‘Lịch sử Quốc hội chưa từng có tiền lệ đại biểu mang 2 quốc tịch’
Theo ông Đinh Xuân Thảo, lịch sử Quốc hội chưa từng có việc đại biểu mang hai quốc tịch. Kể cả Việt kiều khi làm đại biểu cũng chỉ giữ quốc tịch Việt Nam.
Trao đổi với Zing, ông Đinh Xuân Thảo (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp) cho rằng trường hợp đại biểu Phạm Phú Quốc (đoàn TP.HCM) có quốc tịch Cyprus tương tự bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường hồi năm 2016. Khi đó, bà Hường đã bị bác tư cách đại biểu Quốc hội.
Theo ông Thảo, đại biểu Phạm Phú Quốc đã không trung thực trong kê khai hồ sơ. Nếu đúng là năm 2018 (hai năm sau ứng cử đại biểu Quốc hội), ông Quốc mới nhập quốc tịch Cyprus, thì việc một đại biểu đương nhiệm nhập quốc tịch khác vẫn phải được báo cáo các cơ quan của Quốc hội.
“Nếu đại biểu báo cáo, việc này chắc chắn không được chấp thuận”, ông Thảo nói.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp Đinh Xuân Thảo. Ảnh: quochoi.vn.
Ông Thảo khẳng định lịch sử Quốc hội Việt Nam chưa từng có tiền lệ đại biểu Quốc hội mang 2 quốc tịch.
Video đang HOT
“Ngay cả những Việt kiều về nước tham gia Quốc hội như ông Nguyễn Ngọc Trân (đại biểu Quốc hội 3 khoá IX, X, XII, thuộc đoàn đại biểu An Giang), hay ông Trần Hà Anh (Quảng Bình) khi làm đại biểu Quốc hội, đều chỉ lấy một quốc tịch Việt Nam chứ không có chuyện có hai quốc tịch”, ông Thảo dẫn chứng.
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp cho biết đại biểu Quốc hội còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật Cán bộ công chức. Trong đó, một điều kiện bắt buộc là chỉ mang quốc tịch Việt Nam.
Vì thế, việc đại biểu Phạm Phú Quốc có thêm quốc tịch Cyprus khi đương nhiệm là không đúng quy định.
“Là đảng viên và cán bộ, công chức thì chỉ được làm những gì pháp luật cho phép”, ông Thảo nói.
Đại biểu Phạm Phú Quốc nói ông có quốc tịch Syprus do gia đình bảo lãnh. Ảnh: quochoi.vn.
Phân tích thêm về vụ việc, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư Hà Nội) khẳng định Luật Quốc tịch Việt Nam không cho phép công dân sở tại mang hai quốc tịch, trừ một số trường hợp đặc biệt như: Người được Chủ tịch nước cho phép; người xin trở lại quốc tịch Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài và đã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn muốn giữ quốc tịch Việt Nam…
Với đại biểu được xác định gian dối, không còn đủ tiêu chuẩn làm đại biểu Quốc hội nhưng không xin thôi thì có thể bị bãi nhiệm theo quy định tại Điều 40 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.
Cùng quan điểm, luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) nhận định nếu kết quả xác minh cho thấy đại biểu Phạm Phú Quốc có quốc tịch Cyprus từ năm 2018 thì chứng tỏ vị này đã khai báo gian dối với Quốc hội.
Con đại gia thép đi xe Lexus tông chết nữ công an đối diện mức án nào?
Vi phạm Luật GTĐB, lái xe Lexus tông nữ thượng úy công an tử vong và làm hư hỏng nặng 4 xe ô tô khác có thể đối diện với mức án từ 3-10 năm tù.
Hàng loạt xe hư hỏng sau cú tông liên hoàn của chiếc Lexus
Liên quan đến việc con trai đại gia ngành thép ở Hải Phòng lái xe Lexus có nồng độ cồn cao vượt ngưỡng đâm tử vong nữ trung úy công an và làm hư hỏng 4 ô tô, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính pháp, Đoàn Luật sư Hà Nội đánh giá: Đây là một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có dấu hiệu của tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, bởi theo thông tin ban đầu lái xe có nồng độ cồn cao và hậu quả để lại của vụ tai nạn là một người tử vong, một người bị thương, hư hại nhiều tài sản...
Bởi vậy, cơ quan điều tra sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân, làm rõ yếu tố lỗi của lái xe và hậu quả xảy ra để có căn cứ xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.
Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng Luật sư Chính Pháp
Theo thông tin ban đầu từ phía cơ quan chức năng, lúc 0h ngày 19/8, tài xế Phạm Quang Linh (SN 1998, ở 100 Tôn Đức Thắng, phường Trần Nguyên Hãn, quận Lê Chân, TP. Hải Phòng) điều khiển xe ô tô Lexus BKS 15A-356.69 có kết quả nồng độ cồn ở mức 0,593mg/lít khí thở. Đây là mức vượt khung cao nhất về xử lý vi phạm nồng độ cồn theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Như vậy, cơ quan điều tra sẽ xác minh làm rõ hiện trường vụ tai nạn giao thông. Tại thời điểm điều khiển phương tiện giao thông, người lái xe này vi phạm quy định về nồng độ cồn dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát, điều khiển hành vi, không làm chủ tốc độ dẫn đến gây tai nạn giao thông hậu quả nghiêm trọng thì sẽ có căn cứ để xác định người lái xe này có lỗi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại điều 260 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì gây tai nạn giao thông có nồng độ cồn thì người thanh niên này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt từ 3 - 10 năm tù theo quy định tại khoản 2, điều 260 Bộ luật Hình sự.
Ngoài trách nhiệm hình sự có thể đặt ra thì người gây tai nạn gây thiệt mạng cho người khác, thiệt hại đến sức khỏe của người khác và tài sản của nhiều người sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra theo các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây nên.
Thiệt hại bao gồm chi phí cứu chữa, tiền công người chăm sóc, tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút, tiền bồi thường tổn thất về tinh thần không quá 50 tháng lương tối thiểu với người bị thương tích và không quá 100 tháng lương tối thiểu đối với người thiệt mạng.
Ngoài ra, thiệt hại về tài sản bao nhiêu thì phải bồi thường bị nhiêu. Nếu các bị hại không thống nhất được với người gây thiệt hại thì có thể khởi kiện bằng vụ án dân sự hoặc đưa ra yêu cầu dân sự trong vụ án hình sự để tòa án xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.
Cần tính lại giãn cách giữa các bậc giá điện Bộ Công Thương đang xây dựng phương án biểu giá bậc thang với việc rút ngắn từ 6 bậc như hiện hành còn 5 bậc, đồng thời điều chỉnh mức giá của từng bậc Phương án "điện một giá" đã được ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực, đề xuất rút khỏi dự thảo cơ cấu biểu giá bán...