Lịch sử kính hiển vi – “mắt thần” của giới sinh vật học, cứu thế giới khỏi đại dịch diệt vong

Theo dõi VGT trên

Nếu như kính viễn vọng giúp nhân loại khám phá một thế giới bao la rộng lớn bên ngoài Trái Đất thì ngược lại, kính hiển vi lại cho cả thế giới biết rằng, cùng đồng hành với loài người chúng ta là cả một thế giới tí hon của những vi sinh vật, vi khuẩn, virut

Để có được chiếc kính hiển vi hoàn thiện như ngày hôm nay, rất nhiều nhà khoa học trong lịch sử nhân loại đã không ngừng nghiên cứu, tiếp nối giá trị của người đi trước, cũng cố phát hiện của riêng mình để tạo ra những càng trở nên tinh vi hơn.

Giới khoa học hiện nay không biết chính xác ai đã sáng chế kính hiển vi. Theo nhiều nhà sử học, kính hiển vi đầu tiên do Hans Lippershey chế tạo. Ông sinh ra tại Wesel, Đức, vào năm 1570. Sau này, ông chuyển đến sống và định cư ở Middelburg, Hà Lan – một quốc gia khi đó đang trải qua thời kỳ đổi mới nghệ thuật và khoa học được gọi là Thời đại Hoàng kim của Hà Lan (Dutch Golden Age). Tại Middelburg, Lippershey làm nghề chế tạo kính mắt với khả năng mài thấu kính điêu luyện. Ông cũng tự nghiên cứu để tạo ra ống nhòm và một số kính hiển vi, kính thiên văn sớm nhất. Lippershey được biết đến là người đầu tiên nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho một chiếc kính viễn vọng.

Nhưng một số bằng chứng khác lại cho thấy, hai cha con Hans Janssen và Zacharias Janssen là những người tạo ra kính hiển vi sơ khai. Họ cũng làm nghề chế tạo kính mắt và sống cùng thị trấn với Lippershey ở Hà Lan. Vào những năm 1650, nhà ngoại giao người Hà Lan William Boreel đã viết một bức thư cho bác sĩ của nhà vua Pháp. Trong bức thư của mình, Boreel nói rằng Zacharias Janssen đã kể và mô tả cho ông về một chiếc kính hiển vi mới sáng chế vào đầu thập niên 1590.

Lịch sử kính hiển vi - mắt thần của giới sinh vật học, cứu thế giới khỏi đại dịch diệt vong - Hình 1

Zacharias Janssen, một trong những người đầu tiên chế tạo kính hiển vi. Ảnh: Wikimedia.

Những chiếc kính hiển vi do gia đình nhà Janssen chế tạo là kính hiển vi phức hợp, sử dụng ít nhất hai thấu kính hội tụ. Vật kính (objective len) với tiêu cự rất nhỏ được đặt gần vật thể cần quan sát, tạo ra ảnh thật lớn hơn vật. Hình ảnh này được phóng to hơn nữa bởi một thấu kính thứ hai gọi là thị kính (eyepiece) trước khi đến mắt người quan sát.

Hiện nay, một bảo tàng ở thị trấn Middelburg vẫn đang lưu giữ một trong những chiếc kính hiển vi đầu tiên của Hans Janssen và Zacharias Janssen, có niên đại vào năm 1595.

Phương pháp chế tạo kính hiển vi nhanh chóng lan truyền khắp châu Âu. Năm 1609, Galileo Galilei cải tiến thiết kế kính hiển vi phức hợp để làm tăng độ phóng đại và ông gọi thiết bị của mình là occhiolino, hay “con mắt nhỏ”.

Robert Hooke, nhà khoa học người Anh, cũng sửa đổi thiết kế kính hiển vi để quan sát cấu trúc của bông tuyết, bọ chét, chấy và thực vật. Hooke là người đưa ra thuật ngữ tế bào (cell) bắt nguồn từ tiếng Latinh “cella”, nghĩa là “căn phòng nhỏ”. Bởi vì ông thấy rằng, tế bào khi quan sát dưới kính hiển vi trông khá giống với những căn phòng nhỏ mà các nhà sư sinh sống. Năm 1665, những quan sát của Hooke được nêu chi tiết trong cuốn sách “Micrographia”, giúp công chúng tiếp cận gần hơn với thế giới vi mô.

Những chiếc kính hiển vi phức hợp thời kỳ đầu cung cấp độ phóng đại lớn hơn kính hiển vi thấu kính đơn, nhưng chúng cũng làm biến dạng [méo mó] hình ảnh nhiều hơn. Để khắc phục vấn đề này, Antoine van Leeuwenhoek, nhà khoa học người Hà Lan, đã thiết kế kính hiển vi chỉ với một thấu kính nhưng có độ phóng đại lớn vào thập niên 1670. Điều bất lợi của việc sử dụng một thấu kính là phải đặt dụng cụ rất gần với mắt. Với thiết bị này, ông là người đầu tiên quan sát, mô tả tinh trùng của chó và người. Ông cũng nghiên cứu nấm men, hồng cầu, vi khuẩn từ miệng và động vật nguyên sinh. Kính hiển vi thấu kính đơn của Van Leeuwenhoek có thể phóng to gấp 270 lần so với kích thước thực tế. Nó tiếp tục được sử dụng phổ biến cho đến thập niên 1830.

Đi kèm với sự cải tiến thiết kế kính hiển vi, các nhà khoa học cũng phát triển những phương pháp mới để làm tăng độ tương phản cho mẫu vật, ví dụ sử dụng kỹ thuật nhuộm màu để khiến mẫu vật dễ quan sát hơn. Nhờ áp dụng kỹ thuật này, bác sĩ người Đức Robert Koch đã phát hiện Mycobacterium tuberculosis, trực khuẩn gây ra bệnh lao, vào năm 1882. Sau đó, Koch tiếp tục sử dụng kỹ thuật nhuộm màu để phân lập vi khuẩn gây bệnh tả.

Các loại kính hiển vi hiện đại

Các loại kính hiển vi quang học tốt nhất đã đạt đến giới hạn quan sát vào đầu thế kỷ 20, bởi vì chúng không thể giúp nhìn thấy các vật nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến [ánh sáng nhìn thấy được]. Nhưng vào năm 1931, hai nhà khoa học người Đức là Ernst Ruska và Max Knoll đã vượt qua rào cản lý thuyết này bằng kính hiển vi điện tử.

Ernst Ruska sinh năm 1906, tại Heidelberg, Đức. Ông học ngành điện tử tại Đại học Kỹ thuật ở Munich, sau đó nghiên cứu công nghệ chân không và điện áp cao ở Đại học Công nghệ Berlin. Tại đây, Ruska và cố vấn của ông, tiến sĩ Max Knoll, lần đầu tiên tạo ra một “thấu kính” ảo nhờ từ trường và dòng điện. Đến năm 1933, hai nhà khoa học này chế tạo thành công một chiếc kính hiển vi điện tử có thể vượt qua giới hạn phóng đại của kính hiển vi quang học vào thời điểm đó.

Hiện nay, các phòng thí nghiệm được trang bị nhiều loại kính hiển vi khác nhau, tùy thuộc mục đích sử dụng. Ví dụ như kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi phân cực kính hiển vi phản xạ, kính hiển vi tương phản pha, kính hiển vi đồng tiêu, kính hiển vi tia cực tím. Các nhà khoa học cũng có thể dùng máy tính kết nối với kính hiển vi để chụp và phân tích hình ảnh mà mắt người không nhìn thấy được. Kính hiển vi hiện đại thậm chí có thể ghi lại hình ảnh một nguyên tử duy nhất.

Theo người nổi tiếng, khoahocphattrien

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở "tam giác quỷ" Bermuda

Tàu SS Cotopaxi mất tích bí ẩn năm 1925 khi đang thực hiện chuyến hải hành từ Charleston, Nam Carolina đến Havana. Con tàu này được cho là mất tích ở "tam giác quỷ" Bermuda. Thế nhưng, sự thật vụ mất tích của tàu SS Cotopaxi mới được giải mã.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 1

" Tam giác quỷ" Bermuda là nơi xảy ra nhiều vụ mất tích tàu thuyền, máy bay trong những thập kỷ qua. Tàu SS Cotopaxi là một trong số đó.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 2

Vào năm 1925, tàu SS Cotopaxi có chiều dài 77m thực hiện chuyến hải hành từ thành phố Charleston, bang Nam Carolina đến thành phố Havana, Cuba.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 3

Đây là chuyến hải hành cuối cùng của tàu SS Cotopaxi khi nó không bao giờ đến đích.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 4

Con tàu SS Cotopaxi khi ấy gồm có 32 thành viên thủy thủ đoàn. Trong suốt nhiều thập kỷ, con tàu được cho là mất tích khi đi qua vùng " tam giác quỷ" Bermuda.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 5

Dù giới chức trách tổ chức nhiều cuộc tìm kiếm nhưng trong suốt nhiều năm không phát hiện bất cứ dấu vết nào của con tàu và thủy thủ đoàn.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 6

Mới đây, nhóm thám hiểm được dẫn đầu bởi Michael Barnette - một nhà sinh vật học, khảo cổ học kiêm thợ lặn thuộc Hiệp hội các nhà thám hiểm lòng biển (Asscociation of Underwater Explorers) đã có phát hiện đáng chú ý về vụ mất tích bí ẩn của tàu SS Cotopaxi.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 7

Nhóm của nhà sinh vật học Barnette tìm thấy xác tàu SS Cotopaxi ở ngoài khơi thành phố St. Augustine, bang Florida.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 8

"Tam giác quỷ" Bermuda với 3 đỉnh là Miami (Mỹ), San Juan (Puerto Rico) và đảo Bermuda (Anh). Nơi tìm thấy tàu SS Cotopaxi lệch lên phía Bắc so với vùng biển này.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 9

Điều này có nghĩa tàu SS Cotopaxi không thảm kịch kinh hoàng trong vùng "tam giác quỷ" Bermuda.

Nóng: Tìm thấy xác tàu mất tích ở tam giác quỷ Bermuda - Hình 10

Theo đó, bí ẩn về vụ mất tích của con tàu này được giải mã sau gần 1 thế kỷ.

video: Chìm tàu ở Địa Trung Hải, 146 người mất tích (nguồn: VTC1)

Theo kienthuc.net.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ra mắt 'bánh xe biến hình' giúp xe lăn leo cầu thang
21:23:34 14/11/2024
Phát hiện cấu trúc san hô đơn lẻ khổng lồ ở Thái Bình Dương
19:57:33 14/11/2024

Tin đang nóng

Trạng thái bất ổn của An Tây khi nghe lệnh bắt giữ
20:34:35 14/11/2024
Đấu giá vòng cổ kim cương liên quan hoàng hậu Pháp bị hành hình
20:03:45 14/11/2024
Vụ Chi Dân, An Tây bị bắt: Thiếu trách nhiệm khi là người nổi tiếng
21:51:12 14/11/2024
Bị chỉ trích vì 'ở rể' nhà Hồ Ngọc Hà, Kim Lý lần đầu chia sẻ đầy bất ngờ
23:42:29 14/11/2024
HOT nhất Weibo: "Tóm sống" nam diễn viên đình đám 2 lần lén lút đến nhà nữ thần Tân Cương đẹp nhất nhì showbiz hẹn hò
19:42:25 14/11/2024
Chi Dân, An Tây, Trúc Phương là những 'mắt xích' cuối trong đường dây ma túy
20:21:26 14/11/2024
Hoa hậu Andrea Rubio lên tiếng về chiến thắng của Huỳnh Thị Thanh Thủy tại Miss International
21:54:19 14/11/2024
Mới ở cữ được 2 tháng, tôi tá hỏa khi nhận được tin 'sét đánh' của chồng từ đứa bạn thân
19:30:27 14/11/2024

Tin mới nhất

Hà mã lùn nổi như cồn sau màn dự đoán chuẩn ông Trump thành Tổng thống Mỹ

06:40:56 07/11/2024
Con hà mã lùn Moo Deng của vườn thú ở Thái Lan nổi danh sau màn dự đoán xuất thần. Trước đó vào ngày 4/11, con vật dự đoán ông Donald Trump tái đắc cử, trở thành Tổng thống Mỹ thứ 47.

Bước tiến mới trong tham vọng trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng

21:22:27 06/11/2024
Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Các nhà khoa học ở Ba Lan đưa 'ma cà rồng' trở về từ cõi chết

07:40:07 04/11/2024
Người xưa làm mọi việc có thể để ngăn ma cà rồng Zosia trở về từ cõi chết. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học ở Ba Lan lại nỗ lực hết sức để đưa người phụ nữ này quay lại.

Nhà ổ chuột rách như tổ đỉa ở Thái Lan đắt khách, hết phòng tới năm 2026

14:39:01 02/11/2024
Dù có vẻ ngoài tồi tàn đến mức như rách nát và tiện nghi hạn chế, nhưng căn nhà ổ chuột nằm ở trung tâm thủ đô Bangkok (Thái Lan) đang trở thành điểm đến thu hút đặc biệt với khách du lịch.

Khoa học giải thích vì sao chúng ta nhìn thấy ma

12:48:23 30/10/2024
Khoa học hiện tại chưa thể chứng minh được sự tồn tại của ma quỷ, nhưng các yếu tố về tinh thần và môi trường thì có thể.

Lần đầu phát hiện hệ ba hố đen

21:42:11 25/10/2024
Các nhà vật lý học lần đầu tiên phát hiện một hệ ba hố đen, và sự tồn tại của chúng thách thức giả thuyết về sự hình thành hố đen đã được biết đến lâu nay.

4 tiểu hành tinh lướt qua trái đất ngày 25.10, gồm 'sát thủ đô thị'

21:35:31 25/10/2024
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo một số tiểu hành tinh sẽ lướt qua trái đất hôm 25.10, trong số 4 tiểu hành tinh xâm nhập quỹ đạo địa cầu trong chưa đầy 12 giờ.

Khám phá mới về quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất 3 tỷ năm trước

16:05:00 25/10/2024
Theo một nhóm nghiên cứu ở Trường đại học Harvard, Mỹ, tác động to lớn của vụ va chạm này đã tạo ra các chất dinh dưỡng giúp tăng cường một số vi khuẩn có lợi cho sự phát triển sự sống trên hành tinh này.

Khoa học tìm ra cách giúp gà nở ra mà không cần vỏ trứng

07:46:23 22/10/2024
Câu hỏi gà có trước hay quả trứng có trước có lẽ chẳng còn quan trọng nữa, vì các nhà khoa học đã tìm ra cách ấp nở thành công trứng gà mà không cần tới vỏ trứng.

Khách sạn 5 sao dưới đáy biển: Ngủ 1 đêm tốn 4 tỷ đồng, xa xỉ nhất thế giới

22:27:06 21/10/2024
Nằm trên chiếc giường êm ái, ngắm những đàn cá bơi lội tung tăng qua lớp kính trong suốt được cho là một trong những trải nghiệm xa xỉ bậc nhất thế giới tại khách sạn tàu ngầm Lover s Deep.

Lần đầu tiết lộ một phần bản đồ vũ trụ chụp từ kính Euclid

14:29:38 20/10/2024
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) ngày 15.10 công bố phần đầu tiên của bản đồ vũ trụ được chụp từ kính viễn vọng Euclid, quan sát được hàng triệu ngôi sao và thiên hà.

Sắp có công bố khám phá về nền văn minh ngoài trái đất?

10:25:01 19/10/2024
Nhà làm phim người Anh nhận định BLC-1 được xem là đối tượng đáng hứa hẹn nhất vì có vẻ như xuất phát từ một nguồn đơn lẻ.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa

Sức khỏe

05:19:00 15/11/2024
Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và chức năng vận động về sau. Nếu không chăm sóc khớp đúng cách, chính chúng ta có thể vô tình đẩy nhanh tiến trình thoái hóa khớp gối.

Liệu Ukraine có thể phát triển vũ khí hạt nhân?

Thế giới

05:09:19 15/11/2024
Các chuyên gia cho biết Ukraine có khả năng sản xuất ít nhất một vũ khí hạt nhân thô sơ trong vòng vài năm, mặc dù điều này đòi hỏi sự đầu tư đáng kể và nhiều thách thức.

Hồng Đăng ngọt ngào với vợ, Quốc Trường bị trêu là 'ông hoàng tiệc cưới'

Sao việt

23:37:33 14/11/2024
Diễn viên Hồng Đăng gửi lời ngọt ngào đến bà xã, Quốc Trường bị trêu là Ông hoàng tiệc cưới vì tham dự nhiều đám cưới.

Song Luân phản ứng bất ngờ vì bị nói có vai công tử Bạc Liêu 'nhờ quan hệ'

Hậu trường phim

23:34:38 14/11/2024
Diễn viên Song Luân bất ngờ khi nghe thông tin anh nhận vai công tử Bạc Liêu trong bộ phim cùng tên nhờ quan hệ quen biết với nhà sản xuất.

Độc Đạo những tập cuối: Long bị Phùng sát hại, Hồng quay lưng với cả gia đình?

Phim việt

23:17:32 14/11/2024
Chỉ còn ít tập nữa, Độc đạo sẽ chính thức khép lại nhưng diễn biến phim vẫn căng như dây đàn và khiến khán giả khó đoán được đoạn kết.

Màn ảnh Hoa ngữ có 1 cô dâu đẹp kinh diễm, diễn xuất bùng nổ giúp phim leo top 1 rating

Phim châu á

23:13:42 14/11/2024
Nhận được sự quan tâm lớn, nhan sắc của Chu Khiết Quỳnh một lần nữa trở thành hot topic. Cô sở hữu nét ngài khả ái, sắc sảo đậm chất Á Đông cùng khuôn miệng chúm chím và đôi mắt xếch nhẹ đầy cuốn hút.

Tang lễ Song Jae Rim: "Nàng cháo" nhắn nhủ gây xót xa, Kim Soo Hyun - So Ji Sub và dàn sao gửi hoa tiễn biệt

Sao châu á

23:00:00 14/11/2024
Vào 12h trưa ngày 14/11, gia đình cùng những người thân thiết đã làm lễ truy điệu, tiễn biệt tài tử 39 tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng.

Chi tiết 'phi lý' nhưng 'Võ sĩ giác đấu 2' vẫn nhận 'mưa' lời khen

Phim âu mỹ

22:56:24 14/11/2024
Trước khi công chiếu trên toàn thế giới, phim Võ sĩ giác đấu 2 (Gladiator II) của đạo diễn gạo cội Ridley Scott nhận mưa lời khen từ các bài phê bình phim.

Thủ môn Nhật Bản thành hiện tượng ở Italy

Sao thể thao

22:53:50 14/11/2024
Tại Serie A mùa 2024/25, Zion Suzuki nổi lên như một trong những ngôi sao gây bất ngờ lớn nhất. Anh tỏa sáng ở chính đội bóng cũ của huyền thoại Gianluigi Buffon.

Nghệ sĩ cải lương kể chuyện hát lót, bị ép cát sê khiến Hồng Vân xót xa

Tv show

22:52:24 14/11/2024
Kể câu chuyện về hành trình vươn lên của một nghệ sĩ trẻ dù đối diện với nhiều thử thách, Thy Nhung khiến NSND Hồng Vân thấy nghẹn ngào.

Ca sĩ lừa doanh nhân "chạy án" chiếm đoạt 7 tỉ đồng

Pháp luật

22:36:14 14/11/2024
Mãi đến năm 2020, khi tham gia cuộc thi dành cho các doanh nhân đam mê nghệ thuật mang tên Tình khúc giọng ca vàng 2020 , Kháng kết hợp cùng ca sĩ Kim Thoa thể hiện ca khúc Nói với người tình và giành giải Quán quân.