Lịch sử về chiếc áo khoác huyền thoại của ‘gã khổng lồ’ Chanel
Gabrielle ‘Coco’ Chanel tạo ra chiếc áo khoác vải tuýt đầu tiên cách đây gần 100 năm. Chiếc áo đã trở thành biểu tượng cho người phụ nữ hiện đại, tự tin, thành đạt.
Trong ngành công nghiệp thời trang, để thiết kế một thứ gì đó dễ nhận biết và tồn tại lâu hơn cả đời người là một kỷ công mà bất cứ ai cũng hướng tới. Một trong những biểu tượng vượt thời gian trong làng thời trang chính là chiếc áo khoác Chanel.
Nhà thiết kế người Pháp Gabrielle Chanel sinh ra trong thời kỳ mà phụ nữ bị bó buộc bởi rất nhiều quy tức hàng ngày. Vậy nên bà muốn tạo ra những bộ vest trang trọng, sành điệu mà vẫn thoải mái cho phái đẹp. Ý tưởng nhen nhúm từ 100 năm trước của bà đã tạo nên một cuộc cách mạng. Những bộ đồ vải tuýt của Chanel vẫn nổi tiếng đến tận bây giờ.
Vào giữa những năm 1920, Gabrielle ‘Coco’ Chanel thường xuyên mượn quần áo của người yêu, công tước Westminster vì thích chất liệu vải của chúng. Lúc đó vải tuýt chỉ được dùng để may đồ nam nhưng Gabrielle nuôi tham vọng chuyển nó sang chất liệu dùng cho cả phụ nữ. Năm 1925, bộ quần áo vải tuýt đầu tiên của Gabrielle Chanel được ra đời, đánh dấu thời điểm sinh ra một huyền thoại thời trang.
Trong những năm sau đó, bà chuyển nhà máy của mình từ Scotland sang Pháp, tập trung vào công việc tinh chế vải tuýt (kết hợp với lụa và len) để tạo ra phiên bản nhẹ hơn, bóng hơn. Áo khoác của bà có dáng thẳng đứng, hình hộp. Thân áo được trang trí với 4 chiếc túi, trên nắp túi sẽ gắn biểu tượng của Chanel như đầu sư tử, hoa trà, vỏ lúa mì, logo 2 chữ C lồng vào nhau…Sau sự ra đời tiền đề đó, Karl Lagerfeld tiếp nối và tạo ra những chiếc áo khoác thật sự lôi cuốn.
Năm 1983, 10 năm sau khi nhà sáng lập Chanel qua đời, Karl Lagerfeld trở thành người đứng đầu ngôi nhà và nhận nhiệm vụ củng cố lại vị thế của chiếc áo khoác vải tuýt. Suốt 35 năm tiếp theo, ông liên tục biến tấu chiếc áo khoác nguyên sơ của bà thành các sản phẩm thanh lịch, hiện đại mà không kém phần hài hước. Chiếc áo cứng nhắc ngày nào nay được làm với chất liệu vải bố, sequin, lông vũ, denim, cao su, và thậm chí là xi măng. Chiều dài áo và cách thiết kế tay áo cũng được cách tân thêm rất nhiều. Trí tưởng tượng vô biên của Karl Lagerfeld đã biến chiếc áo khoác Chanel sườn thành biểu tượng được ham muốn trên toàn thế giới.
Karl Lagerfeld qua đời vào năm 2019. Vai trò giám đốc nghệ thuật của Chanel được chuyển cho cánh tay phải lâu năm của ông, Virginie Viard. Viard kế thừa và tiếp tục mở rộng các sản phẩm của Chanel mà không đánh mất đi những giá trị truyền thống mà Gabrielle Chanel và Lagerfeld để lại. Áo khoác vải tuýt của hãng có thiết kế tự do, phóng khoáng hơn thời kỳ trước, phù hợp với những người phụ nữ hiện đại, chủ động về mặt tài chính.
Các xu hướng thời trang đến và đi theo mùa nhưng chiếc áo khoác Chanel chưa bao giờ bị đánh giá là lỗi thời. Dù không am hiểu nhiều về thế giới thời trang cao cấp, người ta vẫn dễ dàng nhận ra một thiết kế Chanel giữa hàng nghìn sản phẩm khác. Chiếc áo vải tuýt của Chanel giống như một tác phẩm kinh điển vượt thời gian. Không những thế, sự tự tin, tự hào mà nó mang lại cho người mặc là giá trị không thể đong đếm được.
Tiếng nói nữ quyền chưa bao giờ cũ trong ngành công nghiệp thời trang
Chế độ nô lệ hiện đại và vấn đề cải thiện thu nhập cho các nữ công nhân may mặc luôn là niềm trăn trở trong ngành công nghiệp thời trang.
Nhiều phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng trong ngành công nghiệp may mặc
Theo Global Slavery Index, hơn 40 triệu người, trong đó 71% là nữ giới đang mắc kẹt trong chế độ nô lệ hiện đại - bi ep buôc lao đông (nô lệ thời hiện đại bao gồm nô lệ, giam cầm, và ép buộc lao động, buôn bán người). Hai nganh công nghiêp đưng đâu trong viêc boc lôt sưc lao đông nhiêu nhât thê giơi la công nghê va thơi trang.
Ngành công nghiệp may mặc sử dụng hơn 60 triệu nhân công trên toan thê giơi với khoảng 80% trong số này là những phụ nữ trẻ ở độ tuổi từ 18 đến 24. Nhiều người đã có chồng con va trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình nhưng họ lại nằm trong số những lao động được trả lương thấp bậc nhất thế giới.
Điển hình như ở Bangladesh, ngành dệt may đóng góp khoảng 20% GDP, là nơi xuất khẩu quần áo đứng thứ hai thế giới với nhiều cơ sở sản xuất cho các thương hiệu lớn như Zara, Inditex, Hennes&Mauritz, H&M và Uniqlo. Tại đây, cac công ty may gia công sử dụng khoảng 20 triệu lao động với hơn 85% là nữ giới nhưng thu nhập rất thấp khoảng 5.000 taka (97 đô la) mỗi tháng (số liệu năm 2019).
Nhiều nữ công nhân may tại Ấn Độ và Bangladesh bị bóc lột sức lao động.
Không chỉ thu nhâp thâp, lam viêc nhiêu giơ liên, công nhân tại các nhà máy may ở Campuchia còn phải làm việc trong điệu kiện rất kém. Theo thống kê của chính phủ Campuchia năm 2018, hơn 2.000 công nhân bị ngất trong 16 nhà máy được khảo sát. Cung năm đo, thang 10, ghi nhận gần 100 công nhân bị ngất trong môt ca làm việc tai môt nha may giay. Nhiệt độ các nhà xưởng khá cao cộng thêm sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất hoặc làm việc quá sức là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình công nhân ngất xỉu hàng loạt.
Thời trang nhanh (fast fashion) phát triển phục vụ cho nhu cầu mua sắm theo xu hướng của người tiêu dùng, đồng thời sự cạnh tranh giữa các thương hiệu trong việc tăng gia sản xuất để đáp ứng nguồn cung lớn góp phần thúc đẩy các công ty tìm kiếm nguồn lao động gia rẻ. Sofie Ovaa, điều phối viên chiến dịch toàn cầu của Stop Child Labour cho biết: Có rất nhiều cô gái ở các quốc gia như Ấn Độ và Bangladesh làm việc với mức lương cực thấp. Trước đó, họ bị kéo vào ngành may mặc này bằng những lời hứa mức thu nhập hấp dẫn.
Nhiều lao động trẻ em vẫn đang làm việc tại các nhà máy ở khu vực Nam Á.
Theo Unicef, trong số 170 triệu lao động trẻ em phần lớn đều đang làm việc trong chuỗi cung ứng thời trang, làm hàng dệt may, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ở châu Âu, Mỹ và nhiều khu vực khác.
Trong một báo cáo của Trung tâm nghiên cứu các tập đoàn đa quốc gia (SOMO) và Ủy ban Ấn Độ Hà Lan (ICN) tiết lộ các nhà tuyển dụng miền nam Ấn Độ thuyết phục các bậc cha mẹ ở vùng nông thôn nghèo khó gửi con gái của họ đến các nhà máy sợi với lời hứa sẽ có một công việc trả lương cao, chỗ ở thoải mái, có cơ hội được đào tạo và đi học... Nhưng trên thực tế, họ đang làm việc trong những điều kiện kinh khủng chẳng khác nào chế độ nô lệ hiện đại vơi hình thức bóc lột tồi tệ nhất.
Theo báo cáo của SOMO, 60% công nhân tại các nhà máy mà họ điều tra ở Ấn Độ đều dưới 18 tuổi khi bắt đầu làm việc tại đó, thậm chí có những em chỉ mới 15 tuổi. Cac 'lao đông tre' làm việc ở tất cả các giai đoạn của chuỗi cung ứng trong ngành thời trang: từ sản xuất hạt bông ở Benin, thu hoạch ở Uzbekistan, kéo sợi ở Ấn Độ cho đến các giai đoạn khác nhau tại các nhà máy trên khắp Bangladesh. Trẻ em buộc làm việc nhiều giờ và tiếp xúc với thuốc trừ sâu, hóa chất... gây hại đến sức khỏe.
Hàng loạt các cuộc đấu tranh, biểu tình đòi tăng lương, giảm giờ làm
Thảm họa sập nhà tàn khốc tại nhà máy may Rana Plaza ở Bangladesh khiến 1.127 người thiệt mạng, trong đó 80% là phụ nữ cùng một số trẻ em năm 2013 được coi là giọt nước tràn ly, bắt đầu cho một loạt các cuộc biểu tình tại quốc gia Nam Á này.
Tại Bangladesh ghi nhận hàng trăm cuộc biểu tình của công nhân may.
Ước tính khoảng 200.000 công nhân dệt may đã đổ ra đường phố thủ đô Dhaka biểu tình yêu cầu tăng mức lương tối thiểu hàng tháng lên 100 USD (so với 38 USD, năm 2013) khi họ phải làm việc 80 giờ/tuần trong tình trạng thiếu thốn. Từ đó cho đến nay, nhiều cuộc biểu tình vẫn tiếp diễn hàng tháng nhưng điều kiện làm việc và thu nhập vẫn không cải thiện được nhiều, thậm chí họ còn bị quấy rối và sa thải.
Trong khi đó, tại Campuchia sau nhiều tranh đấu, các nữ công nhân may bắt đầu được hưởng chế độ tốt hơn như phụ nữ mang thai được nghỉ làm sớm hơn 15 phút, được hưởng 400.000 Riel (khoảng 100 đô la) khi có 1 con. Sô lương lao đông tre em tham gia lao đông may măc cua đât nươc nay cung co xu hương giam dân. Năm 2018, chỉ phát hiện 11 vi phạm lao động trẻ em trong số 600.000 công nhân, ít so với 74 trường hợp vi phạm năm 2014.
Theo Fair Wear Foundation, hơn 120 thương hiệu thời trang đăng ký cam kết không cho phép sử dụng lao động trẻ em. Đê đam bao điêu nay, hang thường xuyên cử người đến kiểm tra các chuỗi cung ứng có thực hiện đúng yêu cầu hay không.
Sau loạt đấu tranh, các nữ công nhân tại Campuchia có điều kiện làm việc tốt hơn.
Minh chứng rõ nét như thương hiệu thời trang bền vững Left Edit cam kết hợp tác với các nhà máy thanh toán lương đầy đủ, điều kiện làm việc an toàn và ngăn cấm sự phân biệt đối xử cho các công nhân nữ. Thậm chí, tại các xưởng thiết kế của hãng đặt tại Los Angeles phần đông lãnh đạo đều là nữ giới. Hay thương hiệu túi xách Svala cũng làm việc với các nhà máy đảm bảo rằng người lao động được trả mức lương công bằng và môi trường làm việc thoải mái nhất.
Nêu cao tinh thần nữ quyền
Xuyên suốt các bộ sưu tập đầu năm 2020 đến từ các hãng mốt danh tiếng như Prada, Fendi, Dior... đều mang đến những thông điệp đề cao nữ quyền, thể hiện cá tính cá nhân đậm nét.
Trong Tuần lễ thời trang Milan 2020, thương hiệu Prada mang đến tuyên ngôn nữ quyền "trân trọng sự mạnh mẽ và quyền lực cố hữu của người phụ nữ" trong bộ sưu tập Thu - Đông với tên gọi Sự hào nhoáng siêu thực của NTK Miuccia Prada. Chủ yếu là các thiết kế nội y, quần áo thể thao... thể hiện sự tương phản tinh tế giữa nam tính và nữ tính, thách thức mọi định nghĩa về vẻ đẹp của nữ giới.
Hình ảnh hoa hồng xuất hiện liên tục trong show diễn của Valentino mới đây.
Khái niệm đấu tranh nữ quyền tiếp tục được Valentino khắc họa sắc nét trong Tuần lễ thời trang Paris 2020 vừa kết thúc ít ngày. Thông qua hình ảnh hoa hồng xuất hiện liên tục trong những mẫu áo khoác, váy suông cho đến túi xách gợi nhớ cuộc đấu tranh nữ quyền đầu tiên trên thế giới mang tên Flower Power. Khác với 2 năm trước đây, các hãng mốt và nhiều nhà thiết kế đấu tranh trực diện, đưa thông điệp nữ quyền vào các slogan trên áo thì hiện tại họ sử dụng cách làm "ẩn dụ" hơn nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa.
Co thê noi, tai nạn năm 2013 tại Bangladesh vẫn luôn là lời cảnh tỉnh cho ngành công nghiệp thời trang, cho các ông chủ xưởng may, những nhà quản lý dệt may và cả các thương hiệu thời trang lớn luôn thuê các công ty gia công, sản xuất các đơn hàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo Mamoq, vẫn còn hàng chục nhãn hiệu tại Úc, Anh và nhiều thương hiệu quốc tế khác không biết hoặc không quan tâm ai (những người công nhân) làm ra sản phẩm cho họ và trong điều kiện làm việc như thế nào.
Thông điệp ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 năm nay là Each for Equal (Bình đẳng từ mỗi người), nhấn mạnh mọi người đều có thể chủ động chống lại sự thiên vị, mở rộng nhận thức, cải thiện tình huống và tôn vinh những thành tích của phụ nữ.
Theo Mamoq, trở lại ngày quốc tế phụ nữ 8/3, cách tốt nhất mà bạn có thể góp phần giúp đỡ các nữ nhân công đang làm việc tại các xưởng may không chỉ hôm nay mà còn mỗi ngày, bằng cách cẩn thận chọn lựa quần áo đến từ các thương hiệu. Hãy chọn lọc những công ty mà bạn biết rõ họ đang hỗ trợ cho những phụ nữ họ thuê có mức lương công bằng, điều kiện làm việc an toàn nhất.
Chung Thu Hương
Theo phunuonline.com.vn
Không theo trend, Uniqlo đắt hàng nhờ triết lý tối giản của người Nhật Các sản phẩm của Uniqlo đã lược bỏ tất cả phần trang trí hay thiết kế cầu kỳ theo đúng triết lý sống "càng đơn giản càng tốt" của người Nhật. Uniqlo, thành lập năm 1984 tại Hiroshima (Nhật Bản), có tên đầy đủ là Unique Clothing Warehouse. Dù có "Unique" (khác biệt) trong tên, thương hiệu thời trang này bị đánh giá...