Lịch sử về con kênh mà Napoleon cho đào để tránh đối đầu với Hải quân Anh
Đi thuyền dọc theo kênh đào là cách lý tưởng nhất để ngắm nhìn thành phố Bruges xinh đẹp ở Bỉ.
Trung tâm thành phố lịch sử này được nhiều kênh đào uốn lượn, cho phép khách du lịch đi thuyền quanh trung tâm thành phố chiêm ngưỡng những ngôi nhà quyến rũ và nhà thờ lịch sử. Kênh đào của Bruges thơ mộng, đặc biệt là kênh Bruges-Sluis hay kênh Damme.
Kênh đào này dài khoảng 15 km, nối thành phố Bruges với thị trấn biên giới Sluis của Hà Lan thông qua thị trấn Damme. Napoleon Bonaparte đã ra lệnh đào kênh Damme, do đó nó còn được gọi là kênh Napoleon.
Ý định của Napoleon là đào một hệ thống kênh rạch dọc bờ biển nhằm giúp quân đội Pháp hành quân và vận chuyển lương thức tiếp tế nhanh hơn, và tránh đối đầu với hải quân Anh trên biển. Kênh đào Damme lẽ ra là nối Bruges với cửa sông Scheldt của Hà Lan, tuy nhiên vì Napoleon thất bại trong trận chiến Waterloo nên kênh đào không được hoàn thành như ý muốn.
Không lâu sau, vua William I đã ra lệnh hoàn thành kênh Bruges-Sluis, nhưng cho đến những năm 1850 nó cũng không được đào xong. Ở thị trấn Damme, kênh đào này cắt qua đào Leopold và đào Schipdonk. Kênh đào Damme được sử dụng mãi đến năm 1940 khi quân đội Pháp phá hủy hệ thống ống xi-phông của con kênh, chấm dứt hoạt động vận chuyển bằng đường thủy trên kênh Damme.
Ngày nay, kênh Damme nằm giữa hai hàng cây dương, và được ca ngợi là kênh đào đẹp nhất ở Flanders.
Video đang HOT
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Bộ mặt xấu xí của Venice khi bị tàn phá bởi du lịch
Venice (Italy) là một trong những điểm du lịch nổi tiếng nhất thế giới, đón khoảng 26-30 triệu du khách mỗi năm. Nhưng tình trạng quá tải du lịch ảnh hưởng nặng nề đến thành phố.
Venice tọa lạc tại vùng đông bắc Italy, được cấu thành từ 118 hòn đảo nhỏ kết nối với nhau nhờ hơn 400 cây cầu. Thành phố nổi tiếng với những kênh đào đẹp như tranh vẽ.
Nhưng trong những năm gần đây, thành phố phải đối mặt với nhiều vấn đề khiến nó trở nên kém hấp dẫn, điển hình là tình trạng quá tải du lịch.
Dân số thành phố chỉ khoảng 54.000 người, nhưng mỗi năm Venice lại đón đến 26-30 triệu lượt khách. Việc xử lý con số khổng lồ này gây khó khăn cho chính quyền địa phương.
Vào dịp lễ hội truyền thống thường niên của thành phố, các con đường ngập tràn du khách và rất khó để di chuyển.
Ngay cả những con kênh cũng không thoát khỏi cảnh chen chúc, tắc nghẽn. Ảnh: Getty.
Vào tháng 5/2018, chính quyền thành phố đã ra quy định về việc hạn chế đi lại trên 2 cây cầu chính ở đây. Ảnh: Getty.
Việc đi thuyền trên những kênh đào đã không còn lãng mạn bởi sự xuất hiện của khách du lịch khắp mọi nơi. Ảnh: Reuters.
Số khách du lịch tăng nhanh, khâu quản lý bất cẩn và sự xói mòn do biển gây nên đã khiến cư dân thành phố giảm đáng kể trong nhiều thập kỷ qua. Một số người dân địa phương biểu tình vì cho rằng du khách đang "xâm chiếm" Venice của họ.
Nhiều du khách còn chọn các tàu thủy khổng lồ là phương tiện để đến Venice. Những con tàu này đi qua trung tâm thành phố 5-6 lần mỗi ngày.
Những con tàu này không chỉ phá hỏng cảnh quan thành phố mà còn gây ô nhiễm môi trường và làm hại hệ sinh thái vùng đầm phá gần đó.
Ngoài những "dòng lũ" từ du khách, Venice cũng thường xuyên ngập trong lũ lụt mỗi khi thủy triều dâng cao.
Một điểm xấu xí khác tại Venice là giá cả quá cao cho các dịch vụ ăn uống. Theo CNN, chỉ 1% số nhà hàng tại khu trung tâm được sở hữu và quản lý bởi người dân địa phương.
Theo news.zing.vn
'Nhà thuyền' ở London Tới nay, người ta không còn lạ khi nhiều người dân London (Anh) chuyển xuống sông ở. Lý do duy nhất được cho là giá nhà (trên bờ) quá đắt đỏ. Tuy nhiên, điều đáng nói là trước kia chỉ có giới nhà giàu mới "ngao du" trên sông trong những du thuyền sang trọng và vô cùng đắt; thì nay họ buộc...