Lịch sử tiền tệ và những cuộc khủng hoảng do chiến tranh tiền tệ
Tiền tệ đã xuất hiện cách đây hàng nghìn năm, song hành cùng tiến trình phát triển kinh tế và văn hoá của loài người.
Ban đầu, tiền được tạo ra để đơn giản hoá quá trình trao đổi hàng hoá, nhưng càng về sau, nó càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự thịnh suy của nền kinh tế ở mọi quốc gia. Thậm chí, nó còn là một trong những yếu tố gây ra khủng hoảng kinh tế thế giới.
Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán bằng tiền. Thay vào đó, họ trao đổi các đồ vật hoặc sản phẩm cho người khác để nhận lại những gì họ muốn hoặc cần. Việc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ nói trên được gọi là đổi chác (barter). Nhưng sự phát triển của xã hội đòi hỏi phải có một phương thức giao dịch ổn định và hiệu quả hơn. Nhiều nền văn hóa trên thế giới cuối cùng đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại – loại tiền có giá trị phụ thuộc vào giá trị của vật liệu làm ra nó.
Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt, bởi vì các vật liệu này khá cứng nên có thể dùng để chế tạo vũ khí. Tiền xu rất thuận tiện, do người sử dụng có thể đếm chúng thay vì phải cân khối lượng. Tiền xu là một phương tiện trao đổi đáng tin cậy và hiệu quả. Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bán hàng hóa trong thế giới cổ đại.
Loại tiền xu đầu tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng năm 3000 trước Công nguyên và nó được gọi là “siglos” hoặc “shekel”. Shekel là một đơn vị tiền và đơn vị khối lượng cổ xưa dùng để xác định khối lượng của lúa mạch hoặc khối lượng tương đương giữa các vật liệu, chẳng hạn như đồng thiếc và đồng nguyên chất.
Vai trò quan trọng của tiền trong xã hội dân sự thậm chí đã được đề cập trong bộ luật Hammurabi, do vị vua thứ sáu của vương quốcBabylon ban hành năm 1760 trước Công nguyên. Người Babylon và những cư dân sống trong các thành bang lân cận [thành phố tự trị, độc lập và có chủ quyền như một quốc gia] sau đó đã phát triển hệ thống kinh tế sớm nhất với đặc điểm gần giống ngày nay, chẳng hạn như các điều khoản về nợ, hợp đồng pháp lý, luật pháp liên quan đến hoạt động kinh doanh và tài sản tư nhân.
Tiền là phương tiện trung gian trong quá trình trao đổi hàng hóa. Ảnh: Saga
Năm 700 trước Công nguyên, Pheidon – vua của thành bang Hy Lạp cổ đạiArgos – là người cai trị đầu tiên đã chính thức thiết lập tiêu chuẩn về khối lượng và tiền bạc. Ông cho đúc tiền xu bằng kim loại quý bạc thay vì sắt trong đền thờ nữ thần trí tuệ và chiến tranh Athena tại Aegina. Mặt trước của những đồng tiền xu là hình ảnh một con rùa biển. Loại tiền này đã được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như một phương tiện trao đổi quốc tế cho đến lúc xảy ra cuộc Chiến tranh Peloponnesian, khi đồng drachma của người dân Athen thay thế chúng.
Theo nhà sử học Herodotus,những đồng tiền xu vàng đầu tiên được đúc tại vương quốc Lydia ở Tiểu Á [mộtbán đảo củachâu Á thuộcThổ Nhĩ Kỳ ngày nay] dưới thời vua Croesus vào khoảng năm 700 trước Công nguyên. Nhưng mãi đến năm 390 trước Công nguyên thì vua Philip II của vương quốc Macedonia mới cho lưu hành các đồng xu vàng đầu tiên. Tiền xu của người Lydia có hình ảnh một con sư tử ở phía trên.
Tiền giấy và các loại tiền hiện đại khác
Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc trong giai đoạn từ năm 600 đến năm 1455, chủ yếu lưu hành trong thời nhà Tống. Những tờ giấy bạc gọi là Jiaozi đã được sử dụng từ thế kỷ 7 sau Công nguyên.
Tại châu Âu, giấy bạc ngân hàng (banknote) đầu tiên được ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển phát hành năm 1661. Giấy bạc ngân hànglàhình thức của tiền,do một ngân hàng phát hành, về bản chất làbằng chứng chứng minh rằng ngân hàng nợ người có giấy bạc một lượng tiền đúng bằng giá trị ghi trên giấy bạc. Giấy bạc ngân hàng được sử dụng song hành cùng với tiền xu nhưng nó đã không hoạt động tốt và phải ngừng lại, bởi vì các ngân hàng thiếu tiền xu để trả tiền cho các tờ giấy bạc ngân hàng. Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh Massachusetts tại Mỹ in tiền giấy và ở đây việc sử dụng tiền giấy trở nên phổ biến hơn.
Sau một thời gian dài phát triển, tiền đã xuất hiện với hình thức tiền đại diện (representative money). Điều này xảy ra bởi vì các thương gia và ngân hàng buôn bán vàng, bạc, bắt đầu phát hành giấy biên nhận cho người gửi, có thể quy đổi thành giá trị tiền mặt. Cuối cùng những hóa đơn được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện thanh toán và bắt đầu được sử dụng như tiền. Hệ thống tiền tệ nói trên – nơi mà các phương tiện trao đổi là giấy có thể chuyển đổi thành một lượng vàng cố định, được định trước – thay thế việc sử dụng tiền xu vàng ở châu Âu giữa thế kỷ 17 và 19.
Vào đầu thế kỷ 20, gần như tất cả các quốc gia đều áp dụng hệ thống này, giấy chứng nhận được phát hành và có một lượng vàng xác định trước để chuộc lại.
Sau cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai và Hội nghị Bretton Woods, hầu hết các quốc gia đã thông qua tiền pháp định (fiat money), có giá trị xác định theo đồng đô la Mỹ (USD). Đến lượt mình, đồng đồng đô la Mỹ được xác định bằng lượng vàng dự trữ. Năm 1971, Chính phủ Mỹ đã chấm dứt chuyển đổi đồng đô la thành vàng ở một tỷ giá cố định, khiến nhiều quốc gia khác bắt chước theo và phần lớn số tiền trên toàn thế giới ngừng được đảm bảo bởi dự trữ vàng.
Sự phát triển gần đây nhất trong cách chúng ta sử dụng tiền là tiền điện tử, một loại tiền kỹ thuật số áp dụng phương thức mã hóa để đảm bảo các giao dịch và kiểm soát việc tạo ra các đơn vị tiền mới. Tiền điện tử đầu tiên là bitcoin, nhưng có rất nhiều loại tiền điện tử khác được tạo ra theo cách thức tương tự. Tương lai con người có chuyển sang dùng tiền điện tử hoàn toàn hay không thì chúng ta vẫn còn phải chờ xem.
Không có định nghĩa nào thích hợp hơn về nguồn gốc của tiền so với câu nói của Aristotle: “Khi người dân của một quốc gia trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào người dân của những quốc gia khác, họ đã nhập khẩu những gì họ cần và xuất khẩu những gì họ có quá nhiều, tiền nhất thiết phải được đưa vào sử dụng.”
Theo người thành công, khoahocphattrien
Loài người từng suýt tuyệt chủng với dân số chỉ còn 2.000 người
Với dân số khoảng 7,8 tỷ người như hiện tại, thật khó để tin rằng vào khoảng 70.000 năm TCN, loài người đã từng đứng trước nguy cơ tuyệt chủng với dân số chỉ còn dưới 2.000 người.
Nghiên cứu do các nhà sinh học phân tử tại Đại học Oxford kết luận, trong lịch sử đã có nhiều lần dân số thế giới tụt dốc một cách không phanh. Chúng ta từng chỉ còn khoảng 1.000 người trong nhóm trưởng thành.
Nhóm người này đã phải vật lộn với các cuộc săn bắn và hái lượm nhỏ lẻ trong suốt cả ngàn năm. Cho đến tận cuối thời kì đồ đá, dân số loài người mới có dấu hiệu hồi phục.
Trong khi đó, nhà khoa học Sam Kean lại cho rằng: "Chúng ta gần như đã tuyệt chủng. Con số này chính xác là chỉ có 40 cặp đôi".
Vậy điều gì là nguyên nhân cho cuộc đại suy thoái này?
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa. Vào khoảng 70.000 năm TCN, ngọn núi lửa Toba khổng lồ trên đảo Sumatra, Indonesia bất ngờ hoạt động lại. Toba đã thổi khoảng 2.800 km khối tro bụi núi lửa và nham thạch vào bầu khí quyển.
Vụ phun trào đó đã bao phủ 6 cm tro lên khắp Nam Á, Ấn Độ Dương, Ả Rập và Biển Đông. Lớp tro này ngày nay vẫn có thể nhìn thấy được ở một số nơi.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên nhân chính là do phun trào núi lửa.
Lớp khí bụi do Toba tạo ra đã che mờ Mặt trời trong suốt 6 năm, làm thay đổi các cơn mưa theo mùa và làm ô nhiễm các nguồn nước tự nhiên.
Thiếu ánh sáng và chịu ảnh hưởng từ vụ phun trào, những cơn mưa theo mùa đã bị gián đoạn; những dòng suối bị cạn kiệt. Thậm chí, các cây cối và hoa quả cũng đều khan hiếm.
Loài người sống ở Đông Phi, ngay bên kia Ấn Độ Dương phải chịu cảnh chết đói vì không tìm được thức ăn. Thêm vào đó, nhiệt độ vốn lạnh nay lại càng lạnh hơn. Lớp mây bụi ngăn cho ánh Mặt trời chiếu xuống Trái đất. Kỷ băng hà diễn ra vào khoảng 70.000 năm TCN có thể là nguyên nhân khiến dân số loài người tụt dốc.
Phải mất hơn 200.000 năm để nhân loại khôi phục lại con số một tỷ người vào năm 1804. Tuy nhiên, bài học từ núi lửa Toba cho thấy con người bé nhỏ thế nào trước thiên nhiên.
Với số lượng ngày càng tăng, nhiều người lo lắng về khả năng chống lại các mối đe dọa khi loài người tiếp tục đòi hỏi ngày càng nhiều tài nguyên từ hành tinh này.
Trường Giang
Theo vietnamnet.vn
Bí mật kinh thiên xác ướp chuột ngàn năm tuổi thời Ai Cập cổ Không chỉ ướp xác con người, nền văn minh Ai Cập cổ đại còn làm điều tương tự với động vật, bao gồm cả chuột. Thời gian gần đây, các chuyên gia, nhà khảo cổ đã phát hiện hạng chục xác ướp chuột được chôn cất cùng người chết có mục đích gì. Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng với những xác...