Lịch trình 3N2Đ check-in Hoàng Su Phì để cảm nhận “một Hà Giang hùng vĩ đến nao lòng”
Cảnh báo hóm hỉnh rằng “Không nên đi Hà Giang nếu không muốn người về rồi mà hồn vẫn ở Hà Giang vì quá đẹp”, một du khách đã chia sẻ lịch trình 3N2Đ check-in Hoàng Su Phì đầy cảm xúc.
Mới đây, FB Hòa Bùi – thành viên một diễn đàn MXH về ẩm thực và nấu ăn sống tại Hà Nội – đã thu hút cả nghìn lượt tương tác tích cực từ cộng đồng mạng với bài chia sẻ lịch trình 3N2Đ check-in Hoàng Su Phì (huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. “Không phải là sông Nho Quế, không phải là Lô Lô Chải, không phải Mã Pì Lèng,… Mà là Hoàng Su Phì – 1 Hà Giang hùng vĩ đến nao lòng. Cảnh báo KHÔNG NÊN ĐI Hà Giang nếu không muốn người về rồi mà hồn vẫn ở Hà Giang vì quá đẹp…”, nữ du khách mở đầu đầy phấn khích.
Cũng theo nữ du khách này, các thông tin về đường đi là điều được nhiều người quan tâm nhất và “Đường đi 80% là đẹp còn lại nếu không gặp mưa sẽ là đi ổn, còn gặp mưa thì rơi vào phần khó tới rất khó”, nhưng quan điểm của chị là “Đi vùng núi chưa bao giờ là dễ cả, nhiều thứ có thể xảy ra thậm chí là còn nguy hiểm nên rất cần người thông thuộc bản địa đi kèm để hạn chế tối đa những rủi ro trên đường có thể xay ra hoặc xử lý các tình huống bất ngờ từ xe cộ, tới đường đi…”.
“Mình đi thời điểm giữa tháng 8 có mưa nên còn nhiều đoạn đang khắc phục hậu quả của sạt lở núi, có nhiều đoạn lầy, thậm chí có mưa phải lên – xuống dốc liên tục, khúc cua gấp liên tục nên người cầm lái phải thực sự cứng vững. Không recommend mọi người đi vào ngày mưa để đảm bảo sự an toàn. Nên theo dõi thời tiết liên tục và tham khảo ý kiến chân thực từ người bản địa.
Từ tháng 9 trở ra là thời gian lý tưởng đi Hà Giang vì mưa đã hạn chế và bớt dần khi vào cuối tháng 9 sang tháng 10 (đây là kinh nghiệm của những người tại Hà Giang cho hay). Còn lại HG mùa nào cũng đẹp, đặc biệt mùa lúa chín…”, nữ du khách này cảnh báo thực sự. Hãy cùng tam khảo lịch trình chi tiết của phượt thủ này nhé!
Di chuyển gì khi đi Hà Giang?
- Mình đi ô tô từ Hà Nội tới Bắc Quang, nghỉ tại đây 1 đêm rồi thuê xe máy.
- Di chuyển 3 ngày 250 km đường núi bằng xe máy tuy vất vả và có nguy hiểm vì có mưa 1 ngày cho cả xế cả ngồi sau nhưng CHƯA BAO GIỜ HỐI HẬN vì đi xe máy. Cảm giác nhìn ngắm, thu vào tận mắt cung đường khác nhau từ núi, đồi trập trùng mỗi nơi 1 sự khác biệt nó đã lắm, mê lắm mà mình chắc chắn rằng đi ô tô sẽ không thể biết và cảm nhận được. Trải nghiệm vô cùng tuyệt vời không thể tả bằng lời được khi nhìn ngắm sự hùng vĩ này.
Đi Hà Giang ăn gì?
Nhóm mình rất vui khi có anh là 1 người bản địa lo hết từ lịch trình: ngủ ở đâu, đi cung nào trước, cung nào sau cho hợp lý và ít mệt nhất, nghỉ – chơi – check in ở đâu vừa đẹp vừa vắng vẻ nhất, được quay flycam ghi lại những thước phim tuyệt vời và đặc biệt là ăn siêu ngon chuẩn bản địa: gà chân đen leo núi, rau rừng, cá suối, trâu núi và còn cả đi tìm trứng gà thả “rông”. Quan trọng anh là người bản địa thông thuộc địa hình nên mình cũng yên tâm khi đoàn đi xe máy. (Đi núi rất nhiều lần nhưng lần này mới được ăn gà chuẩn xịn núi, rau núi nó đã lắm, cách người dân bản địa nấu đơn giản không cầu kỳ gia vị nhiều nhưng siêu ngon).
Video đang HOT
Lịch trình 3 ngày 2 đêm:
Ngày 1:
- Di chuyển Bắc Quang – Homestay tại view Móng Ngựa, Nậm Hồng, Thông Nguyên
- Chiều: Đi Mâm Xôi – Nậm Khoà.
Ngày 2: Chạy bộ, ngắm bình minh săn mây các kiểu tại view “triệu đô”
Di chuyển Bản Luốc – Chiêu Lầu Thi (60 km tổng). Đoạn lên Chiêu Lầu Thi có nhiều chỗ xấu, mình đi có mưa nên cũng vất hơn chậm hơn. Lên đây đúng tận hưởng cảm giác: ăn bếp củi, ngủ bình thường và không có sóng điện thoại khi vào phòng luôn.
Check-in chóp đỉnh Chiêu Lầu Thi mốc 2.402 m (chỉ leo khoảng 1.000 bậc thang thôi, tầm 30 phút leo tới đỉnh). Nếu lên buổi chiều mà không mưa thì nên đi luôn tránh nhỡ sáng mưa không lên được kk lại tiếc.
Ngày 3 (di chuyển nhiều nhất):
- Theo lịch trình là có tới Bản Phùng ngắm lúa – 60 km tuy nhiên vì muốn về sớm hơn cho chủ động nên team mình bỏ qua điểm này.
- Di chuyển thẳng từ Chiêu Lầu Thi về thảo nguyên Suôi Thầu – 90 km di chuyển. Và tới đây thì mọi mệt mỏi trên đường đi vì mưa buổi sáng tan biến hết. Quá đẹp, quá xứng đáng, quá thơ mộng. Chỉ biết WOAAAAA trước vẻ đẹp như trong tranh hiện ra. Mây di chuyển liên tục nên ảnh mỗi lúc chụp một khác: lúc trời xanh lúc lại phủ mây, lúc có nắng lúc lại mù… Thực sự di chuyển xe máy có mệt nhưng nên đi và sẽ không phải hối tiếc gì đâu.
Cuối cùng thay vì phải di chuyển xe ô tô từ Cốc Pài, Xín Mần về Bắc Quang (khá xa) thì mình chọn di chuyển về Bắc Hà (Lào Cai), ăn một bữa thắng cố nhớ đời và đi cao tốc Lào Cai về Hà Nội
Một số gợi ý cho du khách khi đến với Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2024
Hà Giang - mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc khi gọi tên khiến chúng ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp hùng vĩ của đất, nước, mây, trời, đá với sông Nho Quế, đèo Mã Pì Lèng, cao nguyên đá Đồng Văn, núi đôi Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú...
Và nếu muốn tìm hiểu phong tục, tập quán, vẻ đẹp văn hóa, đời sống tinh thần của các dân tộc tại Hà Giang, mời du khách hãy đến với Mèo Vạc đi chợ tình Phong Lưu Khâu Vai.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2023 (Ảnh sưu tầm)
Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai quả thực là một ngôi chợ độc đáo, điều này toát lên ngay từ cái tên, một cái tên rất "tình" và rất đỗi thân thương. Nghe nói chợ hình thành cách đây cả trăm năm với lịch sử chứa đựng nhiều giá trị nhân văn. Lúc đầu chợ gần như không có người bán, người mua hàng hóa đúng nghĩa mà chỉ có một số người bán đồ ăn uống phục vụ cho những người về đây họp chợ. Vì đây là địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. Chợ được tổ chức đúng vào ngày 27/3 âm lịch hàng năm.
Với ý nghĩa nhân văn tốt đẹp như vậy, chợ Phong Lưu Khâu Vai đã trở nên nổi tiếng khắp xa, gần. Hiện nay, chợ đã có sự thay đổi, nhiều mặt hàng đã được bày bán tại nơi đây. Để nâng tầm giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, từ nhiều năm nay, huyện Mèo Vạc đã tổ chức Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai với nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút đông đảo du khách trong nước và quốc tế.
Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai thu hút rất đông đồng bào các dân tộc (Ảnh sưu tầm)
Với chủ đề "Ấn tượng Khâu Vai", Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 04 - 05/5 (tức ngày 26 - 27/3 âm lịch) với quy mô cấp huyện, trong đó chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng khai mạc Lễ hội sẽ diễn ra vào tối 04/5 (26/3 âm lịch) tại sân khấu Mê cung đá xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.
Xuyên suốt 2 ngày diễn ra lễ hội sẽ là những hoạt động văn hóa, du lịch hấp dẫn như Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng, kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trình diễn múa kiếm và múa trống của dân tộc Giáy; thi chim Họa Mi hót, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương.
Cụ thể, vào buổi chiều ngày 04/5 (từ 14h00 - 17h30) tại khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai sẽ diễn ra các hoạt động như: Thi leo cột chinh phục tình yêu; Thi tung còn giao duyên; Thi đánh yến; Thi ném pao; Thi địu nước. Tại khu vực nhà sàn Khâu Vai sẽ có các hoạt động: Trình diễn thổi khèn Mông; Múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; Múa trống đồng, múa kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; Trình diễn múa kiếm của xã Nậm Ban; Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà. Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà sẽ được tổ chức vào 15h00 ngày 04/5.
Vào buổi tối ngày 04/5 (từ 21h30 - 24h00) tại sân khấu nhà sàn Khâu Vai, mời du khách tham gia cùng trải nghiệm: Trình diễn thổi khèn Mông; Múa nhảy lửa của dân tộc Lô Lô, xã Xín Cái; Múa trống đồng, múa kéo nhị, điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, thị trấn Mèo Vạc; Múa trống của dân tộc Giáy thôn Nà Trào, xã Tát Ngà; Múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; Hát dân ca dân tộc Nùng; Hát đối giao duyên. Lễ cầu duyên tại khu vực miếu Ông, miếu Bà diễn ra vào 22h00 ngày 04/5.
Buổi sáng ngày 05/5 (từ 8h00 - 11h00) ngày 5/5 tại khu vực Mê cung đá là các hoạt động: Múa, thổi khèn đơn, khèn đôi, khèn tập thể của dân tộc Mông; Múa nón, múa khăn của dân tộc Giáy thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; Múa kiếm của dân tộc Giáy xã Nậm Ban; Tổ chức thi bắn nỏ; Thi bịt mắt bắt vịt. Tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai sẽ tổ chức Hội thi giã bánh dày tại sân khấu nhà sàn xã Khâu Vai.
Bên cạnh đó, khi đến với lễ hội, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm chợ đêm thị trấn Mèo Vạc (tối ngày 03 và 04/5) tại sân cổng chợ thị trấn Mèo Vạc; Thi chim Họa Mi hót (sáng ngày 05/5) tại sân tượng đài Bác Hồ; Trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương tại khu vực Mê cung đá xã Khâu Vai, gồm 10 gian hàng, trong đó có 5 gian hàng trưng bày (từ 14h00 ngày 04/5 đến 11h00 ngày 05/5).
Cánh đồng hoa tam giác mạch - loài hoa đặc trưng của Hà Giang (Ảnh sưu tầm)
Vách đá trắng (Ảnh TITC)
Ngoài ra, du khách còn được tham quan, trải nghiệm khám phá thung lũng hoa tam giác mạch, hoa sao nhái, hoa cúc, cầu tình yêu tại Mê cung đá; trải nghiệm khám phá chinh phục tuyến đi bộ Vách đá trắng Mã Pì Lèng, Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi...
Nếu vẫn còn đang băn khoăn tháng 5 tới đi du lịch ở đâu, du khách hãy đừng ngần ngại, lựa chọn đến với Mèo Vạc, Hà Giang để cùng khám phá những giá trị văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc tại Chợ tình Phong Lưu Khâu Vai.
Mèo Vạc là một thị trấn nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Giang, cách thị trấn Đồng Văn khoảng 30km, cách TP. Hà Giang khoảng 150km. Từ thành phố, con đường thông dụng nhất là chạy xe theo quốc lộ 4C qua Quản Bạ, Yên Minh rồi tới Mèo Vạc.
Du khách thể tham quan Mèo Vạc vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Mỗi thời điểm lại có những vẻ đẹp riêng biệt, mang một tấm áo đầy sắc màu, biến đổi liên tục, không giống mùa nào. Thông thường, mùa mưa sẽ bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, còn lại là mùa khô.
Dòng sông Nho Quế nhìn từ trên cao (Ảnh: TITC)
Đến với Mèo Vạc, những điểm đến nổi tiếng du khách không thể bỏ qua là sông Nho Quế - dòng sông quanh năm êm đềm chảy giữa những vách đá, tạo thành một đường ranh giới giới màu xanh biếc giữa Đèo Mã Pì Lèng và đường Săm Pun. Chinh phục đường đèo Mã Pì Lèng cũng là một điểm đến lý tưởng cho những du khách ưa phiu lưu. Đèo Mã Pì Lèng cũng nằm trong top 4 cung đường đèo đẹp nhất miền Bắc. Cung đường khá cheo leo và hiểm trở này nằm ở độ cao 1200m, dài chừng 20km trên con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc với những cảnh quan thiên nhiên núi non vô cùng hùng vĩ. Hẻm vực Tu Sản nằm dưới chân Mã Pì Lèng, trên dòng sông Nho Quế. Khoảng cách rất gần của hai khe núi kết hợp với màu xanh của sông tạo nên khung cảnh kỳ vĩ, thơ mộng. Để đến được hẻm vực Tu Sản, du khách phải đi thuyền, ca nô khoảng 20 phút từ bến ngược dòng Nho Quế.
Và khi đến với Mèo Vạc, du khách đừng quên thưởng thức những món ăn đặc trưng của tỉnh Hà Giang như bánh cuốn, cháo ấu tẩu, thắng cố, mèn mén, bánh tam giác mạch, thắng dền, bánh chưng gù, xôi ngũ sắc...
Tính đến tháng 6/2023, trên địa bàn huyện Mèo Vạc có 101 khách sạn, nhà nghỉ, homestay, 60 nhà hàng, quán ăn, 25 cơ sở vui chơi giải trí, 20 cơ sở mua sắm, 12 cơ sở chăm sóc sức khỏe cho khách du lịch.
Ngắm "dải lụa xanh ngọc" dưới hẻm vực sâu nhất Đông Nam Á Dòng sông Nho Quế nằm ngay dưới chân Mã Pí Lèng (Hà Giang) - một trong những con đèo cheo leo, hiểm trở và hùng vĩ nhất của Việt Nam. Nơi đây, con sông Nho Quế quanh năm nước xanh màu ngọc bích, uốn lượn quanh co theo những dãy núi. Khung cảnh thiên nhiên nơi đây đẹp như tranh vẽ, là điểm...