Lịch sử giao thông đường bộ
Luật giao thông, biển số xe, bằng lái, đèn giao thông hay những khái niệm khác liên quan đến ngành giao thông đường bộ đã trở nên quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ lịch sử hình thành và phát triển của chúng.
Đối với những người sống trong thế kỷ 19, thuật ngữ “giao thông” không bao giờ đi kèm với nhựa đường, xe hơi, đèn giao thông, tín hiệu giao thông, bảng tên đường hay cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu bùng nổ, đường sắt cũng như những cánh đồng bắt đầu ngập tràn các phương tiện chạy bằng động cơ (hay còn gọi là đầu máy đường bộ). Để di chuyển từ nơi này sang nơi khác, các đầu máy phải chạy xuyên qua những khu vực thành thị, đông dân cư. Mặc dù chậm và ồn ào, chúng vẫn là mối đe dọa lớn cho những người đứng xem hoặc ngựa trên đường.
Đầu thế kỷ 19 vẫn chưa tồn tại những khái niệm như nhựa đường, xe hơi, đèn giao thông, tín hiệu giao thông, bảng tên đường hay cảnh sát giao thông.
Lo ngại về viễn cảnh người dân bị nghiền nát cũng như đêm đêm phải nghe tiếng thở hổn hển, Quốc hội Anh đã áp dụng Dự luật giao thông dành cho đầu máy vào năm 1861.
So với ngày nay, các điều khoản của dự luật có vẻ hài hước và mất dần ý nghĩa theo thời gian. Tuy nhiên, một số điều khoản đã góp phần hình thành nền tảng cho bộ luật giao thông hiện tại. Theo đó, trọng lượng tối đa của một chiếc xe là 12 tấn và giới hạn tốc độ ở con số 16 km/h. Có vẻ như những người làm luật không biết rõ vận tốc thực của một chiếc xe khi chạy trên đường.
Năm 1865, dự luật được sửa đổi và thay tên thành Dự luật đầu máy (hay Dự luật cờ đỏ). Dự luật yêu cầu một chiếc xe gắn động cơ bất kể mục đích phải có một người cầm cờ đỏ dẫn đường khi tham gia giao thông (người Anh sử dụng thuật ngữ “highway” cho mọi loại đường, bao gồm cả phố và vỉa hè công cộng).
Giới hạn tốc độ giảm xuống còn 6 km/h tại khu vực ngoại thành và 3 km/h trong thành phố. Tuy nhiên, điều khoản bổ sung quan trọng nhất chính là yêu cầu phải có ít nhất 3 người vận hành một chiếc xe: một tài xế, một người đốt lò và một người cầm cờ đỏ lẫn xách đèn.
Người cầm cờ có hai nhiệm vụ: giảm tốc độ xe khi buộc phải lái ở vận tốc đi bộ và cảnh báo người đi bộ cũng như người cưỡi ngựa về sự hiện diện của họ.
Video đang HOT
Theo điều khoản bổ sung của Dự luật cờ đỏ, phải có ít nhất 3 người vận hành một chiếc xe, bao gồm: một tài xế, một người đốt lò và một người cầm cờ đỏ lẫn xách đèn.
Đến năm 1896, Dự luật giao thông đầu máy sửa đổi (hoặc Dự luật giải phóng) đã chấm dứt yêu cầu về đội lái gồm 3 người, tăng giới hạn tốc độ lên 22 km/h và quan trọng hơn là thiết lập danh sách các loại đầu máy hạng nhẹ với trọng lượng dưới 3 tấn như hiện nay.
Để tôn vinh dự luật, ông Harry Lawson đã khởi công xây dựng tuyến đường từ London đến Brighton Run dài nhất thế giới.
Khi số lượng xe hơi lưu thông trên đường tăng lên cũng là lúc các nhà lãnh đạo cần phải theo dõi chúng và những chủ sở hữu. Quốc gia đầu tiên sử dụng biển số xe là Pháp vào năm 1893. Tuy nhiên, nước đi đầu trong việc thiết lập một hệ thống biển số quốc gia hoàn chỉnh lại là Hà Lan.
Bằng lái xe đầu tiên
Cho đến tận thập niên 1900, mới chỉ có một vài bộ luật qui định về giới hạn và yêu cầu dành cho bản thân những chiếc xe. Năm 1904 là thời điểm chứng kiến một loạt những thay đổi đáng kể.
Tại Anh, thói quen sử dụng biển số xe như đã nói ở trên trở thành luật vào năm 1904 khi Dự luật ô tô xe máy bắt đầu có hiệu lực.
Lần đầu tiên, thuật ngữ lái xe bất cần được ra đời, song hành cùng hình phạt dành cho những người có tội. Nếu không treo biển số xe, tài xế sẽ bị khép vào tội chống đối.
Thật may mắn, cuối cùng thì bằng lái xe cũng xuất hiện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó vẫn chưa tổ chức những cuộc thi sát hạch lái xe nên chỉ cần trả 5 xu và điền vào mẫu là bạn có thể sở hữu bằng lái của mình.
Hệ thống đèn giao thông đầu tiên
Người Anh giới thiệu loại đèn giao thông đầu tiên trước khi bắt buộc tài xế phải có bằng lái. Bảng tên đường bắt đầu xuất hiện tại thành phố Ur (thuộc Iraq) vào khoảng 4.000 năm trước Công nguyên trong khi phải đến cuối những năm 1800 đèn giao thông mới ra đời.
Loại đèn giao thông đầu tiên trên thế giới được lắp đặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh có hai màu (đỏ và xanh).
Loại đèn giao thông đầu tiên trên thế giới được lắp đặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh có hai màu (đỏ và xanh). Nó không vận hành bằng điện mà dùng khí và phải bật bằng tay. Theo các bản báo cáo, chỉ sau một tháng sử dụng, loại đèn giao thông này phát nổ, do đó nó không bao giờ được tái thiết kế.
Tuy nhiên, ý tưởng về hệ thống đèn giao thông lại rất hữu ích. Đến năm 1912, ông Lester Wire tại Mỹ vốn được coi là nhà phát minh ra đèn giao thông đỏ-xanh chạy bằng điện đã hồi sinh ý tưởng đó. Đèn giao thông đầu tiên được lắp đặt vào năm 1914 tại góc phố East 105th và đại lộ Euclid thuộc thành phố Cleveland, bang Ohio. Loại đèn ba màu ra đời như một bước tiến hóa tự nhiên vào năm 1920 dưới bàn tay của William Potts.
Hệ thống đèn giao thông nối nhau xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Salt Lake năm 1917 khi giao thông tại 6 ngã tư được điều khiển bằng một công tắc. Năm 1920 chứng kiến sự nổi lên của đèn giao thông tự động tại thành phố Houston. 5 năm sau, Anh vốn là quốc gia khởi nguồn mới bắt đầu lắp đặt hệ thống đèn giao thông tại thành phố Wolverhampton.
Hệ thống tín hiệu giao thông đầu tiên
Như đã nói ở trên, tín hiệu giao thông theo nghĩa chung chung đã có mặt hàng thiên niên kỷ nay. Ban đầu, chúng xuất hiện dưới dạng cột đá dựng đứng hoặc tảng đá bên đường có đánh dấu các khoảng cách khác nhau dẫn tới những trung tâm thành phố quan trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chúng chỉ thông báo chứ không có tác dụng chỉ hướng cho người tham gia giao thông.
Biển báo “đường xóc phía trước” tại Mỹ.
Hệ thống tín hiệu giao thông hiện đại đầu tiên được phát minh năm 1895 bởi Câu lạc bộ Du lịch Italia nhưng ít ai biết những qui ước của nó. Phải đến năm 1909, chín quốc gia châu Âu mới đồng ý sử dụng các tín hiệu giống nhau để ám chỉ những thuộc tính đường như “xóc”, “vòng cung” hoặc “giao nhau”. Ngày nay, người ta vẫn đang tiếp tục cố gắng tạo ra một hệ thống tín hiệu hoàn chỉnh và đồng nhất mặc dù hệ thống hiện đại được dùng từ năm 1950.
Tại Mỹ, hệ thống quốc tế bắt đầu đi vào sử dụng từ những năm 1960. Kể từ đó, nước Mỹ sử dụng hệ thống tín hiệu riêng của mình.
Lề đường trái/phải
Bạn đã bao giờ băn khoăn tại sao phần lớn các quốc gia đều lái xe bên lề phải trong khi nước Anh lại đi theo lề trái chưa? Có phải nước Anh đã làm sai không?
Trên thực tế, phần lớn thế giới đều đang đi sai lề ít nhất là về mặt lịch sử. Một số tài liệu khảo cổ học tại Anh đã ám chỉ rằng người Roman đi theo lề đường bên trái. Vậy, lý do là gì?
Theo sử gia Northcote Parkinson, nguyên nhân chính là sinh lý học con người. Hầu hết mọi người đều thuận tay phải nên sẽ dễ dàng hơn khi leo lên lưng ngựa từ bên trái. Làm như vậy, con người có thể chống lại những kẻ tấn công cũng như bắt tay với bạn dễ hơn. Theo các sử gia khác, mọi người đều đi bên lề trái cho đến thập niên 1700. Năm 1756, luật hạn chế sử dụng đường bằng văn bản đầu tiên đã ghi rõ giao thông trên cầu London phải đi theo bên lề trái.
Thế giới bắt đầu đổi sang lề phải vào đầu thập kỷ 1800 khi những người đánh xe chở hàng hóa cảm thấy sử dụng lề đường bên phải để tránh các phương tiện khác dễ hơn (do thường ngồi trên con ngựa cuối cùng bên trái nên họ có thể ước tính khoảng cách chính xác hơn nếu có chiếc xe khác đang đến gần).
Ngày nay, ngoài những nước thuộc đế chế Anh, toàn bộ các quốc gia còn lại đều đi bên lề phải.
An Huy