Lịch sử tạo dựng huyền thoại Rồng Đen (Phần 1)
Đầu thập kỉ 90, khi Street Fighter II đang độc bá thể loại đối kháng, khó ai ngờ rằng chỉ ít lâu sau đó một huyền thoại mới khác sắp sửa ra đời mang tên Mortal Kombat.
Để giành lại những ngày tháng huy hoàng của thập niên 90, các phiên bản Mortal Kombat gần đây đã không ngừng tự đổi mới. Vài năm trở lại đây, dấu ấn đáng nhớ năm 2007 của series là bản Mortal Kombat: Armageddon trên hệ máy Wii của Nintendo.
Trái với những e ngại ban đầu của giới hâm mộ, lo sợ rằng bản game này chỉ làm hổ danh thương hiệu Mortal Kombat, trong khi thực tế Armageddon đã làm sống lại được phần nào khí thế của một trong những series đối kháng tàn bạo nhất lịch sử game, góp phần vào đó là công lao không nhỏ của cơ chế điều khiển trên Wii.
Cho đến tận ngày nay, cái tên Mortal Kombat vẫn mang trong mình một trọng lượng nhất định, và cũng chẳng hề sai nếu ai đó cho rằng Mortal Kombat đáng để có mặt trong danh sách những tựa game “kinh điển” của mọi thời đại. Trong loạt bài viết lần này, chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian để có được cái nhìn toàn diện nhất về những ngày tháng phát triển thăng trầm cho đến khi đạt đỉnh vịnh quang của series game danh tiếng này.
Đồng sáng tạo thương hiệu Mortal Kombat, ông Edboon cho rằng nguồn gốc của dòng game gắn liền với nhiều chi tiết khác nhau. Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1991, khi mà tiếng tăm của Street Fighter II đã vang dội, và Midway thì thậm chí còn chưa bước chân vào thực hiện thể loại game đối kháng. Điểm chung duy nhất của đội ngũ làm game lúc bấy giờ, đơn giản họ đều là fan trung thành của những kiệt tác điện ảnh về võ thuật lừng danh như Enter The Dragon, Bloodsport, Big Trouble In Little China.
Bên cạnh đó, ở thời điểm thực hiện tựa game, phong cách thể hiện hình ảnh số hóa đang trở thành xu hướng mới. Thế nên cả ông Boon và nhà làm game John Tobias đã sớm tạo nên tên tuổi mới có thể cạnh tranh cùng kiệt tác của Capcom.
Với quy mô khiêm tốn, và mặc dù rất tự tin vào năng lực của mình nhưng đội ngũ Midway cũng thừa hiểu rằng họ không thể nhanh chóng vượt mặt “người khổng lồ” Street Fighter. Như nhà sáng lập game đã từng chia sẻ: “Tôi không nghĩ lúc đó chúng tôi dám mơ ước cao xa đến thế, điều đó cũng không khác gì đòi thiết lập ra hệ điều hành đánh bật được Windows”. Midway tự xác định được vị trí của họ để có thể dồn tâm huyết xứng đáng vào tác phẩm.
Tuy vậy, với mong muốn thực hiện được kiệt tác đối kháng có thể xứng tầm với Street Fighter của Capcom, đội ngũ làm game vẫn cố gắng vượt qua những trở ngại lớn mà họ gặp phải. Và một trong số đó là vấn đề về thời gian. Cần xác nhận rằng quá trình xây dựng bản Mortal Kombat đầu tiên kể từ thời điểm bắt đầu đến lúc có được thành phẩm chỉ kéo dài trong khoảng thời gian cực ngắn, ước tính trong khoảng tám tháng.
Video đang HOT
May mắn thay, sau khi giai đoạn thiết kế chiến đấu cơ bản được hoàn thành, mọi người đều tỏ ra rất nhiệt tình, và việc hoàn thành những yếu tố còn lại của tựa game diễn ra suôn sẻ như dự kiến.
Điểm đáng nhắc đến đầu tiên đó là việc cơ chế sở dụng phím bấm của Mortal Kombat không hề bắt chước với thiết lập sáu nút như của Street Fighter II, vốn rất thịnh hành vào thời ấy. Midway xây dựng nên cách chiến đấu bốn nút dành cho các đòn tung quyền cước hạng năng, nhẹ, trong khi phím thứ năm dùng để đỡ đòn. Trong khi hầu hết những tựa game đối kháng khác, kể cả Street Fighter IIđều chỉ yêu cầu người chơi đẩy lùi cần điều khiển.
Nhà sáng lập game giải thích rằng, đội ngũ Midway cảm thấy việc đỡ đòn tấn công của đối phương cần được chính quy hóa hơn. Khá vô lí khi chỉ vì nhân vật bạn điều khiển lùi lại mà họ có thể tự động vô hiệu hóa đòn đánh. Mortal Kombat cho thấy động tác đỡ chiêu trở nên thiết thực, và do đó người chơi cần cân nhắc hơn, chứ không đơn giản là động tác tự động khi nhân vật lùi về sau.
Môt cơ chế đáng chú ý khác giúp Mortal Kombat tỏa sáng so với những đối thủ của mình là khả năng cho phép tung địch lên không trung. Khi đó, những người chơi điêu luyện có thể tận dụng lúc đối phương hoàn toàn bất lực để tung ra đòn kết liễu. Cũng như các chiêu thức ra đòn combo trongStreet Fighter II của Capcom, các đòn quăng đối thủ như vậy cũng được Midway tình cờ phát hiện trong quá trình thử nghiệm game.
Họ luôn chú tâm đến những điểm tình cờ khiến người chơi có thể cảm thấy phấn khích khi giao chiến. Rồi sau đó cố gắng phát triển xa hơn các ý tưởng ấy, thậm chí biến nó trở thành đặc trưng độc đáo trong game.
Với cơ chế đỡ đòn, tung địch lên không, điểm tiếp theo mà đội ngủ Midway cần phải tính đến là cách thể hiện các nhân vật. Trong Street Fighter II, các nhân vật như Ken, Ryu, Chun-Li… mỗi người mang những nét độc đáo riêng, không lầm lẫn với ai được nhờ phong cách và màu sắc mà Capcom đã dày công thiết kế.
Street Fighter II, Midway tận dụng công nghệ hình mà Warren Davis đã dành nhiều công sức phát triển trong quãng thời gian trước khi dự án Mortal Kombat được thực hiện. Thế nên, khi Midway cần đến, mọi thứ đều đã sẵn sàng, và cũng nhờ thế mà kết quả thể hiện trong Mortal Kombat sau đó là cực kì ấn tượng.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Rồng Đen ra mắt - Game hay 2011
Trái với suy nghĩ của nhiều người, phiên bản này của dòng game Mortal Kombat lại hấp dẫn chứ không hề dở.
Mortal Kombat 2011 thực sự là đứa con xuất sắc nhất trong gia đình của series game đối kháng lâu đời này. Khi có trên tay đĩa game này, bạn sẽ bỏ hàng giờ không biết chán để liên tục chơi qua đủ mọi kiểu chơi của nó. Trái với suy nghĩ ban đầu của nhiều người, trò chơi này không hề dở. Thậm chí, nó còn được nhiều trang web danh tiếng như GameTrailers hay Game Informer đánh giá với điểm số gần như hoàn hảo.
Gameplay của trò chơi này có thể coi là một lời tri ân của nhà sản xuất dành cho các fan lâu năm. Với nhịp chơi tốc độ cao trên nền 2D, các pha hành động của Mortal Kombat thực sự đem tới một cảm giác hứng khởi và phấn khích cho người chơi. Nó đúng là thứ mà các fan của Mortal Kombatđã chờ đợi từ rất lâu, phải sau một loạt phiên bản với lối chơi mang tính thử nghiệm, nhà sản xuất mới bắt đầu trở về với cốt lõi của dòng game này.
Không những thế, bạn còn gặp lại rất nhiều điểm quen thuộc khác trong chiêu thức của các nhân vật. Thậm chí, bạn còn có thể thực hiện đòn phóng dây của Scorpion mà chẳng cần nhìn vào bảng Move list nếu đã thuộc các nút này từ những phiên bản trước. Đồng thời, gameplay của Mortal Kombatmang tới nhiều lối chơi khác nhau dựa trên một hệ thống các nhân vật với phong cách đa dạng.
Khi tham gia vào phần chơi Online Mode, bạn sẽ còn phải bất ngờ bởi lối đánh bất ngờ của nhiều người chơi khác. Đây là thứ sẽ lôi cuốn bạn thử sức mình trong những trận giao tranh trực tuyến.Mortal Kombat không phải chỉ tốt ở mỗi phần chơi đơn như mọi người vẫn tưởng. Tuy rằng nó không có nhiều chế độ hoành tráng như của Street Fighter nhưng không vì thế mà game kém phần hấp dẫn.
Bạn nên tìm đến phần chơi Challenge Tower với 300 nhiệm vụ của trò chơi này để thấy được sự hài hước mà nhà sản xuất đã truyền tải vào Mortal Kombat trong bao nhiêu năm giờ vẫn còn chưa hề suy giảm. Liệu người chơi có thể nhịn cười khi tham gia một nhiệm vụ mà trong đó Johnny Cage đánh nhau với... đạo diễn của mình. Phần chơi này vẫn còn rất nhiều bất ngờ mà bạn không thể đoán trước.
Một số trong đó thậm chí còn "khó như quỷ". Tuy nhiên, người chơi có thể sử dụng những đồng xu mà mình kiếm được trong Ladder Mode để bỏ qua những thử thách này. Ngoài ra, những đồng tiền này còn dùng để unlock các chi tiết đặc biệt, các đòn Fatality ẩn hoặc artwork các nhân vật trong Krypt. Đáng tiếc là người chơi lại không unlock được một đoạn video nào.
Nếu bạn vẫn còn xa lạ với cốt truyện của series này thì nên tìm đến phần chơi Story Mode trước tiên. Đối với những fan lâu năm của Mortal Kombat, ngay cả khi họ đã đọc những thông tin về phần chơi đơn bị lộ từ trước đây thì vẫn sẽ phải bất ngờ với một số tình tiết bên trong.
Ladder Mode là một kiểu chơi đã quá quen thuộc với các game thủ, bạn chọn một hoặc hai nhân vật, chiến đấu đơn độc hoặc tạo thành một tag team và vượt qua một loạt đối phương để đối mặt với một sub boss như Goro hoặc Kintaro. Sau đó, người chơi sẽ có cơ hội đối đầu với con trùm chính của game.
Sau khi chiến thắng, bạn sẽ unlock được một đoạn kết dành riêng cho nhân vật của mình. Điều đặc biệt nhất trong phần chơi này chính là việc bạn sẽ có thể đụng độ những nhân vật ẩn trong các phiên bản trước như Noob, Smoke hay Reptile nếu đạt được một số điều kiện nhất định.
Điểm trừ đáng tiếc của Mortal Kombat lại là AI, ở những độ khó cao, đối thủ của bạn phản ứng linh hoạt như... Flash. Thế nhưng những con trùm thì lại rất thất vọng. Đáng lẽ chúng nên khó hơn các đối thủ bình thường. Đằng này nhà sản xuất lại để chúng miễn nhiễm với một số đòn tấn công của người chơi. Chi tiết không đáng có này phần nào làm hỏng trải nghiệm của những người ở những phút sau cùng.
Mặc dù vậy, Mortal Kombat vẫn là một game đối kháng hay của năm.
(Tổng hợp)
Theo PLXH
Bóng ma Noob Saibot trở lại trong Rồng Đen 2011 Người đàn ông đầu tiên từng được gọi là Sub-Zero đã trở lại... Mới đây, NetherRealm Studios đã giới thiệu một đoạn trailer mới của Mortal Kombat 2011. Trong đó, họ đã xác nhận sự có mặt của Noob Saibot - bóng ma tà ác của Sub-Zero (anh) sau khi được hồi sinh dưới NetherRealm. Bi Han, người được cho là hậu duệ...