Lịch trình cho hai ngày xả hơi ở Hải Hậu – Nam Định
Có những điểm đến và trải nghiệm ở Hải Hậu mà bạn không thể bỏ qua là nhà thờ đổ, cánh đồng muối, cuộc sống làng chài, bình minh trên biển và các làng nghề.
Hải Hậu là một trong ba huyện của tỉnh Nam Định giáp biển. Bờ biển Thịnh Long của Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông. Huyện Hải Hậu có quốc lộ 21A (điểm cuối là thị trấn Thịnh Long), tỉnh lộ 56, đường sông Ninh Cơ và đường biển.
Nếu bạn ở Hà Nội thì hai ngày nghỉ cuối tuần là đủ để bạn tới Hải Hậu nghỉ ngơi, thưởng thức đồ biển và lang thang chụp ảnh trong không khí trong lành, lại không quá xa Hà Nội (chỉ khoảng 120 km). Có những điểm đến và trải nghiệm ở Hải Hậu mà bạn không thể bỏ qua là nhà thờ đổ, cánh đồng muối, cuộc sống làng chài, bình minh trên biển và các làng nghề.
Nha thơ đô mang tên Trai Tim.
Ngày thứ nhất
- 8h sáng xuât phat tư Ha Nôi, theo tuyên đương cao tôc Pháp Vân – Cầu Giẽ đê đên Nam Đinh (dành cho ôtô).
- Khoang 9h30, bạn đã có thể có mặt tại Nam Định. Hiện nay, đường đi khá thuận lợi nên thời gian di chuyển giảm đi đáng kể. Nếu không vội vàng, bạn nên dừng chân một chút ở thành phố Nam Định nghỉ ngơi. Sau đó, đi tiêp qua câu Đo Quan ơ ngay nga re đâu tiên ban re phai ơ đương Vu Hưu Lơi, cư thăng tiên ban se găp bên pha Thinh Long. Qua pha la ban đa đên thi trân Thinh Long. Bơ biên năm ngay sau thi trân. Nếu đi ôtô khách, hãy đón xe ở bến Giáp Bát, đi chuyến Hà Nội – Nam Định – Thịnh Long. Rôi bắt xe ôm di chuyển các chặng tiếp theo.
- Khoang 10h30 giơ ban co thê lam thu tuc check-in khach san. Có rất nhiều khach san cho ban lưa chon với giá tư 200.000 đến 500.000 đồng một phòng 2 giường cho một đêm.
- Buổi chiều từ khoảng 16h, trời mát mẻ, hãy chay xe doc theo con đê biên tơi bai biên Xương Điên xã Hải Lý, huyện Hải Hậu cach bai biên Thinh Long chưng 5 km. Tai đây ban se hoa minh cung vơi biên, lang chai năm ngay bên canh nha thơ đô. Nhà thờ mang tên Trái Tim bị bỏ hoang từ năm 1996 do biển mỗi ngày đến gần hơn. Sự đổ nát và vẻ cô đơn giữa thiên nhiên thanh bình này se mang cho ban cam giac mới lạ.
- 18h là thời điểm trời tắt nắng, bạn có thể trở về khách sạn tăm rưa rôi ra biên ăn tối với nhiều món hai san tươi ngon.
Lang tơ Cô Chât.
Ngày thứ hai
- Ban nên dây vao luc 5h30 hoặc sớm hơn đê ngăm cảnh binh minh trên biên, nhưng ngươi dân biên đi te, cao ngao hoăc xem thuyên ca vê bên bên bơ biên Thinh Long.
- Sau đo tiêp tuc trơ lai tuyên đê biên đê xem người dân làm muối. Canh đông muôi năm gân nha thơ đô chưng 1 km, ngay bên vê đê. Trên đương đi ban cung se găp nhiêu lang chai va chơ ca. Nếu thích chụp ảnh, nơi đây có rất nhiều thứ thỏa mãn sở thích của bạn.
- 9h, ban trơ lai khach san tăm qua rôi ăn sang, sau đo co thê nghi ngơi. Ban cung co thê tăm biên trươc khi tra phong lúc 12h.
- 12h30, hãy ăn trưa bên bơ biên rôi khoang 14h đi thăm làng tơ Cổ Chất hoăc nhà thờ Phú Nhai năm cach câu Lac Quân chưng 5 km.
- Khoang 18h, ban đa co thể về đến Ha Nôi.
Video đang HOT
Canh đông muôi.
Ở Nam Định, có rất nhiểu đặc sản biển như cua, ghẹ, tôm (tôm he, tôm thuyền, tôm đanh, tôm rảo), cá khoai, mực… Hải sản ở đây không to như các thành phố du lịch biển khác vì người dân chủ yếu đánh bắt gần bờ, sáng đi, chiều về. Tuy nhiên, độ tươi và ngon thì đảm bảo vì hàng ngày nào hết ngày đó và không dùng chất bảo quản. Đặc biệt, nên ăn thử con ban mai, thịt ngọt và đậm hơn mực rất nhiều. Con này ngon, được giá, lại là hàng hiếm nên đầu nậu thu gom ngay tại bãi biển để xuất khẩu, thường rất ít để dành cho nhà hàng hoặc bán lẻ ngoài chợ. Tốt nhất là mua ngay tại bãi biển, nhờ dân chài nấu và ăn luôn tại chỗ.
Xem thêm hình ảnh về Hải Hậu – Nam Định :
Sang sơm ơ biên Thinh Long.
Đê biên Hai Hâu.
Ngư dân đi te (băt moi).
Những ruộng muối.
Bai biên Thinh Long.
Binh minh biên Thinh Long.
Nha thơ trong sương sơm.
Pha Thinh Long.
Biên chiêu Thinh Long.
Biên Thinh Long đêm trăng sang.
Theo ngôi sao
Đẹp mặn mòi cánh đồng muối Việt Nam
Thấp thoáng đâu đó, ở những vùng ven biển, người ta bị mê hoặc bởi những cánh đồng muối được kết tinh từ giọt ngọc của biển cả, bởi những người diêm dân chân chất, lam lũ bao đời.
Dọc theo những vùng ven biển, bên cạnh cái nghiệp ngàn đời lênh đênh trên sóng nước, trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm này đến tháng 5 năm sau, một số vùng lại rộn ràng trong công việc làm muối để tìm kiếm thêm thu nhập. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp những cánh đồng muối ở Việt Nam để hiểu hơn về cuộc sống khó nhọc của diêm dân, để thấy quý trọng hơn từng hạt muối mặn chát thấm đẫm giọt mồ hôi của người lao động.
Trải dài trên mảnh đất hình chữ S, người ta có thể bắt gặp vô vàn cánh đồng muối ở những địa danh trên một số miền tổ quốc. Đó có thể là cánh đồng muối Phương Cựu - Ninh Thuận đẹp đến ngỡ ngàng, là cánh đồng muối Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, nơi mang đậm dấu tích của một nền văn hóa cổ xưa hay cái đẹp bình dị của cánh đồng muối Hòn Khói - Khánh Hòa nơi mảnh đất miền Trung bao mùa nắng gió.
Nơi đất phương Nam phóng khoáng, du khách lại bồi hồi với cánh đồng muối Ba Tri - Bến Tre hay vẻ đẹp đầy nét hoang sơ của cánh đồng muối Long Điền - Vũng Tàu.
Không dừng lại ở đó, mảnh đất thuần nông phía Bắc cũng có những hình ảnh ruộng muối đẹp lạ lùng dưới ống kính của các nhiếp ảnh gia. Đó là một cánh đồng muối Diêm Điền - Thái Bình đầy sức sống, một cánh đồng muối Hải Hậu mang bao khắc khoải.
Dường như mỗi vùng là một mảnh ghép nhỏ trong bức tranh thiên nhiên hùng vỹ của biển cả mà điểm nhấn ở đó là hình ảnh những diêm dân đang cần mẫn chăm chút cho từng vụ muối.
Ai đã từng một lần đặt chân lên những vùng đất ấy mới thấy được cái vẻ đẹp mộc mạc, bình dị mà có sức hút đến nao lòng. Còn gì đẹp hơn khi được ngắm nhìn những cánh đồng muối dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời. Ở mỗi thời điểm khác nhau trong ngày, người ta dường như cảm nhận vẻ đẹp của những cánh đồng muối ở những góc độ khác nhau đầy trữ tình và lưu luyến.
Một ngày làm muối của diêm dân bắt đầu từ sáng sớm tinh mơ, khi những tia nắng đầu tiên của ngày mới đang e ấp sau lũy tre làng. Từng đoàn người đầu đội nón lá, vai mang quang gánh, tay xách bồ cào rộn ràng đi về phía biển.
Lần đầu tiên được chứng kiến các công đoạn làm muối, du khách sẽ phải ngỡ ngàng với độ khó nhọc mà những diêm dân phải trải qua để tạo nên những hạt muối trắng tinh được sử dụng hằng ngày.
Đầu tiên là công đoạn làm đất, ngâm cát cùng nước biển sau đó đem cát san đều, phơi trên ruộng đất và tưới nước biển lên sân phơi, rắc muối mồi. Khi cát khô, trên từng hạt cát sẽ kết tinh từng hạt muối nhỏ.
Vào khoảng giữa trưa nắng, độ 12h đến 1h là khoảng thời gian người dân sử dụng công cụ đo độ mặn nước biển để xác định nồng độ muối. Không quản ngại trời nắng gắt, trên từng thửa ruộng trồng muối, những chiếc lưng oằn lên, phơi mình trong cái nắng om da để chờ đợi thành quả lao động của mình. Trời càng nắng, muối càng mau tạo hình, cái nắng bỏng rát da thịt là ưu ái của thượng đế để vụ mùa được bội thu, để những hạt muối thêm trắng trong, tinh khiết.
Muối bắt đầu kết tinh vào khoảng 14h hằng ngày, diêm dân lại hối hả bắt tay vào công đoạn thu hoạch muối. Từng ụ muối được gom lại, trắng tinh được phản chiếu dưới cái nắng của mặt trời càng thêm lấp lánh như những giọt ngọc trời ban.
Bóng chiều dần buông xuống, từng đoàn người lại nối đuôi nhau với gánh muối nặng trĩu trên vai, vui vẻ tiến về địa điểm tập kết muối. Dường như trên khuôn mặt của mỗi người đều ngập tràn vẻ thỏa mãn, vui mừng vì thành quả lao động của một ngày dài.
Họ cứ mải miết như thế đến đến lúc hoàng hôn, khi cuối chân trời xa tít tắp, ông mặt trời đang dần dần lui về sau sườn núi, hình ảnh những người nông dân trên ruộng muối vẫn tất tả những công việc cuối ngày.
Phải nói rằng, trong khung cảnh mênh mông của biển cả, trong tiếng sóng rì rầm, hình ảnh những diêm dân trên cánh đồng muối Việt Nam nhỏ bé vô cùng, nhưng ở họ, người ta cảm nhận được một sức sống tràn trề, một tinh thần vươn lên mãnh liệt. Trên những đôi vai gầy ấy là sản vật của đất trời, những hạt muối do họ tạo ra trở thành một gia vị không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của con người.
Cảm ơn tạo hóa đã ban tặng cho Việt Nam những vùng biển trữ tình đến thế, cảm ơn những người nông dân lam lũ, bán mặt cho đất bán lưng cho trời, gồng mình chắt chiu từng giọt ngọt của biển cả, để yêu sao đất nước và con người Việt Nam, nhỏ bé nhưng kiên cường đến lạ.
Theo ngôi sao
10 nhà thờ đẹp ở Nam Định Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng. 1. Tòa giám mục Bùi Chu: Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám...