Lịch sử Lego – hãng đồ chơi lớn nhất thế giới và 4 vụ cháy làm nên bản lĩnh gã khổng lồ
LEGO Technic đã bắt đầu như thế nào? Chúng tôi đã rất may mắn được nói chuyện với Jan Ryaa, một trong những người sáng lập theme LEGO Technic trong thập niên ‘70 của thế kỷ trước, khi đó ông đã cùng làm việc với một nhà thiết kế khác là Erik Bach.
Vào một lúc nào đó, cả hai người đã không còn coi một viên gạch chỉ đơn giản là một viên gạch và họ đã làm việc chỉ với bộ công cụ của mình cùng với một số ý tưởng hay, và họ đã thay đổi một số thứ.
Khi Tập đoàn LEGO cho ra mắt bộ “kỹ thuật” (“ Technical Set”) đầu tiên vào năm 1977, các chi tiết mới đã được thêm vào để tạo ra các chức năng kỹ thuật giống như thật. Các thanh không có nút, mảnh ghép, bánh răng, trục, các đầu nối và các chi tiết đặc biệt khác, bánh xe và lốp xe trong các bộ Technic đều mới xuất hiện vào năm 1977, và tất cả đều là kết quả của phương pháp xây dựng mô hình của Jan Ryaa và Erik Bach.
Từ những cố gắng ban đầu để tạo ra các mô hình máy móc và các đồ chơi hướng tới cơ khí tới ý tưởng Technic như theme LEGO Technic ngày nay là cả một quá trình dài. Đây là một câu chuyện hấp dẫn, làm nổi bật chuyện làm thế nào mà các khái niệm Technic đã trở thành các ý tưởng được kiểm chứng, các kỹ thuật đã được thử nghiệm, cũng như trẻ em và người lớn đã liên lục bị thử thách với những kỹ thuật lắp ráp mới như thế nào.
Trong những năm đầu của thập niên ‘70 ở thế kỷ trước, Jan Ryaa là một trong những nhà thiết kế đầu tiên của LEGO làm việc với các ý tưởng lắp rắp xe ôtô, sử dụng các viên gạch vuông lớnLEGO Mobil màu vàng, đỏ, và xanh dương với các trục màu trắng và các bánh răng. Các mô hình này đã được trưng bày trong các showroom và không có kế hoạch sản xuất hàng loạt, cũng không dành để bán.
Một lúc nào đó, Jan đã có ý tưởng cắt các viên gạch từ tỷ lệ 44 còn 42. Nhờ việc đó có thể lắp ráp các mô hình nhỏ hơn. Sau đó ông ấy đã gặp Erik Bach – một nhà thiết kế LEGO khác, người cũng đang thử nghiệm một cách khác. Erik muốn lắp ráp những thứ lớn hơn và muốn các mô hình chi tiết và chắc chắn hơn. Sự chắc chắn là một vấn đề lớn khi kích thước của mô hình tăng lên; có thể dễ dàng lắp ráp những ngôi nhà mô hình lớn, nhưng khi lắp ráp các mô hình xe ôtô chúng sẽ nhanh chóng bị cong vì chính trọng lượng của mô hình.
Lúc đầu Jan và Erik đã thử làm các nút lớn hơn trên các viên gạch nhưng cách làm đó không thành công. Sau đó họ đã thử kỹ thuật snap-bearing (gắn các chi tiết nhờ các pin với các mấu nhỏ?) và việc đó đã thành công để bắt đầu một cái gì đó mới mẻ. Chậm rãi và chắc chắc chắn, họ bắt đầu sử dụng các chi tiết mới để lắp ráp các mô hình, và họ bắt đầu lắp ráp các xe ôtô – một thứ luôn phổ biến. Erik và Jan vốn rất quan tâm tới các thiết bị trong trang trại, do đó rất hiển nhiên là họ cũng bắt đầu lắp ráp những chiếc máy kéo.
Theo cách đó, những ngày đầu tiên của Technic thực sự là một hành trình của khám phá. Jan và Erik làm việc cùng với nhau, các ý tưởng được trao đổi qua lại giữa hai người. Jan lắp ráp một chút, Erik lắp ráp thêm một số thứ, cứ như vậy các dự án được cho phép phát triển theo hướng của chúng cho tới khi họ không triển khai thêm được ý tưởng nào nữa. Tại một thời điểm nào đó, những quyết định được dưa ra và mô hình Technic đầu tiên đã được chọn: lắp ráp những mô hình mini, một chiếc ôtô và một chiếc máy kéo, và thêm một chiếc máy bay trực thăng một năm sau đó.
Được định hướng bởi những nỗ lực ban đầu của chính họ, những thách thức lớn nhất trong những nỗ lực của họ để lắp ráp một chiếc xe ôtô (hoặc máy kéo) là tìm ra một cách để lắp ráp các mô hình chi tiết và chắc chắn. Bởi vì họ đã làm việc với các sản phẩm Mobil tại thời điểm đó, bất cứ thứ gì họ đã làm đã được dễ dàng chấp nhận và họ có thể tiếp tục sáng tạo.
Ở những năm còn lại của thập niên ‘70, Jan và Erik đã đi theo những con đường riêng rẽ vì họ thực hiện những công việc khác nhau. Erik tiếp tục phát triển các chi tiết mới còn Jan thì tập trung vào việc xây dựng các mô hình. Một trong những kết quả đầu tiên của bộ phận Technic là mô hình nhỏ go-kart năm 1978.
Theo người thành công, playwellstore
"Robot cảm tử" dọn rác vũ trụ
Có thể nói bãi rác lớn nhất của Trái đất chính là ở bên ngoài không gian.
Mô hình robot cảm tử được các nhà khoa học kỳ vọng sẽ là cỗ máy dọn rác vũ trụ.
Ở quỹ đạo Trái đất thấp - vùng không gian xung quanh cách mặt đất hành tinh của chúng ta khoảng 1.200 dặm (2.000 km), nơi có hơn 3.000 vệ tinh không còn hoạt động và hàng chục triệu mảnh vỡ nhỏ va chạm vào lẫn nhau xung quanh khí quyển.
Mỗi mảnh đang di chuyển ở vận tốc hàng chục nghìn dặm một giờ. Đôi khi, hai mảnh lớn của những thứ gọi là " rác không gian" đâm vào nhau, vỡ thành nhiều mảnh vụn hơn, trong đó mỗi mảnh nhỏ đều có thể gây hư hại nghiêm trọng đến các vệ tinh và tàu vũ trụ.
Đó là một vấn đề thực sự nghiêm trọng. Và mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó, trong đó có liên quan đến việc sử dụng robot.
Trong một sứ mệnh mang tên gọi là ClearSpace-1, ESA sẽ phóng một robot bốn tay thử nghiệm vào vũ trụ để nó ôm lấy một vệ tinh không còn hoạt động bằng những cánh tay cơ khí của nó, ôm chặt vật thể và sẽ tự hủy cùng vật thể kia bằng cách đâm thẳng xuống bầu khí quyển Trái đất.
Tác động của việc loại bỏ một vệ tinh chết khỏi quỹ đạo cũng giống như múc một xô nước ra khỏi hồ Superior vậy. Nhưng các quan chức đứng đằng sau sứ mệnh này nói trong một tuyên bố rằng, họ hy vọng dự án sẽ mở đường cho một công việc mới dọn dẹp các mảnh vỡ không gian mà bầu khí quyển của nhân loại đang rất cần.
"Vấn đề mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết", Luc Piguet, người sáng lập và là CEO của ClearSpace, công ty khởi nghiệp loại bỏ rác Thụy Sĩ hợp tác với ESA trong sứ mệnh cho biết trong tuyên bố.
"Ngày nay, chúng ta có gần 2.000 vệ tinh hoạt động trong không gian và hơn 3.000 vệ tinh chết. Và trong những năm tới, số lượng vệ tinh sẽ tăng theo mật độ lớn, với nhiều chòm sao vệ tinh khổng lồ được tạo thành từ hàng trăm hoặc thậm chí hàng nghìn vệ tinh được lên kế hoạch bay vào quỹ đạo Trái đất thấp".
Nhu cầu về một chiếc "xe kéo" vũ trụ để loại bỏ các vệ tinh không còn hoạt động và nhường chỗ cho những chiếc mới là rất cấp bách, Piguet nói.
Dự kiến sẽ khởi động vào năm 2025, sứ mệnh ClearSpace-1 sẽ thử nghiệm cơ bắp ôm của robot của họ trên một mảnh rác cỡ trung bình mang tên gọi là Vespa, mà Vega của ESA phóng lên độ cao cách Trái đất khoảng 500 dặm (800 km) vào năm 2013.
Mảnh vỡ hình nón này nặng khoảng 220 lbs. (100 kg), khiến nó trở thành mục tiêu tương đối nhẹ và dễ bắt trong nhiệm vụ đầu tay của robot.
Vẫn chưa thể xác định nhiệm vụ này liệu có chứng tỏ được là một cách hiệu quả để dọn rác quỹ đạo của Trái đất hay không.
Trong khi đó, nhiều quốc gia và cơ quan khác đã đề xuất các phương pháp loại bỏ rác khác, bao gồm triển khai các lưới nhỏ và sử dụng tia laser gắn trên vệ tinh để bắn tan các mảnh vụn không gian vào khí quyển.
Thực sự, chúng ta quả là đang sống trong 1 thời gian thú vị đối với việc kinh doanh trong lĩnh vực thu gom rác không gian!
Đức Mạnh
Theo giaoducthoidai.vn
Hổ mang sập bẫy chuột vì mải bắt con mồi Con rắn độc nằm cuộn mình trong chiếc lồng dùng làm bẫy chuột, không nuốt chửng được con mồi và cũng không thể thoát ra. Hổ mang trưởng thành dài 1,2 m mắc kẹt trong một chiếc bẫy chuột ở ngôi đền cổ Bhaskareswara, bang Odisha, miền đông Ấn Độ, hôm 10/12. Con vật đã giết chết chuột nhưng không thể ăn thịt...