Lịch sự hỏi lương nhưng bị nhà tuyển dụng đáp gay gắt, nữ sinh gây nên tranh cãi: Hỏi lương sau vài câu nhắn tin liệu có tế nhị?
Theo bạn, nên hỏi mức lương thế nào thì mới phù hợp?
Thời sinh viên, một trong những công việc làm thêm mà sinh viên nào cũng thường xuyên làm là phục vụ cho các cà phê, cửa hàng ăn uống… với mức lương từ 15-25 nghìn/giờ. Công việc xoay quanh việc bưng bê, dọn dẹp, bán hàng, trao đổi với khách với mức thu nhập từ 3-7 triệu/tháng.
Rất nhiều bạn trẻ chọn công việc này bởi không yêu cầu kinh nghiệm, thời gian làm việc linh hoạt, đồng thời cũng tăng được kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, không phải bạn trẻ nào cũng dễ dàng xin được việc trong các quán hàng, bởi đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều vào cách trả lời tin nhắn với chủ shop.
Mới đây, một nữ sinh đã chia sẻ đoạn chat tin nhắn khi đi xin việc partime ở một quán cà phê. Đoạn tin nhắn đã nhận về hơn 6.0000 lượt like cùng hàng nghìn bình luận về cách nói chuyện giữa 2 nhân vật này.
(Ảnh: Phuong Photograph)
Cụ thể, sau khi chủ quán hẹn 2 giờ chiều đến phỏng vấn thì nữ sinh này đã hỏi trực tiếp mức lương bao nhiêu. Chủ quán thấy vậy đã liền “quạu” và cho rằng cô bạn này đi làm vì tiền, chứ không phải vì công việc nên đã đáp thẳng thừng “ Em cần công việc thì tới quán gặp chị phỏng vấn xem có oke không”, “em đang hỏi chị lương, chị nghĩ em cần mức lương hơn công việc”…
Bên dưới bài viết, rất nhiều người đã bày tỏ sự bất bình với hành động gay gắt của chủ quán. Phần lớn cho rằng, công việc phục vụ hầu hết là việc mà các bạn sinh viên làm để kiếm thêm thu nhập chứ không phải tính làm lâu dài nên việc cô nữ sinh này hỏi mức lương là hoàn toàn bình thường.
Video đang HOT
“ Vậy ý chị chủ là đi xin việc vì đam mê thôi chứ lương lậu không quan trọng. Mình thấy cái tinh thần làm việc khi đi phục vụ nhà hàng thế này hầu hết là điêu hết. Ngày xưa mình làm, chị chủ còn nói thẳng, nếu em không đi làm vì tiền thì mời em đi chỗ khác. Vì nếu ở đây không có động lực làm việc thì sẽ làm không cẩn thận“, bạn Q.T góp ý.
“Những lần xin việc mình rút ra kinh nghiệm, nhất định phải thương lượng từ đầu kẻo lúc vào làm bị bóc lột thì không biết kêu ai. Nếu đi làm mà vì đam mê thì các bạn sinh viên đã đi làm cho công ty để kiếm kinh nghiệm chứ không đi phục vụ làm gì“, bạn L.B bình luận.
“ Nói thật, bạn trẻ nào cũng cần lương phù hợp với công sức mình bỏ ra. Lương bên chị 20.000 đồng/giờ nhưng ít việc hơn vẫn có thể xem xét. Mong là các chủ quán biết được tính chất công việc mà bớt làm khó sinh viên đi”, bạn N.D chia sẻ.
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến cho rằng nữ sinh này hỏi lương không phù hợp khi đã deal lương quá sớm, khi 2 bên chỉ mới nhắn tin được 1-2 câu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý tuyển dụng và cho rằng ứng viên không được nhiệt tình với công việc.
Còn bạn, bạn thấy sao về trường hợp tuyển dụng này?
Màn tư vấn đi vào lòng đất của chủ shop: Báo giá "79", bị khách phũ lại thì chửi thẳng mặt khiến toàn cõi mạng dậy sóng
Cách trả lời trả treo như chủ shop này thì khách hàng có xách váy mà chạy thôi!
Xưa nay, những người bán hàng hay làm dịch vụ vẫn bảo nhau rằng: Khách hàng là thượng đế. Nghĩa là, trong bất cứ trường hợp nào, dù cho khách dở dở ương ương nhưng vẫn phải bấm bụng mà chiều theo.
Tuy nhiên, tôn chỉ này không phải dành cho tất cả những người bán hàng. Chẳng thiếu những chủ shop ăn nói trả treo, thái độ bề trên, hách dịch với khách. Thế nhưng khi bị khách độp lại thì tốc váy lên mắng chửi. Như trường hợp dưới đây là một ví dụ!
Tài khoản Facebook có tên D.T chia sẻ lên một group cộng đồng tình huống mình vừa gặp phải. Inbox tính mua kẹo và muối nhưng cuối cùng lại không thành vì anh chàng gặp phải chủ shop đanh đá.
Bài bóc phốt chủ shop thái độ của anh chàng D.T thu hút hàng nghìn lượt tương tác. (Ảnh chụp màn hình)
Đầu đuôi là thế này, chủ thớt nhắn tin cho người bán có tên T.A hỏi có còn kẹo không, tiện đó hỏi luôn giá muối. Nhưng chủ shop trả lời đúng kiểu cộc lốc, bố đời: "Socola còn", "muối mai về", "mai về", "79".
Để cho ai chưa load kịp thì "79" chính là giá của muối mà chủ shop trả lời khách của mình. Bực bội vì thái độ, anh chàng D.T kia cũng dùng chính cách của chủ shop để độp lại: "GIÁ?", và thế là cô nàng phát điên.
Đoạn tin nhắn giữa chủ shop và khách hàng nhìn mà muốn... trầm cảm!
Cũng từ đây, chủ shop và khách nảy ra một cuộc khẩu chiến nho nhỏ. Cô chủ T.A không giữ được bình tĩnh mà bao nhiêu từ bậy từ tục cứ văng liên hồi. Rồi chủ shop còn đuổi khách "cút". Thế vẫn chưa hả dạ, cô nàng còn gọi điện để chửi khách thêm một bài nữa!
Vừa mới hỏi chủ shop được câu mà đã gặp ngay thái độ đuổi khách rõ rành rành như thế thì người mua nào chẳng bực. Chính vì thế, bài đăng của chàng trai D.T nhanh chóng nhận được nhiều sự đồng cảm. Hàng ngàn người đã vào tương tác, trong đó có rất nhiều ý kiến chê bai thái độ của chủ shop. Thậm chí, có cư dân mạng quá khích còn nhắn tin cho chủ shop kia để mắng cho một bài.
(Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến trái chiều cho rằng khách mua cũng không mấy lịch sự. Hoặc chủ shop trả lời cộc lốc thế có thể do quá bận, rep mỏi tay nên có thể thông cảm.
Nhưng những lời bênh vực yếu ớt này cũng bị dân mạng phản bác: Thử đặt địa vị mình là người đi mua mà bị chủ thái độ như vậy xem còn hứng mua không?
Và tới giờ, bài đăng này vẫn đang thu hút nhiều người quan tâm.
Sinh viên năm nhất khóc ròng vì lần đầu đi làm thêm đã bị nhân viên cũ bắt nạt, dân mạng an ủi: Chuyện thường ngày ở huyện em ơi! Phải chăng văn hóa "ma cũ bắt nạt ma mới" luôn tồn tại trong các môi trường làm việc? Để trang trải cho việc học, nhiều sinh viên ngoại tỉnh vào các thành phố lớn thường tìm kiếm các công việc làm thêm. Mức lương từ các công việc này sẽ giúp các bạn có thêm chi phí sinh hoạt, có tiền đóng...