Lịch trình 8 ca Covid-19 mới ở Đà Nẵng: Có bệnh nhân đi chợ, đi siêu thị, đi tiệc
Các ca mắc Covid-19 mới ở Đà Nẵng được công bố sáng 29-7 có lịch sử dịch tễ khá phức tạp, nhiều bệnh nhân đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.
Chiều 29-7, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng đã cung cấp thông tin 8 bệnh nhân mắc Covid đang được điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.
1. Bệnh nhân 439
Tên: L.T.V.Đ (SN 1953, giới tính nữ; bệnh nhân ở nhà với chồng và con trên đường Điện Biên Phủ, phường Thanh Khê Tây, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Bệnh nhân là người nhà đang chăm sóc bệnh nhân P.L.V.Đ đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 11-5 đến nay.
Từ ngày 11-5 đến nay, bệnh nhân chỉ ở nhà và vào Bệnh viện Đà Nẵng chăm sóc bệnh nhân P.L.V.Đ. Ngày 27-7 bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Hiện tại bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt.
2. Bệnh nhân số 440
Tên: T.T.T.T (SN 1980, giới tính nữ; thôn Hòa Hữu Tây, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam).
Từ 14 đến 20-7, bệnh nhân chăm con tại tầng 3 khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 18-7, bệnh nhân cảm thấy mệt, đau cổ, đau rát mũi, đau đầu, đau mỏi lưng nên vào khám tại Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 21-7, bệnh nhân về quê tại Đại Hồng, Đại Lộc 2 ngày. Chồng ra thay bệnh nhân chăm sóc con.
Ngày 23-7, bệnh nhân trở lại Bệnh viện Đà Nẵng, chồng bệnh nhân về lại quê. Ngày 23-7 đến 26-7, bệnh nhân chăm con tại Bệnh viện Đà Nẵng. Trong khoảng thời gian này, bệnh nhân di chuyển các địa điểm sau: Căn tin Bệnh viện Đà Nẵng; quán Tâm Phúc – 132 Quang Trung; quán 142 đường Quang Trung; quán mỳ Quảng Túy Loan đường Quang Trung; mang đồ đi giặt tại 95 Hải Phòng, Hải Châu, Đà Nẵng; Siêu thị Vinmart (114 Quang Trung, Thạch Thang, Hải Châu, Đà Nẵng).
Xe chuẩn bị vào bên trong Bệnh viện Đà Nẵng để đưa người có kết quả âm tính lần 1 ra các khu cách ly khác sáng 29-7
3. Bệnh nhân số 441
Tên: N.T.O (SN 1978, giới tính nữ, trú thôn Làng Mạ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi).
Bệnh nhân là đang chăm sóc ca bệnh N.N.L (con ruột) đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng. Ngày 24-7, bệnh nhân cùng mẹ và con là N.N.L đến khám và nhập viện tại Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc.
Từ lúc vào Đà Nẵng đến nay, bệnh nhân chỉ ở trong Bệnh viện Đà Nẵng, không đi ra ngoài cũng như không về quê. Ngày 27-7 bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Trong vòng 14 ngày trước khi vào Đà Nẵng, bệnh nhân ở nhà tại xã Ba Tô, thôn Làng Mạ, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Hiện tại, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, không sốt, không ho, không khó thở.
4. Bệnh nhân số 442
Tên: T.T.H (SN 1965, giới tính nữ, trú phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Video đang HOT
Ngày 15-7 đến ngày 28-7: Bệnh nhân chăm con tại tầng 4 Khoa Hồi sức tích cực – chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng, cụ thể như sau: Vào các buổi sáng, bệnh nhân vào căn tin bệnh viện ăn sáng với tần suất 2 – 3 lần/tuần. Buổi trưa, bệnh nhân ăn cơm từ thiện tại Khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Khoảng 17 giờ hàng ngày, bệnh nhân về nhà tại phường Hòa Hải.
Khoảng 20 giờ hàng ngày, bệnh nhân quay trở lại bệnh viện để chăm con và nghỉ tối tại nhà chờ tầng 3 khoa Hồi sức tích cực – chống độc. Ngày 27-7: Bệnh nhân được xét nghiệm và có kết quả dương tính với SARS – CoV – 2
5. Bệnh nhân số 443
Tên: L.T.B (SN 1957, giới tính nữ; thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Hiện bệnh nhân đang ở nhà với chồng tại địa chỉ thôn Nam Hà 1, 2 vợ chồng con gái ở địa chỉ thôn Nam Hà 2, xã Điện Trung. Bệnh nhân là vợ đang chăm sóc ca bệnh N.V.M đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng từ ngày 6-7 đến nay.
Từ ngày 6-7 đến nay, bệnh nhân chỉ ở Bệnh viện Đà Nẵng và về quê (con rể P.P.L đưa về bằng xe máy) tại thôn Nam Hà 1, ngoài ra không đến nơi khác. Trong thời gian chăm sóc ca bệnh ở Bệnh viện Đà Nẵng, ngoài bệnh nhân còn có con gái N.T.M thay phiên chăm sóc. Ngày cuối cùng N.T.M ở Bệnh viện Đà Nẵng là ngày 24-7.
Ngày 27-7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly của Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Hiện bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt
6. Bệnh nhân số 444
Tên: N.T.Đ (SN 2001, giới tính nam; trú An Ngãi Tây 1, Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng – là Sinh viên năm 2, Khoa Kiến trúc, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng).
Ngày 17-7, buổi sáng, bệnh nhân ở nhà, buổi chiều, bệnh nhân đi uống cafe cùng bạn học tại Mining Book Coffee, 54 Hà Văn Tính, Hoà Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Ngày 18-7: Bệnh nhân đi uống cafe cùng 6 người bạn tại Mining Book Coffee, 54 Hà Văn Tính. Chiều ngày 19-7, bệnh nhân đi lễ tại nhà thờ An Ngãi Đông, xã Hòa Sơn.
Sáng ngày 21-7, bệnh nhân đi gặp bạn bè tại 411B Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Chiều ngày 21-7, bệnh nhân thăm bà đang điều trị tại phòng 506 – Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đà Nẵng. Chiều ngày 22-7, bệnh nhân đi làm mô hình tại Mining Book Coffee, 54 Hà Văn Tính với các bạn học tên T, H, H, Đ.
Sáng ngày 23-7, bệnh nhân đi làm mô hình với nhóm bạn gồm Đ, T, T, H, Â, T, Đ, H tại địa chỉ 411B Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng. Bệnh nhân có nói chuyện với anh và chị của H, có tiếp xúc gần với 2 em nhỏ trong nhà.
Chiều ngày 23-7, bệnh nhân đến Mining Book Coffee, 54 Hà Văn Tính với 10 người (bao gồm bạn bè và các sinh viên năm 3,4 Khoa Kiến Trúc, ĐH Bách Khoa Đà Nẵng). Ngoài ra, bệnh nhân có tiếp xúc 2 người tại quầy.
Ngày 24-7, bệnh nhân chở bạn là Đại từ Ký túc xá ĐH Bách Khoa Đà Nẵng (đường Ngô Sĩ Liên, Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu) đến H57/14/K56 Phạm Như Xương, Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu. Tại đây, bệnh nhân gặp anh M lấy bản vẽ kiến trúc. Sau khi về, bệnh nhân cảm thấy sốt và nhức đầu.
Ngày 25-7 và sáng 26-7, bệnh nhân mệt, ở nhà. Chiều ngày 26-7, bệnh nhân đi siêu thị Big C Đà Nẵng ở đường Hùng Vương, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng một mình, có mang khẩu trang. Sáng 27-7, bệnh nhân vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đà Nẵng, sau đó được xét nghiệm SARS – CoV- 2 và có kết quả dương tính ngày 28-7.
7. Bệnh nhân số 445
Tên: T.T.N.H (SN 1959, giới tính nữ; trú đường Duy Tân, phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Bệnh nhân có tiền sử thoái hóa khớp gối, tăng cholesterol máu.
Ngày 17-7, bệnh nhân đến khám tại Khoa Mắt và Khoa Cơ, xương, khớp của Bệnh viện C Đà Nẵng và được lên lịch mổ đục thủy tinh thể vào ngày 24-7. Ngày 18-7, bệnh nhân có đến mua sắm tại siêu thị Big C Đà Nẵng ở đường Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
Ngày 19-7, bệnh nhân đến tham dự tiệc nhà mới tại địa chỉ đường Phạm Tuấn Tài, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng. Ngày 23-7, bệnh nhân nhập viện để chuẩn bị phẫu thuật nhưng bị hoãn. Ngày 27-7, bệnh nhân được xét nghiệm dịch hầu họng và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, sau đó bệnh nhân được chuyển đến khu cách ly của Bệnh viện C Đà Nẵng.
Đáng chú ý, trung bình từ 1 đến 2 ngày, bệnh nhân đi chợ Mới, phường Nam Dương, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân hiện tỉnh, tiếp xúc tốt.
8. Bệnh nhân số 446
Tên: L.T.T (SN 1981, giới tính nữ, trú đường Tú Mỡ, phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng – là công nhân Công ty KANE – M Đà Nẵng).
Ngày 16-7, bệnh nhân chăm mẹ điều trị tại Tầng 3 Khoa Nội thận – Tiết niệu, Bệnh viện C Đà Nẵng. Các buổi sáng và chiều ngày 16-7 đến 23-7, bệnh nhân chăm sóc mẹ tại tại tầng 3 khoa Nội thận – Tiết niệu, Bệnh viện C Đà Nẵng một buổi, buổi còn lại bệnh nhân đi làm tại công ty KANE – M, Đường số 6 Khu công nghiệp Hòa Khánh, Liên Chiểu, Đà Nẵng.
Chiều ngày 23-7, mẹ bệnh nhân xuất viện, bệnh nhân cùng mẹ trở về quê tại xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Tối ngày 23-7, bệnh nhân ra lại nhà tại Đà Nẵng. Ngày 24-7 đến 14 giờ chiều 25-7 bệnh nhân đi chơi tại Phố cổ Hội An cùng với các gia đình tại Hòa Nam 5, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Tại Hội An, bệnh nhân nghỉ lại tại Hoi An Silk Marina Resort & Spa (số 74 đường 18 Tháng 8, phường Minh An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam).
Ngày 26-7, bệnh nhân ở nhà, tại thời điểm này, bệnh nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng sốt, đau họng. Sáng ngày 27-7, bệnh nhân đến Công ty KANE – M Đà Nẵng làm việc, tại đây bệnh nhân có tiếp xúc với đồng nghiệp và cán bộ y tế công ty. Đến 10 giờ, bệnh nhân xin nghỉ về nhà.
Chiều ngày 27-7, bệnh nhân đi khám và nhập viện tại Bệnh viện Giao thông Vận tải Đà Nẵng. Bệnh nhân được xét nghiệm SARS-CoV- 2 và có kết quả dương tính ngày 28-7. Hiện tại, bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng
PGS.TS Trần Đắc Phu: 'Có sự lây chéo trong bệnh viện ở Đà Nẵng'
PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng về bản chất, diễn biến dịch ở 3 cơ sở y tế tại Đà Nẵng giống như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
Chỉ trong 2 ngày, Việt Nam phát hiện thêm 4 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Cả 4 ca đều có liên quan tới bệnh viện trước khi được xác định dương tính với SARS-CoV-2, bao gồm Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng, Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng.
Zing đã có cuộc trao đổi cùng PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng, về tình hình dịch bệnh.
Tình hình dịch phức tạp
- 4 trường hợp cộng đồng vừa được phát hiện đều có liên quan trực tiếp tới 3 bệnh viện ở Đà Nẵng. Liệu kịch bản tương tự có xảy ra như với Bệnh viện Bạch Mai?
- Về bản chất, sự việc cũng như Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Đà Nẵng đã phong tỏa 3 bệnh viện gồm Bệnh viện Đà Nẵng, Bệnh viện C và Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng Đà Nẵng. Đây là mức độ cao nhất, thực hiện nội bất xuất, ngoại bất nhập cũng như áp dụng triệt để mọi biện pháp. Điều này tương tự cách chúng ta đã triển khai tại Bệnh viện Bạch Mai.
Còn so sánh về mức độ nguy hiểm giữa các bệnh viện là rất khó. Khi xảy ra ca bệnh tại viện, nhân viên y tế và bệnh nhân đều có nguy cơ mắc, các ca bệnh mới có thể được ghi nhận trong thời gian tới.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng. Ảnh: Tuấn Dũng.
- Theo ông, tình hình dịch hiện nay ở Việt Nam có diễn biến phức tạp?
- Chúng ta chưa phát hiện được nguồn lây và là các ca lây nhiễm trong cộng đồng nên sẽ phức tạp. Chúng ta phải điều tra kỹ các trường hợp. Không phải họ vào viện ngày hôm nay, hôm sau nhiễm bệnh. Tôi cho rằng phải điều tra kỹ xem họ có triệu chứng từ ngày nào. Tuy nhiên, hiện tại, chắc chắn là có sự lây chéo trong bệnh viện vì ca dương tính trong những bệnh viện này nhiều.
3 bệnh viện ở Đà Nẵng đã áp dụng biện pháp cao nhất. Các bệnh viện khác trong cả nước phải tiếp tục tăng cường chống dịch. Bộ Y tế đã có nhiều văn bản hướng dẫn biện pháp chống lây nhiễm trong các cơ sở y tế. Trong tình hình hiện nay, các cơ sở này càng phải thực hiện quyết liệt.
Người trở về từ Đà Nẵng cần làm gì?
- Đà Nẵng có phải là ổ dịch? Người dân cần làm gì khi trở về từ Đà Nẵng?
- Có ca mắc Covid-19, kể cả một ca cũng được coi là ổ dịch. Các bệnh viện ở Đà Nẵng vừa có ca mắc chính là ổ dịch, cần xử lý triệt để. Những người có tiếp xúc gần ca mắc Covid-19 hoặc diện F2, có liên quan khối bệnh viện trên tại Đà Nẵng, phải cách ly và tiến hành xét nghiệm. Những người khác phải khai báo y tế, cách ly tại nhà.
Hiện tại, Ban Chỉ đạo quốc gia chưa có thông báo cần thực hiện cách ly đối với người trở về từ Đà Nẵng. Trước mắt, người dân chỉ cần theo dõi sức khỏe và đến các cơ sở y tế khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở.
Ngoài ra, người dân không nên quá lo lắng mà ồ ạt ra sân bay. Những người đã đi du lịch cùng nhau thì nhóm nào sinh hoạt theo nhóm đó. Việc nhiều người đến sân bay cùng lúc có thể gây quá tải, dẫn đến công tác phòng chống dịch Covid- 19 ở đây khó khăn hơn nếu có ca lây nhiễm.
Du khách rời Đà Nẵng bằng đường hàng không ngày 26/7. Ảnh: Thanh Đức.
- Sở y tế, trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) của các tỉnh, thành phố cần làm gì để chống dịch?
- Sở y tế, CDC các tỉnh cần tăng cường lấy mẫu những người có dấu hiệu sốt, viêm phổi. Phát hiện sớm rất quan trọng. Chúng ta tìm được ổ dịch ở đâu thì khoanh vùng luôn ở đó. Ví dụ, chúng ta phát hiện ca bệnh ở một địa phương nào đó, có 2 khả năng xảy ra, hoặc lây nhiễm từ Đà Nẵng, hoặc địa phương này cũng là ổ dịch khởi phát, song song Đà Nẵng. Do đó, các địa phương cần hết sức lưu ý.
- Ông có nhận định gì về diễn biến dịch ở Đà Nẵng nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước nói chung?
- Về vấn đề này Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, sẽ căn cứ vào diễn biến dịch từng ngày để đánh giá. Người dân cũng căn cứ vào các quyết định này để thực hiện. Nếu điều tra dịch tễ của Đà Nẵng phức tạp, chúng ta phải nâng cấp độ chống dịch, không phức tạp thì giữ vững.
Ngày 26/7, Đà Nẵng đã thực hiện giãn cách xã hội, chưa phong tỏa như các thành phố ở châu Âu. Nếu tình hình phức tạp hơn, nhiều ca cộng đồng phải phong tỏa như châu Âu. Hiện, các ca mắc mới ghi nhận trong bệnh viện, nên cơ quan chức năng thực hiện phong tỏa các cơ sở y tế này.
Trong bối cảnh hiện tại, người dân cả nước phải tăng cường chống dịch. Các địa phương phải căn cứ vào tình hình dịch tễ của mình để thực hiện các biện pháp chống dịch, nhất là những nơi phát triển du lịch. Mục đích là để phòng dịch không xảy ra tình trạng như Đà Nẵng.
Chúng ta không nên chỉ chú trọng vào Đà Nẵng. Bởi các tỉnh, thành khác cũng có khách du lịch, nhập cảnh trái phép và yếu tố nguy cơ tương tự Đà Nẵng. Do đó, nguy cơ dịch bệnh xảy ra ở các nơi là như nhau. Ngoài ra, các địa phương có người đi về từ Đà Nẵng cũng cần tăng cường để phòng lây nhiễm.
Chủng virus mới có độc lực mạnh; ít nhất 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có nhân viên y tế Tại cuộc họp ngày 27/7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận chủng virus mới đã diễn ra 4 chu kỳ; ít nhất đã có 6 trường hợp mắc bệnh, trong đó có cả nhân viên y tế. Bệnh viện C Đà Nẵng đã được phong tỏa ngay sau khi phát hiện ca bệnh 416. Ảnh: TTXVN. Tại cuộc họp của Thường trực...