Lịch sử vũ khí chống vệ tinh đầu tiên của thế giới
Ngày 13/9/1985, tiêm kích F-15A phóng thành công tên lửa ASM-135 để bắn hạ một vệ tinh ở độ cao 555 km, đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên có vũ khí không gian.
Mỹ là quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu vũ khí diệt vệ tinh. Ảnh: Wikipedia
Theo Global Security, năm 1959, Mỹ bắt đầu tiến hành chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh. Chương trình mang tên, Hệ thống vũ khí 199B. Ban đầu, người ta sử dụng tên lửa Bold Orion phóng từ máy bay ném bom B-47 Statojet. Ngày 19/10/1959, tên lửa phóng thành công nhưng nó phát nổ cách mục tiêu tới 6,4 km.
Năm 1962, họ tiếp tục phát triển chương trình tên lửa chống vệ tinh khác mang tên Caleb nhưng không thành công. Đến năm 1967, Washington triển khai chương trình 437 sử dụng tên lửa Thor. Điểm nhấn của tên lửa là sử dụng đầu đạn hạt nhân để phá hủy vệ tinh. Tên lửa Thor được đưa vào sử dụng hạn chế trong quân đội giai đoạn 1967-1975.
Tuy nhiên, tên lửa sử dụng đầu đạn hạt nhân có nhược điểm lớn. Không chỉ tiêu diệt vệ tinh đối phương, nó còn có thể phá hủy luôn vệ tinh của Mỹ gần đó. Mỹ đưa vũ khí chống vệ tinh vào sử dụng mà không có đầu đạn hạt nhân. Vũ khí này mang tính biểu trưng hơn là giá trị sử dụng thực tế do độ chính xác không cao.
Năm 1978, Liên Xô rục rịch triển khai chương trình phát triển vũ khí chống vệ tinh. Trước tình hình đó, Tổng thống Jimmy Carter chỉ đạo không quân Mỹ phát triển một tên lửa diệt vệ tinh mới tinh vi hơn nhằm đáp trả Liên Xô.
Cùng năm, không quân bắt đầu triển khai chương trình Prototype Miniature Air-Launched Segment (PMALS), tạm dịch (Mẫu thử nghiệm bộ phận phóng trên không thu nhỏ). Chương trình nhằm mục đích phát triển tên lửa phóng từ trên không có khả năng diệt vệ tinh ở quỹ đạo thấp.
Sự kiện Mỹ bắn hạ thành công vệ tinh nhân tạo đã mở màn cuộc đua vũ khí không gian. Ảnh: Wikipedia
Năm 1979, Không quân Mỹ ký hợp đồng với LTV Aerospace để phát triển tên lửa chống vệ tinh mới được chỉ định ASM-135 ASAT. Các kỹ sư sử dụng tiêm kích F-15A làm phương tiện mang phóng cho tên lửa. Người ta tháo màn hình hiển thị HUD trước mặt phi công để tăng khả năng quan sát nhằm phù hợp với nhiệm vụ mới.
Tiêm kích duy trì góc tấn khoảng 65 độ ở tốc độ siêu âm cho đến khi tên lửa ASM-135 tách ra khỏi máy bay và kích hoạt động cơ đẩy của nó. Đây là một kỹ thuật rất khó, đòi hỏi phi công phải có nhiều kinh nghiệm.
Video đang HOT
ASM-135 là một tên lửa nhiên liệu rắn 3 giai đoạn. Ở giai đoạn một, nó được sửa đổi từ tên lửa AGM-69, dùng động cơ nhiên liệu rắn nén xung LPC-415. Giai đoạn 2 sử dụng tên lửa Altair 3 cùng giai đoạn 3 phát triển mới. Giai đoạn 3 còn gọi Miniature Homing Vehicle MHV (phương tiện đầu dò thu nhỏ).
Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn hướng kết hợp con quay laser hồi chuyển cùng đầu dò hồng ngoại. Cảm biến sử dụng 4 dải ngang và 4 dải dọc sắp xếp theo kiểu xoắn ốc, được làm mát bằng chất lỏng heli đặt trong một bình chân không.
Hệ thống dẫn hướng của MHV chỉ theo dõi các mục tiêu trong phạm vi tìm kiếm của cảm biến hồng ngoại mà không xác định độ cao, trạng thái hay phạm vi đến đích. Các kỹ sư bố trí một số động cơ nhiên liệu rắn nhỏ xung quanh đầu đạn để điều chỉnh quỹ đạo. Đầu đạn sử dụng động năng của vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu mà không cần đến thuốc nổ.
Ngày 13/9/1985, Thiếu tá Wilbert D. “Doug” Pearson điều khiển chiếc F-15A mang số hiệu 76-0084 cất cánh cho nhiệm vụ thử nghiệm vũ khí không gian. Ông lái chiếc máy bay với tốc độ Mach-1.22 ( khoảng 1.494 km/h) rồi thực hiện động tác leo lên cao ở góc tấn 65 độ.
Phi công nhấn nút khai hỏa tên lửa ở độ cao 11,61 km. ASM-135 ASAT phá hủy thành công vệ tinh P87-1 ở độ cao 555 km. Theo dữ liệu ghi lại, đầu đạn MHV va chạm với vệ tinh ở tốc độ lên đến 24.140 km/h. Sự kiện này đưa Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tiêu diệt thành công vệ tinh bên ngoài trái đất.
Theo NTD
Nguyên nhân NATO khiếp vía trước "ông già" Tu-95MSM của Nga
NATO liên tiếp điều chiến đấu cơ lên cảnh giới, ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Tu95MS của Nga. Tại sao họ lại sợ "ông già" này đến như vậy?
Máy bay ném bom "đồ cổ" của Nga khiến NATO e ngại
Chỉ tính từ cuối năm ngoái đến tháng 3 năm nay, máy bay chiến đấu NATO đã phải cất hàng chục lần để ngăn chặn máy bay chiến đấu và máy bay ném bom Nga. BBC dẫn số liệu do Bộ Quốc phòng Anh công bố cho biết, trong 2 năm 2014 và 2013, mỗi năm không quân nước này đã phải 8 lần ngăn chăn các máy bay Nga.
Mục tiêu bị các máy bay Anh "chăm sóc" bao gồm cả các máy bay ném bom và máy bay chiến đấu, đặc biệt là số phi vụ ngăn chặn máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS là rất nhiều. Ngoài ra, không quân Canada, Thụy Điển, Litva... cũng ở trong tình trạng tương tự khi tần suất hoạt động của loại máy bay ném bom này đang ngày càng gia tăng.
Máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt Tu-95 "Bear-H" do Cục Thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950, đưa vào biên chế của lực lượng không quân chiến lược Liên Xô vào năm 1956. Với tuổi đời gần 60 năm, Tu-95 hiện là loại máy bay ném bọm cánh quạt duy nhất trên thế giới.
"Quái vật trên không" Tu-95 có chiều dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn. Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh. Máy bay có tốc độ cận âm 925 km/h và trần bay cao lên tới 12.000m.
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000km không cần tiếp nhiên liệu, giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ. Vào ngày 30-7-2010, kỷ lục thế giới về quãng đường bay liên tục đã được Tu-95MS thiết lập với hành trình 30.000 km qua ba đại dương, sau khi tiếp nhiên liệu bốn lần trên không.
Nguồn tin cho biết, trong số gần 100 máy bay Tu-95MS trong biên chế không quân chiến lược của Nga, hiện có 32 chiếc đang thường trực chiến đấu và tiếp tục được nâng cấp lên chuẩn MSM để kéo dài tuổi thọ khoảng 30 năm, còn lại gần 60 chiếc đang được niêm cất trong kho.
Máy bay ném bom chiến lược TU-95MS mang 8 quả tên lửa hành trình Kh-101
Theo tuyên bố của các quan chức Nga, máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM sẽ giữ nguyên, chỉ gia cố thêm khung thân và trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực phiên bản mới nhất, đồng thời giá treo vũ khí sẽ được cải tiến để hỗ trợ việc mang các tên lửa hành trình tầm xa Kh-101/102.
Tuy nhiên, mặc dù được nâng cấp mạnh nhưng Tu-95MSM vẫn là một loại máy bay đã quá cũ, kích thước cồng kềnh với những nhược điểm là tốc độ dưới âm và độ ồn nhất thế giới của động cơ, cùng với diện tích phản xạ radar cực lớn, không có khả năng tàng hình như máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ.
Không quân NATO cũng nhiều lần bày tỏ sự lo ngại Tu-95MS bay tuần tra có mang theo vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, các quan chức quốc phòng Nga đã khẳng định, các máy bay ném bom này chỉ mang theo các vũ khí thông thường. Vậy thì tại sao loại máy bay già lão có tuổi đời hơn nửa thế kỷ của Nga lại làm cho họ lo ngại đến thế?
NATO e sợ tên lửa hành trình Kh-101/102 trên Tu-95MS
Nguyên nhân được hé lộ một phần vào hồi cuối tuần trước, trên các trang mạng của Nga đã lộ diện chiếc máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM phiên bản cải tiến mới nhất mang số hiệu RF-94128. Chiếc máy bay được bắt đầu hiện đại hóa vào năm 2013 này đã mang theo những vũ khí "siêu khủng", làm lạnh gáy bất cứ ai.
Trên hình ảnh thể hiện, dưới cánh máy bay có 4 giá treo đôi, mỗi cánh 2 giá phóng, tức là Tu-95MS có khả năng mang theo tới 8 quả tên lửa hành trình phóng từ trên không, có khả năng tàng hình, tầm phóng siêu xa và có thể gắn đầu đạn hạt nhân Raduga Kh-101/102.
Tên lửa hành trình AGM-129 ACM của Mỹ
Kh-101/102 là loại tên lửa hành trình chiến lược của Nga được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga. Thiết kế của hai loại tên lửa này về cơ bản giống nhau, chỉ phân biệt với nhau ở kiểu đầu đạn. Kh-101 mang đầu đạn thông thường còn Kh-102 là đầu đạn hạt nhân.
Kh-101 có thể mang đầu đạn nặng thường nặng 400 kg, còn Kh-102 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ 250kT. Tên lửa Kh-101 có sai số vòng tròn đồng tâm (CEP) chỉ 10m, có khả năng bắn trúng các loại mục tiêu kích thước chỉ 2-3m, bao gồm cả muc tiêu di động.
Dòng tên lửa này được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn RD-95TM-300, lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Tên lửa có thể bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình cận âm (khoảng 0,7Mach), tốc độ cao nhất 250-270 m/s. Nó có thể hành trình ở trần bay cao nhất là 6.000m, thấp nhất từ 30 đến 70 m.
Kh-101 có chiều dài 7,6m; Sải cánh 4,4m; Đường kính 0,75m; trọng lượng khoảng 2.400kg, đầu đạn của tên lửa nặn 400kg, vì thế uy lực sát thương của nó rất cao. Đầu đạn của Kh-101 có 2 đầu đạn thứ cấp là đầu đạn tấn công xuyên phá động năng và đầu đạn phân mảnh.
Kh-101 có cấu trúc hệ thống dẫn đường quán tính tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS của Nga, giai đoạn tấn công mục tiêu sau cùng sử dụng hệ thống dẫn đường quang-ảnh so sánh (tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), tấn công chính xác mục tiêu cố định.
Máy bay B-52 của Mỹ mang tên lửa hành trình AGM-109 Tomahawwk
Bề ngoài tên lửa giống như một máy bay nhỏ, mặt cắt ngang dẹt, thiết kế theo công nghệ stealth giảm tối đa độ phản xạ hiệu dụng, chỉ bộc lộ 0,01 m2 nên nó được coi là có tính năng "tàng hình" tốt hơn so với loại tên lửa hành trình "phổ thông" của Mỹ là AGM-109 Tomahawk hay AGM-129 ACM (Advanced Cruise Missile) của Mỹ.
Hiện có nhiều thông tin khác nhau về tầm bắn của 2 loại tên lửa này. Truyền thông Nga cho biết, tên lửa có tầm phóng tối đa lên đến 9.600 km. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự trên thế giới cho rằng, tầm phóng thực tế của nó chỉ vào khoảng 5000-5500km, lớn hơn một chút so với "người tiền nhiệm" là Kh-55.
Sức mạnh mà tên lửa hành trình phóng từ trên không Kh-101 sở hữu khiến cho không chỉ là AGM-109 Tomahawwk mà cả loại tên lửa hành trình tiên tiến nhất phóng từ trên không của Mỹ là AGM-129, có tầm bắn trên 3.000km trở nên vô nghĩa. Hiện quân đội Mỹ đang có khoảng 460 quả tên lửa hành trình AGM-129.
Kể cả khi tầm phóng của Kh-101/102 thực tế chỉ đạt khoảng 5500km, nhưng khi trang bị trên các máy bay ném bom Tu-160 Blackjack và Tu-95MSM Bear-H có tầm bay lần lượt là 12.500 và 15.000km, tầm tấn công thực tế của tên lửa hành trình này còn lớn hơn cả những tên lửa đạn đạo liên lục địa khủng nhất hiện nay.
Với tầm phóng siêu xa, độ chính xác cao, khả năng tấn công hạt nhân mạnh mẽ, được gắn trên một phương tiện bay cơ động có phạm vi hoạt động tới 15.000km, Kh-101/102 chính là nguyên nhân khiến Mỹ và NATO luôn luôn phải dè chừng loại máy bay ném bom "cổ lỗ" này.
Thiên Nam
Theo_Báo Đất Việt
NASA: Mặt trăng của Sao Mộc có thể phát triển sự sống Vệ tinh này có lớp băng dày hơn 150km, và một đại dương sâu tới 100km. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) hôm qua (12/3) xác nhận, dưới bề mặt đóng băng của vệ tinh Ganymede quay quanh Sao Mộc, có đại dương mở ra hy vọng về việc phát triển cuộc sống trên hành tinh này. Vệ tinh Ganymede (ảnh:...