Lịch sử ra đời của Công ước Luật biển 1982
Sau 30 năm ra đời, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển được đánh giá là thành tựu quan trọng của luật pháp quốc tế, có ý nghĩa to lớn trong việc điều chỉnh hoạt động của cộng đồng quốc tế tại mọi vùng biển và đại dương.
Biển và đại dương luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế – xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Bước vào những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, khoa học – công nghệ đã có những bước phát triển vượt bậc, cho phép con người sử dụng và vươn tới những vùng biển sâu và xa bờ để khai thác tài nguyên. Để tạo cơ sở pháp lý cho các hoạt động đó, các quốc gia ven biển ban hành luật lệ mở rộng phạm vi quyền tài phán đối với các vùng biển và thềm lục địa.
Trong khi các quốc gia có năng lực thực tế làm chủ các vùng biển và thềm lục địa khác nhau, nếu không có một văn bản pháp lý quốc tế điều chỉnh phạm vi cũng như chế độ triển khai các hoạt động trên biển và đại dương phù hợp với xu hướng phát triển chung, đồng thời duy trì an ninh, trật tự trên biển, bảo vệ lợi ích lâu dài của cộng đồng quốc tế, sẽ dẫn đến tình trạng bất công, nguy cơ khai thác cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường biển.
Với cách tiếp cận nói trên, Malta, một quốc gia ven biển nhỏ bé ở châu Âu, mà đại diện là Đại sứ Arvid Pardo, một luật gia có tầm nhìn sắc sảo và vượt trước thời đại đã khởi xướng đề nghị Liên Hợp Quốc bảo trợ một Hội nghị quốc tế (năm 1967) soạn thảo Công ước Luật Biển.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon khẳng định UNCLOS là “một trong những công cụ pháp lý quan trọng nhất của thế giới” tại hội nghị kỷ niệm 30 năm ra đời Công ước. Ảnh: AFP
Sau 9 năm đàm phán, với sự tham gia của hơn 150 quốc gia và nhiều tổ chức quốc tế, kể cả các tổ chức phi chính phủ Hội nghị đã thông qua văn kiện cuối cùng là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (sau đây gọi tắt là “Công ước Luật Biển 1982″) vào ngày 30/4/1982 và ngày 10/12/1982 được ấn định là ngày mở ký Công ước tại Montego Bay, Jamaica. Ngay trong ngày mở ký đầu tiên, đã có 107 quốc gia ký Công ước. Điều đó cho thấy Công ước ra đời với sự ủng hộ mạnh mẽ và đông đảo của cộng đồng quốc tế.
Trong số các văn kiện pháp lý quốc tế được ký kết kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Công ước Luật Biển 1982 được coi là văn kiện đứng thứ hai về tầm quan trọng, chỉ sau Hiến chương Liên Hợp Quốc.
Với 320 điều khoản và 9 Phụ lục, Công ước Luật Biển 1982 được coi là bản hiến pháp về biển của cộng đồng quốc tế, không chỉ bao gồm các điều khoản kế thừa từ các điều ước quốc tế trước đó về biển mà còn pháp điển hoá các quy định mang tính tập quán quốc tế, tồn tại qua một thời gian dài trong thực tiễn của các quốc gia, cũng như những xu hướng phát triển mới trong thực tiễn sử dụng và khai thác biển và đại dương.
Những chế định quan trọng của Công ước
Công ước khẳng định lại cách thức xác định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải dựa trên hai phương pháp: đường cơ sở thẳng và đường cơ sở theo ngấn nước thủy triều thấp nhất ven bờ biển. Vùng nước phía bên trong đường cơ sở là nội thủy, phía bên ngoài đường cơ sở ra đến 12 hải lý là lãnh hải.
Tại nội thủy, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn, đầy đủ và tuyệt đối như đối với lãnh thổ đất liền. Tại lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đối với vùng nước, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và vùng trời phía trên lãnh hải, đồng thời, quốc gia ven biển phải tôn trọng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải của tàu thuyền nước ngoài.
Video đang HOT
Quốc gia ven biển có quyền xác định vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, vùng thềm lục địa tối thiểu là 200 hải lý, tối đa là 350 hải lý. Tại các vùng biển này, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền thăm dò, khai thác, bảo quản tài nguyên, quyền tài phán đối với nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ môi trường biển, lắp đặt và sử dụng các thiết bị, công trình. Các quốc gia khác có quyền tự do hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt cáp và ống dẫn ngầm.
Bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển là vùng biển quốc tế, nơi tất cả các quốc gia có quyền tự do hàng hải, đánh bắt cá; có nghĩa vụ hợp tác bảo vệ môi trường, chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm cướp biển, chuyên chở, buôn bán ma túy, chất độc hại… Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía ngoài thềm lục địa của quốc gia ven biển là tài sản chung của nhân loại, Cơ quan quyền lực quốc tế về đáy đại dương thay mặt các quốc gia thành viên quản lý việc thăm dò, khai thác tài nguyên ở đây theo chế độ chung.
Công ước có nhiều điều khoản quy định về chế độ hợp tác giữa các quốc gia thành viên để điều chỉnh việc sử dụng các eo biển dùng cho hàng hải quốc tế hay các biển kín và nửa kín, thúc đẩy việc nghiên cứu khoa học biển, chống ô nhiễm môi trường biển, bảo đảm tự do và an toàn hàng hải, bảo vệ hệ thống dây cáp và ống dẫn ngầm.
Đặc biệt, Công ước có hẳn một phần quy định chi tiết các nguyên tắc, thủ tục, cơ chế giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế liên quan đến giải thích và áp dụng Công ước.
Ngày 16/11/1994, 12 tháng kể từ ngày Guyana, quốc gia thứ 60 phê chuẩn Công ước, Công ước Luật Biển 1982 chính thức có hiệu lực. Việc Công ước chính thức có hiệu lực đã đáp ứng được nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý mới, điều chỉnh toàn diện các vấn đề về sử dụng, khai thác, quản lý, bảo vệ biển và đại dương. Theo tài liệu của Ban Thư ký Liên Hợp quốc, cho đến nay đã có 164 quốc gia là thành viên Công ước. Số lượng các quốc gia thành viên ban hành luật lệ quốc gia để nội luật hóa các quyền nghĩa vụ theo Công ước ngày càng tăng lên.
Công ước Luật Biển 1982 là điều ước quốc tế yêu cầu các thành viên phải chấp thuận sự điều chỉnh cả gói, điều đó có nghĩa là các quốc gia thành viên có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các quy định của Công ước và không được phép đưa ra các bảo lưu, trừ việc có những tuyên bố được quy định cụ thể trong Công ước.
Công ước Luật Biển 1982 với Việt Nam
Giàn khoan công nghệ trung tâm mỏ Bạch Hổ của Việt Nam. Ảnh: Petrotimes
Việt Nam là một trong 9 quốc gia nằm trên bờ Biển Đông, bên cạnh các quốc gia khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Biển Đông có ý nghĩa lớn đối với cuộc sống dân cư của các quốc gia ven biển, chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương, Châu Âu – Châu Á, Trung Đông – Châu Á và được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới.
Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò chiến lược, đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Biển Đông cũng là không gian sinh tồn và cung cấp thu nhập quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, Việt Nam hết sức coi trọng vai trò của luật biển quốc tế trong việc điều chỉnh các mối quan hệ giữa các quốc gia ven biển Đông, nhằm tạo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển bền vững cho cả khu vực.
Sau khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia đầu tiên tham gia ký Công ước tại Montego Bay. Ngày 23/6/1994, Quốc hội Việt nam đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn Công ước Luật Biển, trong đó khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với các vùng nội thủy, lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế, yêu cầu các nước khác tôn trọng các quyền nói trên của Việt Nam.
Đồng thời, Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội Việt Nam cũng một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến vấn đề Biển Đông thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật Biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Là thành viên của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam được quyền có lãnh hải rộng 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý, thềm lục địa rộng ít nhất 200 hải lý. Đồng thời, Việt Nam cũng có những nghĩa vụ đối với các quốc gia khác tại các vùng biển thuộc quyền tài phán của mình.
Để thể hiện trách nhiệm và thiện chí của một quốc gia thành viên của Công ước Luật Biển năm 1982, trong những năm qua, Việt Nam thực thi đầy đủ các quy định của Công ước, tiến hành sửa đổi, ban hành mới pháp luật Việt Nam phù hợp với các quy định của Công ước.
Ngày 21/6/2012, Việt Nam đã ban hành Luật Biển nhằm thống nhất quản lý việc hoạch định, sử dụng, thăm dò, khai thác, bảo quản các vùng biển, thềm lục địa và hải đảo của Việt Nam, cũng như việc giải quyết tranh chấp trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng tại một văn bản có giá trị hiệu lực cao.
Đây được coi là bước tiến quan trọng trong việc nội luật hóa các quy định của Công ước Luật Biển vào pháp luật Việt Nam, tạo thuận lợi cho Nhà nước Việt Nam quản lý thống nhất về biển và phát triển nền kinh tế biển của Việt Nam. Đây cũng là một bằng chứng sống động thể hiện sự cam kết thực tế của Việt Nam đối với việc tôn trọng và thực thi các quy định của Công ước Luật biển 1982.
Sau 30 năm kể từ khi ra đời, không thể phủ nhận ý nghĩa to lớn và vai trò tích cực của Công ước Luật biển 1982 trong việc điều chỉnh hoạt động của cộng đồng quốc tế tại mọi vùng biển và đại dương.
Nếu như ngay từ khi được thông qua, Công ước được cho là kết quả của quá trình hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia có chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế và quan điểm pháp luật khác nhau, thì sau 30 năm tồn tại, đặc biệt là kể từ khi chính thức có hiệu lực vào năm 1994, Công ước đã cho thấy không chỉ là sự dung hòa lợi ích giữa các quốc gia mà còn là khuôn khổ pháp lý cho các quốc gia điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trên biển và đại dương.
Theo VNE
Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng và luật pháp quốc tế
Thương lượng bình đẳng và tuân thủ luật pháp quốc tế là cơ chế giải quyết ổn thỏa tranh chấp lãnh hải từ Thái Bình Dương đến Bắc Băng Dương.
Tình trạng ấm nóng toàn cầu gây tan băng ở Bắc cực đang khiến những mỏ tài nguyên ẩn mình dưới lòng Bắc Băng Dương dần lộ ra. Nơi này được cho là đang chứa đến 20% trữ lượng dầu thô toàn cầu, chưa kể nguồn cá dồi dào và các mỏ kim loại quý giá. Điều đó dẫn đến quan ngại về "một cuộc chạy đua vì Bắc cực", khi mà tranh chấp lãnh hải có thể xảy ra giữa các quốc gia như Canada, Đan Mạch, Na Uy, Nga và Mỹ, Ngoại trưởng Na Uy Espen Barth Eide chia sẻ trong chuyến thăm Singapore gần đây.
Vùng chồng lấn trên biển giữa Nga và Na Uy được phân định bằng hiệp định
song phương năm 2010 - Ảnh: UNEP
Tuy nhiên, ông Eide cho rằng "cuộc chạy đua" hoàn toàn có thể tránh được khi các quốc gia chọn cách giải quyết tranh chấp theo luật biển quốc tế, như Công ước LHQ về luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Dẫn chứng sinh động cho lập luận này là thỏa thuận giữa Na Uy và Nga năm 2010, chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài 40 năm ở vùng biển Barents, hay phán quyết của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về hòn đảo Pedra Branca giữa Singapore và Malaysia. Ông Eide cho rằng đó là những ví dụ về "cách thức dàn xếp tranh chấp lãnh hải tốt hơn so với cãi vã ầm ĩ và đưa tàu chiến ra biển".
Biển Barents lặng sóng
Theo định nghĩa của UNCLOS về phân giới trên biển giữa các quốc gia, vùng biển của Nga và Na Uy có một khu vực chồng lấn rộng 175.000 km2, được cho là chứa khoảng 6,8 tỉ tấn dầu thô và khí thiên nhiên, nằm trọn trong biển Barents. Căng thẳng bắt đầu từ thập niên 1970 khiến việc thăm dò khai thác dầu khí lẫn đánh bắt thủy sản từ cả hai phía gặp nhiều trở ngại.
Năm 1978, hai bên ký thỏa thuận tạm kiểm soát việc đánh bắt hải sản trong một khu vực rộng 60.000 km2. Nhưng căng thẳng và va chạm vẫn thường xảy ra ở những khu vực nằm ngoài thỏa thuận tạm thời, còn hoạt động dầu khí hoàn toàn bị đình hoãn. Trong khi đó, đôi bên vẫn duy trì việc thương thuyết. Vào ngày 15.9.2010, tại thành phố Murmansk của Nga, ngoại trưởng hai nước đã ký Hiệp định Phân giới và hợp tác trên biển Barents trước sự chứng kiến của ông Dmitry Medvedev, khi đó còn là Tổng thống Nga, và Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg. Theo hiệp định, vùng tranh chấp 175.000 km2 được chia đôi gần như đều nhau cho mỗi bên. Còn những túi dầu khí nằm giữa đường phân giới thì sẽ được thăm dò và khai thác dưới sự đồng thuận của cả đôi bên.
Phát biểu ngay sau lễ ký dưới sự hoan hỉ của báo chí châu Âu, ông Medvedev nói: "Mục tiêu của hiệp định này là chỉ ra biên giới rõ ràng giữa chúng ta. Bằng không, sự nghi kỵ, đổ lỗi cho nhau cứ mãi tồn tại và có thể bị lợi dụng bởi một bên thứ ba".
Singapore, Malaysia chia đảo
Khác với câu chuyện ở biển Barents, Singapore và Malaysia giải quyết ổn thỏa tranh chấp hòn đảo chiến lược Pedra Branca (phía Malaysia gọi là Pulau Batu Puteh) tại Tòa ICJ.
Năm 1824, Malaya (tên cũ của Malaysia) nhượng cho Anh một phần lãnh thổ làm thuộc địa mà sau này trở thành quốc gia Singapore. Người Anh xây dựng trên đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, rộng 2.000 m2, cột hải đăng Horsburgh và giao cho Singapore quản lý từ năm 1851. Ngoài ra, dải đá Middle Rocks và dải South Ledge chỉ nhìn thấy khi mực triều thấp ở cạnh đó cũng thuộc về đảo này.
Sau khi chính thức giành độc lập, Singapore vẫn tiếp tục quản lý Pedra Branca/Pulau Batu Puteh. Bất ngờ năm 1979, Malaysia xuất bản 2 tấm bản đồ quốc gia chính thức bao gồm cả hòn đảo này với lập luận nó không nằm trong phần lãnh thổ được giao cho người Anh năm 1824. Singapore chính thức đưa ra thông cáo phản đối vào đầu năm 1980. Tranh chấp diễn ra ngấm ngầm như một ung nhọt trong quan hệ giữa 2 láng giềng. Năm 1989, Singapore đề nghị Malaysia đưa vụ tranh chấp lên ICJ và năm 1994 Malaysia đồng ý. Năm 2003, hai bên ký "Thỏa thuận đặc biệt" mở đường cho mỗi bên đưa các lập luận và chứng cứ của mình lên ICJ.
Ngày 23.5.2008, ICJ ra phán quyết đảo Pedra Branca/Pulau Batu Puteh thuộc về Singapore, dải Middle Rocks thuộc về Malaysia. Riêng dải South Ledge lúc chìm lúc nổi, ICJ không ra phán quyết mà để hai bên tự thương lượng. Phán quyết của ICJ đã chấm dứt cuộc tranh chấp kéo dài 28 năm.
Đông Timor - Úc cùng khai thác
Trong khi ranh giới trên biển chưa được phân định rõ ràng, đảo quốc Đông Timor bé nhỏ và quốc gia láng giềng rộng lớn Úc vẫn bắt tay cùng khai thác dầu khí theo những thỏa thuận nhất định. Sau khi kết thúc 25 năm bị chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1999, Đông Timor đã buộc Úc ký lại thỏa thuận hợp tác khai thác dầu khí trong vùng biển Timor mà Úc và Indonesia đã ký năm 1989 với phân chia 50/50 lợi nhuận. Thỏa thuận mới ký năm 2002 (viết tắt JPDA) phân chia nguồn thu dầu khí đồng khai thác 90% cho Đông Timor và 10% cho Úc.
Hiện tại giữa hai quốc gia vẫn còn nhiều bất đồng về phân chia nguồn thu từ cụm mỏ Greater Sunrise nằm ngoài JPDA, vị trí đặt hệ thống ống dẫn khí thiên nhiên, cũng như ranh giới rõ ràng trên biển. Nhưng Savios Domingos, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Đông Timor ở Singapore, nói với Thanh Niên: "Theo UNCLOS, toàn bộ vùng JPDA thuộc về Đông Timor vì nó quá cách xa Úc. Tuy nhiên, tỷ lệ phân chia nguồn thu 90:10 là chấp nhận được giữa lúc Đông Timor vẫn còn cần đầu tư vốn và kỹ thuật từ các nước tiên tiến hơn". Điều tốt đẹp nhất hiện nay là không có sự áp đặt hay những hành động gây hấn vô lý từ Úc trước quyết tâm giải quyết rốt ráo vấn đề biên giới trên biển của đảo quốc chỉ có 1 triệu dân.
Theo TNO
Trung Quốc và Đài Loan bắt tay trên đường "lưỡi bò" Tân Hoa xã ngày 23/10 dẫn lời Việt trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc cho biết một nhóm học giả Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng nhau nghiên cứu các đường biên giới và các vấn đề khác liên quan đến Biển Đông. Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, ông Ngô Sĩ Tồn, đã cho...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vatican cập nhật tình hình Giáo hoàng Francis sau cơn nguy kịch

Ông Trump sẽ đích thân kiểm kê kho vàng trị giá 425 tỉ USD của Mỹ

Chính phủ Mỹ không ngừng cắt giảm nhân sự

Tiền tuyến Ukraine dưới áp lực từ hậu trường

Trung Quốc nêu lập trường sau cuộc đối thoại Mỹ-Nga về xung đột Ukraine

Sư sãi Campuchia muốn tù nhân đổi màu áo để tránh gây nhầm lẫn

Ông Elon Musk gây sốt khi cầm cưa 'xử lý bộ máy quan liêu' trên sân khấu

Cảnh sát Philippines đột kích công ty đánh bạc trực tuyến, bắt 5 chủ người Trung Quốc

Liên kết tăng thế, thêm lực

Một công nhân bị thương khi ngọn lửa bùng cháy dữ dội tại trung tâm tái chế

Đến Hokuriku khám phá nghề thủ công truyền thống cổ xưa của Nhật Bản

Đặc sắc Lễ hội Voi Sayaboury
Có thể bạn quan tâm

Hot nhất Weibo: Vụ ngoại tình chấn động làm 2 đoàn phim điêu đứng, cái kết của "chồng tồi" khiến netizen hả hê
Hậu trường phim
23:49:44 23/02/2025
Ca sĩ Hoài Lâm yêu mặn nồng bạn gái, tình trẻ của NSND Việt Anh sắc sảo
Sao việt
23:44:47 23/02/2025
Kháng nghị giám đốc thẩm vụ 'ủy quyền tách thửa, bị bán đất lưu giữ mồ mả'
Pháp luật
23:40:11 23/02/2025
Diễn viên Hồ Ca phản ứng trước tin bị ung thư phổi, gần qua đời
Sao châu á
23:35:14 23/02/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 4: Cả nhà sốc khi ông Bình say xỉn, bất ngờ nổi nóng
Phim việt
23:32:17 23/02/2025
Tây Ninh: Vi phạm nồng độ cồn, không bằng lái xe, gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
23:12:09 23/02/2025
Câu trả lời cho việc Lisa bị chê bai, "lép vế" trước Jennie
Nhạc quốc tế
22:45:27 23/02/2025
Phạm Thoại và mẹ bé Bắp "chiến đấu ung thư" liên tục được nhắc tên trên MXH: Động thái mới nhất từ người mẹ
Netizen
22:30:20 23/02/2025
Ariana Grande: Từ "công chúa nhạc pop" đến đề cử Oscar
Sao âu mỹ
21:48:11 23/02/2025
Giúp MU có 1 điểm, Manuel Ugarte vẫn bị chỉ trích
Sao thể thao
21:36:18 23/02/2025