Lịch sử kính thiên văn – 400 năm thay đổi tầm nhìn của con người về vũ trụ
Kính thiên văn được coi là một phát minh vĩ đại của thế kỷ 17 khi nó tạo nên một cuộc cách mạng thay đổi nhận thức của nhân loại về trật tự của Hệ Mặt Trời, kích thước và nguồn gốc của Vũ Trụ.
Với lịch sử phát triển hơn 400 năm cùng vô số cải tiến, kính thiên văn đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong kỷ nguyên của những khám phá và tham vọng chinh phục không gian của loài người.
Theo Người Nổi Tiếng
Những hình ảnh vũ trụ của NASA khiến bạn hoàn toàn choáng ngợp
Hình ảnh ấn tượng của NASA về các thiên hà, tinh vân và vô số vật thể khác trong vũ trụ như nhắc nhở về sự nhỏ bé của Trái Đất so với thế giới ngoài kia.
Một ngôi sao khổng lồ phát nổ cách đây 8.000 năm: Những tàn tích của ngôi sao này trong tinh vân Veil đang trải dài trên 110 năm ánh sáng và cách chúng ta 2.100 năm ánh sáng.
Hình ảnh tàu vũ trụ Cygnus của Orbital ATK được Canadarm2 của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ghi lại khi nó chuyển 3.447 kg hàng hóa tiếp tế lên cho ISS.
Tinh vân Calabash là kết quả của một ngôi sao đang chuyển từ sao lùn đỏ sang tinh vân hành tinh, phát ra bụi và khí vào không gian trong một màn trình diễn ấn tượng.
Một trong 16 lần mặt trời mọc mà ISS chứng kiến trong 1 ngày.
Mùa xuân trên sao Hỏa: Những đụn cát ở bán cầu bắc của sao Hỏa được bao phủ bởi tuyết và băng khô cho tới khi ánh nắng mùa xuân chiếu đến, băng tuyết tan ra để lộ những dải cát tối màu như bức ảnh trên.
Một hình ảnh cận cảnh hiếm hoi cho thấy bằng chứng của nước trên sao Hỏa: Những dải hẹp tối màu trên những bức tường ở miệng núi lửa Garni trên sao Hoa là bằng chứng cho thấy nước có thể chảy trên bề mặt hành tinh này vào những tháng mùa hè.
Nili Fossae là một trong những vùng đất nhiều màu sắc nhất trên sao Hỏa nằm ở tây bắc lưu vực Isidis. Đây cùng là nơi mà con người có kế hoạch đặt chân đến trong tương lai.
Hình ảnh cuối cùng của tàu vũ trụ Cassin ở trên bán cầu bắc của sao Thổ trước khi nó "tự sát" và kết thúc sứ mệnh của mình.
Hình ảnh 4 mặt trăng của sao Thổ: Janus, Pandora, Enceladus, Rhea và Mimas.
Dựa trên một sự kiện có thật được phát hiện trong 1 thiên hà nằm cách chúng ta 130 triệu năm ánh sáng, NASA đã công bố 1 hình ảnh đồ họa ấn tượng cho thấy một đám mây các mảnh vụn nóng và đặc đang mở rộng trước khi 2 ngôi sao neutron va vào nhau.
Các nhà thiên văn học trên ISS đã ghi lại được hình ảnh những dải sao chạy và luồng ánh sáng của chúng khi họ quay quanh Trái Đất với vận tốc khoảng 28.000 km/h.
Tinh vân Tarantula có chứa hàng trăm ngôi sao trẻ, trong đó có ngôi sao nặng nhất vũ trụ từng được phát hiện cho tới nay.
Chòm siêu sao Westerlund 1 là nơi có một trong những ngôi sao lớn nhất từng được phát hiện, đó là 1 sao lùn đỏ với bán kính gấp hơn 1.500 lần Mặt Trời của chúng ta.
Kính Thiên văn Hubble đã phát hiện được một ngôi sao xanh khổng lồ tên là Icarus. Đây cũng là ngôi sao xa nhất mà con người quan sát được. Các bức ảnh trên cho thấy ngôi sao này đang trở nên sáng hơn qua thời gian.
NASA đã công bố một bức ảnh đồ họa cho thấy một hố đen được bao quanh là các vật chất chuyển động theo quỹ đạo và một luồng khí nóng chảy vào bên trong nó, gọi là plasma./.
Kiều Anh/VOV.VN
Theo vov.vn/Stars Insider
Phi hành gia 4 lần bay vào vũ trụ xuất hiện tại Sài Gòn Năm 2019 đánh dấu 50 năm con người đặt chân lên mặt trăng, Đại học Bách Khoa TP.HCM đã tổ chức Ngày hội Vũ trụ (Space Day) và buổi giao lưu với Nguyên Tổng Giám đốc NASA ông Charles Bolden, phi hành gia 4 lần bay vào vũ trụ. Theo thanh niên