thu lời bất chính gần 23 tỷ đồng và một phần số tiền này được dùng để đưa hối lộ cho cán bộ CSGT, TTGT các địa phương ồng Nai, Bình Dương, TP.HCM.
Theo Tân Châu/Tiền Phong
Chống nhũng nhiễu: "Đơn hàng" đặc biệt! Một chính quyền trong sạch, một xã hội văn minh là khi truyền thông không còn đầy rẫy những tin tức thiếu tốt lành. Hàng ngày đọc báo, không thiếu những thông tin phản ánh tiêu cực, đến nỗi có lúc dư luận còn than vãn chẳng còn chuyện gì tốt để nói nữa sao! Chuyện tốt có đầy rẫy, nhưng "đánh" cái...