Lịch trình chi tiết tang lễ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội và Quảng Bình
Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được vận chuyển bằng ô tô và máy bay từ Hà Nội vào Quảng Bình. Chi tiết lịch trình như sau:
Tại Hà Nội:
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đi theo lộ trình từ Nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ qua số 30 Hoàng Diệu. Sau đó tiếp tục đi theo đường Kim Mã, Cầu Giấy, cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.
Người phát ngôn của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), ông Lê Trường Giang cho hay, đại diện Ban lễ tang đã ra tận sân bay Nội Bài để kiểm tra và đồng ý với phương án chở bằng máy bay dân dụng.
Từ Hà Nội đến Quảng Bình
Sáng 13/10, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được đưa ra sân bay Nội Bài và chở bằng máy bay của Vietnam Airlines về quê nhà Quảng Bình, sau nghi lễ tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông – Hà Nội).
Máy bay ATR 72
Trước đó, có thông tin cho rằng, linh cữu Đại tướng sẽ được chuyển lên máy bay quân sự của Bộ Quốc phòng để chuyên chở vào Quảng Bình. Một máy bay dân sự khác cũng được huy động để chở Ban lễ tang và gia quyến Đại tướng.
Tuy nhiên, phương án cuối cùng được chọn là vận chuyển bằng máy bay của Vietnam Airlines.
Loại máy bay chuyên chở linh cữu Đại tướng sẽ là ATR 72. Mặc dù sân bay Đồng Hới có thể tiếp nhận các máy bay tầm trung của A320 và A321 hoặc tương đương và các máy bay khác trở xuống, song, ATR 72 được ưu tiên lựa chọn bởi một số ghế ngồi trên chiếc máy bay này dễ dàng được tháo ra, sắp xếp lại lấy khoảng trống để đặt linh cữu. Cửa máy bay đủ rộng, lại có thể nâng linh cữu đưa lên bằng tay một cách trang trọng.
Video đang HOT
Ngoài chiếc máy bay ATR 72 này, sẽ có một chuyến bay Airbus khác chở quan khách về Quảng Bình cùng ngày.
Tại Quảng Bình:
Từ sân bay Đồng Hới, ô tô sẽ đưa linh cữu Đại tướng đến địa điểm an táng tại khu vực Vũng Chùa – Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch).
Tại TP Hồ Chí Minh:
Lễ viếng và lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại hội trường Thống nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1. Lễ viếng Đại tướng diễn ra từ 7h30 ngày 12/10. Lễ truy điệu sau đó.
BTV (tổng hợp)
Theo infonet
Dòng người đến viếng Đại tướng như dài thêm...
Sang ngày thứ ba viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng (ngày 9.10), dòng người đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) như dài thêm...
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không dứt
Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tối 8.10, bà Nguyễn Thị Tâm, quê ở gần dốc đèo Pha Đin (Điện Biên) tất tả đón xe đò về Hà Nội.
Đến 5 giờ sáng 9.10, bà Tâm có mặt ở số 30 Hoàng Diệu, xếp hàng vào viếng Đại tướng. Hơn 7 giờ sáng, bà Tâm là người đầu tiên có mặt ở cổng để chờ bảo vệ mở cửa vào viếng Đại tướng. Sau lưng bà, cả đoàn người dài dằng dặc chờ đến lượt mình vào viếng Đại tướng kính yêu.
Những người ở xa về viếng Đại tướng như bà Tâm ngày càng nhiều...
Kiên trì chờ đợi
Cụ Lê Thị Tần, quê ở Vĩnh Phúc, 93 tuổi, hay tin Đại tướng mất, nằng nặc đòi con cháu đưa xuống Hà Nội.
Cụ Tần kể: "Tưởng 5 giờ sáng mình đến nhà Đại tướng là sớm nhất. Không ngờ đến đó đã có sẵn đoàn người dài dằng dặc. Xếp hàng gần hai tiếng mới tới lượt mình. Mệt, nhưng được vào viếng Đại tướng tôi đã thỏa nguyện lắm rồi".
Chị Nguyễn Thị Thơm, nhà ở Hà Giang, xin nghỉ làm một ngày để xuống Hà Nội viếng Đại tướng rồi về lại Hà Giang ngay trong tối nay (9.10) để sáng mai còn kịp đi làm.
"Tới nhà cụ lúc 6 giờ 30 phút, xếp hàng hơn hai tiếng đồng hồ mà còn cách nhà cụ gần 2 km. Thấy trong đoàn xếp hàng còn có nhiều người ở xa hơn mình", chị Thơm nói.
Chị Nguyễn Thị Thơm (áo đỏ) đứng trong dòng người, chờ viếng Đại tướng
Những ngày qua, từ 2, 3 giờ sáng, dòng người đổ về nhà Đại tướng để chờ được viếng lúc nào cũng đông. Có khi, dòng người kéo dài đến 3, 4 km, từ đường Hoàng Diệu kéo tới đường Điện Biên Phủ, Độc Lập và vòng xuống đường Hoàng Văn Thụ.
Không có chuyện chen lấn, xô đẩy, thậm chí mọi người còn giúp đỡ nhau. Cựu chiến binh Trần Xuân Năm, nhà ở Hải Phòng, mới mổ chân, xếp hàng được nửa đường, vết thương sưng tấy lên. Ông Năm tính bỏ cuộc thì được mọi người "đặc cách" cho không phải xếp hàng.
Có mặt trong đội giữ trật tự, Lê Quỳnh Chi, Chi đoàn thanh niên P.Điện Biên (Hà Nội), kể: "Đoàn người đông quá nên có một số người vì sức khỏe phải bỏ cuộc giữ đường. Cũng có người cả buổi sáng xếp hàng gần đến cổng nhà Đại tướng thì hết giờ thăm viếng, lại phải chờ xếp hàng buổi chiều".
Bà Lưu Thị Đản, 70 tuổi, nhà ở Hà Nội, ra về khi đã toại nguyện được viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phát quạt để người đến viếng che nắng
Phát bánh cho mọi người lót dạ bữa trưa
Nhiều bình nước được đặt sẵn ở hai bên đường để ai khát thì uống. Một số người dân gần đó còn phân phát bánh, nước miễn phí cho người đến viếng.
Theo TNO
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước thời khắc khó khăn "Trước những năm tháng tưởng như an nhàn của Anh, Đảng giao cho Anh một công việc mới đó là: Chủ tịch Ủy ban quốc gia dân số và sinh đẻ có kế hoạch. Tôi rất bực mình hỏi tại sao giao cho Anh công việc ấy, Anh cười bảo tôi: "Hồ Chủ tịch đã dạy chúng ta: nhiệm vụ nào cũng hoàn...