Lịch sử Maybach – 100 năm thăng trầm của thương hiệu xe sang hàng đầu thế giới
Gắn liền với lịch sử của ngành công nghiệp ô tô thế giới, nhưng cái tên “ Maybach” không hẳn ai cũng biết.
Vì nhiều biến cố, đặc biệt là trải qua thế chiến thứ 2, mà thương hiệu xe cao cấp này đã bị chìm vào quên lãng. Mãi đến sau này, khi Daimler quyết tâm sáp nhập và vực dậy thương hiệu đình đám một thời, thì Maybach mới có cơ hội được hồi sinh.
Khi điểm mặt những mác xe sang trọng hàng đầu thế giới, cái tên Maybach phần nào có vẻ xa lạ hơn là Rolls-Royce hay Bentley gạo cội. Ít ai biết rằng để có thể kiêu hãnh sánh ngang với Bentley hay Rolls-Royce như ngày hôm nay, Maybach đã phải trải qua một quá khứ khá “long đong, lận đận”.
Mặc dù Maybach gắn liền với ngành công nghiệp ôtô thế giới ngay từ những ngày “trứng nước”, nhưng thương hiệu này đã ngủ yên từ giữa thế kỷ 20. Maybach chỉ được thức tỉnh vào thời gian gần đây khi Daimler đưa ra dòng xe sang trọng cao cấp nhất của mình, và Maybach đã hồi sinh.
Sự ra đời của thương hiệu Maybach
Cái tên Maybach lấy từ tên của một trong những kỹ sư động cơ đầu tiên của Đức, ông Wilhelm Maybach.
Wilhelm Maybach gặp Gottlieb Daimler vào những năm 1860. Đến năm 1885, Daimler và Maybach thành lập công ty chế tạo động cơ đốt trong và xe hơi. Họ đã chế tạo thành công một động cơ công suất 0,5 mã lực vào năm 1885. Năm 1889, hai ông đã trình làng chiếc xe 4 bánh đầu tiên của mình tại Triển lãm Paris. Chiếc xe này có 4 bánh tương tự như bánh của xe đạp và hệ thống lái còn rất đơn giản với cần lái giống như cần lái của thuyền đánh cá. Chính chiếc xe này đã khơi mào cho sự phát triển ngành công nghiệp ôtô của Pháp những năm sau đó.
Đến năm 1898, Daimler và Maybach chế tạo thành công động cơ xe hơi đầu tiên trên thế giới có 4 xi-lanh, động cơ này sau đó được trang bị trên chiếc Mercedes đầu tiên ra đời năm 1900. Phần còn lại đã thuộc về lịch sử – Mercedes trở thành một thương hiệu danh giá trên trường xe hơi thế giới.
Năm 1907, Wilhelm Maybach tách ra thành lập công ty riêng. Sau này, Karl Maybach, con trai của ông, nắm quyền kiểm soát công ty và bắt đầu sản xuất những chiếc xe hơi cực kỳ xa xỉ trang bị động cơ V6 và V12 với thương hiệu Maybach. Mẫu xe cuối cùng của Maybach là chiếc SW42, sử dụng động cơ V6, xuất xưởng năm 1940 và 1941.
Maybach áp đặt những tiêu chuẩn cao nhất cho các mẫu xe, chính vì vậy, trong 20 năm từ 1921 cho đến 1941, Maybach chỉ sản xuất chưa đầy 2000 chiếc. Với tiêu chí trên, Daimler đã khôi phục lại thương hiệu này vào năm 2003 khi trình làng một bộ đôi xe siêu sang Maybach 57 và Maybach 62.
Cái tên 57 hay 62 thể hiện cho chiều dài tương đương 5,7 m và 6,2 m. Điều này là sáng tạo khá thú vị của Daimler bởi nó giúp khách hàng dễ nhớ và dễ hình dung Maybach dài hơn các mẫu thông thường thế nào. Những chiếc Maybach ngày nay được chế tạo thủ công tại Đức, được làm theo yêu cầu của khách hàng.
Không phải là bán thật nhiều xe, mục tiêu mà Daimler hướng tới là khiến cả thế giới phải trầm trồ trước những chiếc xe mang logo hai chữ M, và có thể cạnh tranh ngang tầm với những Rolls-Royce của BMW hay Bentley của Volkswagen.
Quy trình sản xuất nghiêm ngặt
Mỗi sản phẩm Maybach ra đời là kết quả của sự kết hợp lý tưởng giữa sự lành nghề và quy trình lắp ráp công nghệ cao tại một nhà máy hiện đại.
Với diện tích 23.000m2 cùng sự phục vụ của khoảng 330 kỹ sư lành nghề có kinh nghiệm và kỹ năng vượt trội. Đội ngũ kỹ sư này sẽ đảm bảo những chiếc sedan sang trọng hoàn hảo ở mọi khía cạnh, đáp ứng tốt nhất mong muốn và yêu cầu từ phía khách hàng.
Để hoàn thiện một sản phẩm Maybach sẽ mất 4 tuần và nếu tính toán tất cả những sự lựa chọn màu sắc và chủng loại thì có đến khoảng 2,2 triệu cách để cho ra đời một chiếc Maybach. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn không phải lo lắng về thiếu sự lựa chọn phù hợp với gu thẩm mỹ cá nhân.
Trước khi giao xe cho khách hàng, chiếc xe sẽ phải trải qua quy trình kiểm tra nghiêm ngặt cuối cùng tại nhà máy Maybach với bài thử nghiệm lái kéo dài vài giờ đồng hồ. Các chuyên gia có kinh nghiệm sẽ xem xét tỉ mỉ từng chi tiết để đảm bảo xe vận hành trơn tru.
Ấn tượng không gian nội thất sang trọng
Với một thương hiệu xe sang hàng đầu thì sức mạnh không phải là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá giá trị và sự xa xỉ, mà các trang thiết bị tiện nghi và an toàn mới là điểm hấp dẫn nhất. Như bất cứ một chiếc xe hơi xa xỉ nào, các trang thiết bị trên Maybach gần như không giới hạn. Nhà sản xuất sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng đối với chiếc xe họ muốn sở hữu, miễn là đủ tiền.
Tuy nhiên, có thể kể ra đây những trang thiết bị tiêu chuẩn của Maybach: cửa kính chống tia tử ngoại, hệ thống định vị toàn cầu điều khiển bằng giọng nói, hệ thống điều hòa nhiệt độ 4 vùng độc lập, hệ thống giải trí với màn hình DVD độc lập cho các hành khách cùng hệ thống âm thanh vòm 21 loa, điều khiển âm thanh bằng giọng nói, ghế bằng chất liệu da thật cao cấp, ghế trước và sau có massage cùng hệ thống sưởi, hệ thống camera, hệ thống liên lạc không dây…
Các phiên bản đặc biệt S, Landaulet cao cấp hơn như khả năng nhớ 18 vị trí ghế ngồi (thay vì 14 như phiên bản tiêu chuẩn), làm mát tại từng vị trí ghế ngồi, tai nghe không dây, cửa sổ trời panorama điều khiển bằng giọng nói, hệ thống giải trí 30 loa…
Như một phòng suite của khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế nhưng lại có khả năng di chuyển với tốc độ cao, đó chính là Maybach. Tất nhiên, muốn ngự trong căn phòng siêu sao đó, số tiền bạn bỏ ra cũng phải xứng đáng. Giá khởi điểm một chiếc Maybach 57 vào năm 2009 đã là 344.000USD. Với Maybach 62, phiên bản 57S, 62S lần lượt có giá là 494.000USD, 381.000USD và 430.000USD.
Phiên bản Maybach Landaulet semi convertible (nửa mui trần) có giá không dưới 470.000USD trong khi phiên bản 57 Zeppelin lên tới 580.000USD và 62 Zeppelin là 677.000USD.
Lời kết
Chính sự kết hợp giữa công nghệ cao cùng quy trình, thiết bị hiện đại cũng như sự lành nghề của các kỹ sư đã cho ra đời những mẫu sedan Maybach sang trọng bậc nhất thế giới. Hơn nữa, với quyết định giữ lại Maybach, chắc chắn trong tương lai không xa, thương hiệu hai chữ M lồng vào nhau sẽ xác lập lại được vị thế cạnh tranh với Bentley và Rolls-Royce.
Theo người nổi tiếng, autonet
Chuyện ly kỳ về chiếc 'chén tám phần' cổ nhất Việt Nam
Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những vật dụng uống trà, uống rượu thông thường khác. Nhưng điều làm nên sự nổi tiếng của "chén tám phần" lại nằm ở công năng kỳ lạ chưa có lời giải suốt bao năm qua.
Không chỉ dừng lại ở một chiếc chén sinh hoạt hằng ngày của người dân phố Hội mà trên hết "chén tám phần" hay chén Khổng Tử còn là móncổ vậtquý giá của dòng họ Lê tại nhà cổ Tấn Ký (ngụ số 101, đường Nguyễn Thái Học, TP.Hội An), là một minh chứng điển hình cho sự uyên thâm và triết lí nhân sinh sâu sắc của người xưa.
Chiếc 'chén tám phần' cổ nhất Việt Nam
Lạ lùng "chén tám phần'
Khi du khách đến thăm nhà cổ Tấn Ký, ngoài lối kiến trúc cổ kính độc đáo được lưu giữ gần như trọn vẹn suốt hơn 200 năm, điều làm nhiều du khách trầm trồ không dứt chính là bộ sưu tập chén bát, đĩa, bình cổ lên tới hàng trăm chiếc được gia đình nhà họ Lê - chủ nhà Tấn Ký trưng bày, giới thiệu.
Giữa hàng trăm món cổ vật giá trị, chiếc chén Khổng Tử nổi bật lên như một món bảo vật quý của dòng họ bao đời. Nước men không quá đặc biệt, "tuổi đời" cũng không hẳn cao hơn những cổ vật khác, sự độc đáo của chiếc chén cổ nằm ở công năng kì lạ chưa ai giải thích được, cũng như những bài học thâm trầm theo thời gian năm tháng của người xưa.
Theo lời bà Tân Xuân, dâu đời thứ 6 của tộc Lê lưu giữ chén quý, món cổ vật quý của gia đình được cụ tổsưu tầmđược từ hơn 200 trước. Trước khi được một chuyên gia về đồ cổ của Nhật giúp xác địnhniên đạivà tìm hiểu lai lịch, chiếc chén nhỏ được gia đình gọi là chén "tám phần" hay chén không đầy. Cái tên đơn giản, nhưng bật lên được sự độc đáo lạ kì ẩn chứa đằng sau vật quý.
Thoạt nhìn, chiếc chén cũng giống như những chiếc chén uống trà, uống rượu thông thường khác, chỉ lạ hơn chút xíu ở bức tượng hình ông tiên nhô lên giữa lòng chén. Ngay dưới chân ông tiên là một lỗ thoát nước nhỏ thông với đáy chén phía ngoài. Đây cũng là nơi cất giấu những mấu chốt của bí mật, là nguồn gốc cho những điều thêu dệt kì bí về những bí mật ẩn giấu đằng sau chiếc chén cổ của người xưa.
Vừa từ từ rót nước vào chén, bà Xuân vừa giải thích: "Chén có tên là chén tám phần bởi nó chỉ chấp nhận 8 phần nước, rót nhiều hơn chút xíu là nó đổ đi ngay".
Khi vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng, rồi thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.
Mực nước lên đến 8 phần chén, ngập khoảng đến cổ ông tiên, bà dừng lại, nước vẫn được giữa trong chén bình thường. Nhưng, khi bà Xuân vừa nghiêng tay châm thêm chút xíu, như có phép lạ, nước trong chén ồ ạt chảy ra ngoài qua cái lỗ nhỏ dưới chân bức tượng. Thoáng chốc, cái chén đã rỗng không.
Giải mã lời dạy thâm sâu của cao nhân
Theo những lời giới thiệu của gia đình họ Lê với du khách xa gần, chiếc chén quý của gia đình có nguồn gốc từ Trung Hoa, do cụ tổ mua được từ những thương nhân bên đó sang buôn bán. Đây là món đồ gắn liền với vị triết gia nổi tiếng Khổng Tử.
Tương truyền, trong một lần đi qua sa mạc, Khổng Tử vừa đói vừa khát tưởng chừng sắp chết. May mắn thay, ông gặp một ông lão và được dẫn tới một ao nước, cho một cái chén để múc nước uống.
Đương lúc khát khô, Khổng Tử xuống múc một chén nước đầy nhưng vừa đưa đến miệng thì nước chảy sạch đi không còn giọt nào. Sau vài lần như thế, ông hiểu ra rằng muốn uống được nước thì chỉ múc lưng chừng. Về sau, Khổng Tử hình thành nên thuyết Trung dung, chủ trương con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa, không thái quá.
Nội dung thuyết này khá khó hiểu với người đời, nên các môn đệ của ông đã làm ra chiếc chén không đầy như trên để người đời dễ hiểu và làm theo.
Bên cạnh chén Khổng Tử, hiện nhà cổ Tấn Ký còn có nhiều đồ cổ khác.
Giữ mình vừa phải, tránh sa vào những suy nghĩ thái quá, cực đoan mà dẫn tới những điều không hay, những hành động không đúng mực... là bài học thâm trầm được người xưa khéo gửi gắm trong chiếc chén cổ. Có ít, vừa phải thì đủ để tận hưởng, nhưng tham lam quá thì lắm khi lại trở về con số 0, như dòng nước trôi tuột đi không cảm xúc.
Theo một chuyên gia Nhật Bản được gia đình họ Lê nhờ xác định niên đại, chiếc chén Khổng Tử có từ 550-600 năm về trước. Như vậy là từng ấy thời gian, những bài học uyên thâm đó lặng lẽ đi cùng năm tháng, trải qua bao luân lạc thăng trầm cùng chiếc chén rồi đến tay và nằm yên vị trong những món đồ gia bảo của một tộc họ lâu đời bên bến sông Hoài.
Cũng theo ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký, nhiều chuyên gia nghiên cứu đồ cổ khi đến đây đều khẳng định, đây là chén Khổng Tử có niên đại cổ nhất Việt Nam hiện nay.
Còn nhiều món đồ quý thất lạc
"Bên cạnh chén Khổng Tử, tại nhà cổ Tấn Ký còn có chiếc tô và bình hoa bằng ngọc. Chiếc tô ngọc mỗi khi rót nước vào thì nước trong tô nổi sóng lăn tăn không dứt, thậm chí có lúc cuộn như sóng biển nhưng rất tiếc món đồ này đã bị thất lạc trong chiến tranh. Với những chiếc bình ngọc, khi cắm vào thì hoa có thể tươi lâu cả mười ngày, nửa tháng như vừa được hái. Một thời gian sau thì cũng bị mất tích và lưu lạc." - Ông Lê Dũng, chủ nhân đời thứ 6 của nhà Tấn Ký còn cho biết thêm.
Theo Tiền phong
Lịch sử Rolls Royce - 100 năm thăng trầm và huyền thoại "con ma màu bạc" Nhắc đến Rolls-Royce là nhắc đến thương hiệu của những siêu xe hạng sang. Rolls-Royce chính là sự khẳng định đẳng cấp và độ xa hoa của người sở hữu. Hãng siêu xe này được ra đời từ một bữa ăn trưa vào tháng 5/1904 giữa một kỹ sư tài năng và một ông chủ giàu có. Trải qua hơn 1 thế kỷ...